Hôm nay,  

Nhân Quyền Thế Giới

17/09/200900:00:00(Xem: 3987)

Nhân Quyền Thế Giới

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Đầu tuần này Mỹ lần đầu tiên tham dự Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ở Geneva, sau một lần vắng mặt và đã có lần chỉ trích nặng nề cơ quan này. Hồi tháng 6 vừa qua, Mỹ đã được chính thức bầu lại vào Hội đồng hiện gồm có 47 hội viên. Giới chức cao cấp nhất của Mỹ đến tham dự là ông Esther Brimmer, Phụ tá Ngoại trưởng về các Tổ chức quốc tế, điều này có nghĩa là dưới chính quyền Obama, Mỹ đã trở lại cuộc tranh đấu cho nhân quyền trên khắp thế giới.
Năm 1948, sau khi bản Tuyên ngôn Nhân quyền được LHQ công bố, một cơ quan gọi là Ủy hội Nhân quyền đã được thành lập, nhưng đây là một tổ chức chỉ được ủy nhiệm theo dõi tình hình Nhân quyền trên thế giới để báo cáo. Chính vì thế khả năng của nó có giới hạn, không có quyền lực gì. Năm 2006, Ủy hội này được thay thế bằng một Hội đồng, có nhiều quyền hạn hơn. Nó cũng ngang với một thứ Hội đồng khác của LHQ là Hội đồng Bảo An. Nhưng năm 2008, dưới quyền TT George W. Bush, Mỹ đã bỏ họp, vì Hội đồng tố cáo Israel và bỏ qua các vụ vi phạm nhân quyền ở những nơi khác, chẳng hạn các vụ vi phạm nhân quyền ở Cuba, Ai Cập và Pakistan. Trong thời gian 3 năm qua Hội đồng đã họp khẩn cấp 5 lần vì những vi phạm của Israel và ra tuyên bố lên án Israel đã hành hạ dân Palestine. Nên nhớ Israel là địa bàn của Mỹ để ổn định tình hình đầy biến động ở Trung Đông. Ngoài ra Hội đồng cũng có 4 lần họp khác vì tình hình đặc biệt về vi phạm nhân quyền ở Miến Điện, Dafur (Sudan), Tích Lan và Congo. Hội đồng Nhân quyền hiện nay do các nước Á châu và Phi châu nắm đa số, đã có lần ngăn chặn sự chỉ trích đối với các đồng minh của họ như Zimbabwe, Sudan và Tích Lan.
Vậy tại sao chính phủ Obama trở lại Hội đồng Nhân quyền và sự tham gia của Mỹ lần này có mức độ nông sâu như thế nào" Sự thật việc ông Brimmer tham dự chỉ là tạm thời vì trước đây ông đã từng làm Đại sứ Mỹ, đại diện thường trực tại Ủy Hội Nhân quyền cũ. Bây giờ cử ai là việc còn tùy ở Ngoại trưởng Hillary Clinton và ông Michael Posner, đã được Obama bổ nhiệm làm Giám đốc Văn Phòng Nhân quyền của bộ Ngoại giao nếu ông được Thượng viện chấp nhận trong những tuần lễ sắp tới. Chỉ có điều chắc chắn là vị Đại diện thường trực của Mỹ tại Hội đồng Nhân quyền sẽ không phải là một nhà triệu phú mà là một nhân vật chuyên về nhân quyền trên thế giới. Việc Mỹ trở lại Hội đồng Nhân quyền có mục đích gì" Sự thật Mỹ không thể nào thay đổi sự cấu trúc của tổ chức này hiện do nhiều nước Á-Phi chiếm đa số. May ra Mỹ chỉ có thể dựa trên đa số đó để có tiếng nói rõ rệt và có những quyết nghị dứt khoát trừng phạt những nước nào vi phạm nhân quyền, bất cứ nước đó là nước nào.
Nhưng hãy trở lại câu hỏi Hội đồng Nhân quyền với 47 hội viên sẽ có hiệu năng như thế nào" Người ta đã nói đến một Hội đồng khác rất quan trọng của LHQ là Hội đồng Bảo an. Bởi vậy tôi muốn có một câu hỏi thêm: Cho đến nay Hội đồng Bảo an đã có hiệu năng như thế nào" Từ khi LHQ được thành hình sau Thế Chiến II, người ta đã thấy Hội Đồng Bảo an có 5 nước thường trực có quyền phủ quyết (veto) là Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc. Đó là 5 đại cường trên thế giới cầm vận mệnh cho sự sống còn của tổ chức LHQ. Cho đến nay thế giới chỉ thấy những sự nản lòng bởi vì rất ít khi năm anh to đầu đó đồng ý với nhau về mọi chuyện trên thế giới.


