Hôm nay,  

Trang Văn Nghệ Á Châu: Lý Bảo Anh, Công Chúa Thiện Hoa Trong Lòng Khán Giả

23/08/200900:00:00(Xem: 2899)

Trang Văn Nghệ Á Châu: Lý Bảo Anh, Công Chúa Thiện Hoa trong lòng khán giả

Nhuỵ Nhã

LGT: Trong những thập niên gần đây, văn nghệ Á Châu ngày càng khởi sắc trên phương diện điện ảnh, thời trang, tài tử... với những đóng góp quan trọng của Hồng Kông, Đại Hàn, Nhật Bản, Đài Loan... Nhiều bộ phim hay, nhiều tài tử nổi tiếng của Á Châu đã chinh phục con tim khối óc của hàng tỷ người không những tại Á Châu, mà còn cả các quốc gia tại các châu lục khác của thế giới. Để có thể cống hiến quý độc giả phần nào những sắc thái mới lạ, những đường nét quyến rũ, những hình ảnh độc đáo, của văn nghệ Á Châu, Sàigòn Times hân hạnh giới thiệu cùng quý độc giả các bài viết của Nhuỵ Nhã, một cây viết khả ái, dễ thương, có nhiều cơ duyên đặc biệt với nền văn hóa Nhật Bản, Đài Loan, Đại Hàn, Hồng Kông....