Lý do là mỗi đại cường nắm đầu thiên hạ như vậy lại có những quyền lợi riêng tư để bênh vực, chứ không phải vì quyền lợi cho cả thế giới. Những quyền lợi đó là quyền lợi về chiến lược cũng như về kinh tế. Chẳng hạn về mặt chiến lược, Mỹ không thể chấp nhận một sự trường phạt Israel vì nước này là đồng minh chủ chốt của Mỹ ở Trung Đông trong cuộc chiến chống khủng bố. Mỹ cũng cần ngăn chặn sự lấn áp của Iran đối với các nước Á rập và cũng như không thể chấp nhận mọi sự trừng phạt đối với Pakistan hiện là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống bọn Taliban ở Afghanistan. Về mặt kinh tế tình thế còn phức tạp hơn nhiều. Khi một đại cường có quan hệ thương mại chặt chẽ với một nước nhỏ, hiển nhiên đại cường đó phải bênh vực nước nhỏ để khỏi bị mất miếng mồi ngon. Nhưng một đại cường có quan hệ kinh tế và thương mại với một đại cường khác, nhiều dân tộc nước nhỏ vẫn phải chịu thiệt thòi. Chẳng hạn dân tộc Việt Nam hiện nay sống dưới ách thống trị của một chế độ độc tài độc đảng, nhân quyền bị chà đạp, tự do bị vùi dập, liệu một Hội đồng Bảo an hay Hội đồng Nhân quyền LHQ có giúp ích gì cho họ được không"
Từ 10 năm qua, tôi vẫn nghĩ Liên Hiệp Quốc là một ông già vô dụng không còn hiệu năng nào nữa. LHQ được thành lập năm 1945, năm nay mới có 64 tuổi, lẽ nào đã hết hiệu năng" Sự thật LHQ chỉ là một tổ chức, có cơ cấu như một bộ máy chớ không phải là người. Một tổ chức cần phải tiến mau tiến mạnh cho kịp với sự phát triển rất mau lẹ của bộ óc con người. Đó là sự phát triển của trí tuệ của tư duy, dễ thấy nhất là những tiến bộ về khoa học kỹ thuật tạo ra những máy móc, những tiện nghi của cuộc sống mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Và lạ lùng thay chính những tiến bộ đó lại thúc đẩy thêm cho sự mở mang trí tuệ của con người gia tăng đến độ dù không phải là cấp số nhân cũng là cấp số cộng.
Tại sao nhanh như vậy" Đó là vì một ngành gọi là truyền thông đại chúng, tức là ngành trao đổi tin tức giữa con người và con người. Có trao đổi thông tin, con người mới học hỏi thêm được những gì thật mới, những kinh nghiệm của người khác. Dù muốn dù không, khi đã sống trong xã hội hiện đại, trí tuệ con người bắt buộc phải học để tiến lên chớ không thể đứng ỳ một chỗ... như một ông già dậm chân tại chỗ. Một thí dụ dễ thấy là hãy nhìn lại các liên mạng toàn cầu đã tiến như thế nào năm 2009 so với năm 1999, nghĩa là chỉ có 10 năm. Còn so với năm 1945 khi LHQ mới thành hình lúc đó chưa có TV, nói chi đến những cell phone hay những cứ điểm lưới đầy rẫy trên tầng không gian Internet hiện nay.
LHQ đã quá già rồi. Bản Hiến chương cũ đã trở thành đồ cổ. Không những nó vô dụng mà còn có khi làm hại cho nền hòa bình thế giới và cản trở sự tiến hóa của nhân loại. Hãy trẻ trung hóa LHQ bằng một bản Hiến chương mới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.