*

Trong danh sách những ngôi sao rực sáng hiện nay của giới tài tử Đại Hàn, ngoài đa số những diễn viên đã và đang đạt được thành tựu rực rỡ trên con đường nghệ thuật phim ảnh thuần túy, còn có một số trường hợp khá đặc biệt khi họ nổi bật đồng thời trên cả hai lĩnh vực: học vấn chuyên môn và nghệ thuật diễn xuất. Một trong những tên tuổi tiêu biểu cho trường hợp thứ hai chính là nữ tài tử lừng danh Lý Bảo Anh (Lee Bo Young), khuôn mặt hiếm hoi trong giới diễn viên xứ Hàn vừa có kiến thức chuyên môn vừa là một tên tuổi chói sáng trên thị trường phim ảnh Á Châu sau khi cô hoàn toàn chinh phục cảm tình khán giả qua vai diễn công chúa Thiện Hoa (Seon Hwa) của vương quốc Bách Tế (Beakje) trong phim bộ truyền hình “The Ballad Of Seodong”. Ngoài ra, cô còn là một tên tuổi gắn liền với những thương hiệu hàng đầu của xứ Hàn như: Asiana Airlines, SK Telecom, LacVert, W-Park, THE FACE SHOP v.v.…
Lý Bảo Anh sinh ngày 12/1/1979 tại tỉnh Trung Thanh Nam (Chungcheon Nam), hay còn gọi tắt là Trung Nam (Chungnam), một đơn vị hành chánh có địa hình thuận lợi về cả hai mặt nông nghiệp và ngư nghiệp với phía Tây giáp biển Hoàng Hải và hơn 1/3 đất đai trên tổng số diện tích 8.587km2 đều là những vùng đất trồng trọt mầu mỡ. Ngoài ra, Trung Thanh Nam còn là một vị trí địa lý có nhiều danh lam thắng cảnh nằm dọc theo bờ biển Hoàng Hải, đặc biệt là vùng núi Khê Long Sơn (Gyeryongsan) ở độ cao 845m, nổi tiếng với các thác nước thơ mộng và những đỉnh núi hùng vĩ như: đỉnh Thiên Hoàng, đỉnh Quan Ân, đỉnh Thần Tiên, luôn thu hút nhiều du khách ngoại quốc viếng thăm.
Do xuất thân trong một gia đình trung lưu có truyền thống coi trọng các nguyên tắc lễ nghi gia giáo, nên từ thuở bé Bảo Anh đã được giáo dục rất nghiêm khắc. Đến năm 17 tuổi, nét đẹp trong sáng và thuần khiết ở lứa tuổi dậy thì của Bảo Anh đã giúp cô thắng giải trong một kỳ thi tuyển chọn người đẹp “Miss Contest” ở tỉnh Trung Thanh Nam và từ đó đưa đến bước khởi nghiệp ban đầu với công việc làm người mẫu quảng cáo cho các tạp chí thời trang. Tuy nhiên, vốn nổi tiếng là một cô bé hiền lành, ngoan ngoãn và luôn vâng lời cha mẹ, nên sau khi tốt nghiệp trường Đại Học Hán Thành, Bảo Anh vẫn tiếp tục theo học ngành thiết kế tại trường Parsons ở New York theo kỳ vọng của gia đình.
Trong thời gian vừa đi học vừa tiếp tục các hoạt động trong giới người mẫu quảng cáo, danh tiếng của Bảo Anh bắt đầu lan rộng khắp vùng Trung Nam. Vào năm 2000, sau khi vượt qua những cuộc thi dự tuyển vòng loại cam go với thành tích đánh bại hơn 3000 thí sinh, Bảo Anh đã được tuyển chọn là hoa khôi của tỉnh Trung Nam (Miss Chungnam) để tham dự cuộc thi hoa hậu toàn quốc Đại Hàn, do nhật báo “The Korean Times” tổ chức. Đây cũng là một cơ duyên quan trọng đưa đẩy Bảo Anh bước chân vào thế giới phim ảnh, vì ngay sau khi đăng quang tại cuộc thi hoa hậu toàn quốc với danh hiệu “Miss Korean 2000” các đài truyền hình như SBS, MBC, KBS đã lần lượt ngỏ lời mời cô ký hợp đồng đóng phim. Thế nhưng, do còn bận rộn với chương trình học nên Bảo Anh chưa thể nhận lời và phải đợi đến ba năm sau, tức năm 2003, cô mới chính thức góp mặt trên màn ảnh nhỏ trong bộ phim mang tựa đề “Escape From Unemployment”, do đài SBS thực hiện. Tương tự như hầu hết các diễn viên mới vào nghề, vai diễn phụ của Bảo Anh trong lần xuất hiện đầu tiên chưa thể tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả hâm mộ. Đồng thời, hình ảnh của một Bảo Anh hiền thục, dịu dàng qua tác phẩm kế tiếp trong cùng năm 2003 là “People Of The Water Flower Village”, cũng vẫn chưa gây được tiếng vang đáng kể, hay nói đúng hơn là cô vẫn còn bị khép chặt trong bóng dáng của một “người mẫu đóng phim”.
Kế đến, vào năm 2004 Bảo Anh được tuyển chọn làm vai nữ chính trong cuốn phim điện ảnh đầu tay là “My Brother”, cùng diễn xuất chung với hai nam tài tử khét tiếng trong giới điện ảnh Đại Hàn là Nguyên Bân (Won Bin) và Thân Hà Cân (Shin Ha Kyun). Tuy sự xuất hiện của Bảo Anh trong “My Brother” có phần mờ nhạt so với Nguyên Bân và Thân Hà Cân vì tác phẩm này vốn đặt trọng tâm chủ yếu vào hai vai nam chính, nhưng mức độ ăn khách của cuốn phim này được xem là một bước chuyển tiếp quan trọng góp phần đưa tên tuổi Bảo Anh đến gần với giới thưởng ngoạn. Chính vì vậy, qua vai phụ là nhân vật tên Doãn Tú Trân (Yeon Soo Jin) của bộ phim truyền hình kế tiếp là “Save Last Dance For Me” trong cùng năm 2004, Bảo Anh đã bắt đầu trở thành một khuôn mặt quen thuộc với khán giả hâm mộ quốc nội.
Sang đến năm 2005 là thời điểm đánh dấu những bước tiến khởi sắc của Bảo Anh khi cô tạo được danh tiếng thực sự qua hai bộ phim đạt mức thành công ngoài dự tưởng là “My Sweet Heart, My Sweet Darling” và “The Ballad Of Seodong”. Bởi vì đây là hai tác phẩm TV Series mang lại cho Bảo Anh những giải thưởng đầu tiên về nghệ thuật diễn xuất trước ống kính. Nói một cách khác, qua hai bộ phim này, Bảo Anh đã thực sự được công nhận là một ngôi sao sáng trên vòm trời phim ảnh xứ Hàn.
Bộ phim “My Sweet Heart, My Sweet Darling” được chuyển dịch sang lời Việt là “Người Yêu Dấu” mang chủ đề tình cảm-xã hội, xoáy quanh những diễn biến xảy ra trong cuộc sống hôn nhân của hai nhân vật chính là Lưu Nhân Anh (Yoo In Young, do Bảo Anh thủ diễn) và Kim Cơ Tuấn (Kim Ki Joon, do nam tài tử Kim Seung Soo tức Kim Thừa Tú đóng). Tuy được dàn dựng theo mô típ quen thuộc thường thấy nơi thể loại phim bộ tình cảm Đại Hàn với đặc tính chung là các tình tiết cảm động, bi thương kéo dài qua nhiều tập phim hoặc cốt chuyện đơn thuần nói về những xung đột trong quan hệ gia đình, nhưng “Người Yêu Dấu” không khiến khán giả nhàm chán. Ngược lại, xuyên qua 159 tập phim thực hiện bằng kỹ thuật ráp nối bố cục chặt chẽ, tác phẩm này đã thu hút người xem liên tục qua những mẫu chuyện bình thường nhưng rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, bộc lộ được nội tâm nhân vật ở những khía cạnh tế nhị và sâu sắc nhất. Hơn nữa, bàng bạc trong những thước phim dài của “Người Yêu Dấu”, giới thưởng ngoạn còn tìm được muôn vàn hình ảnh gợi cảm, trữ tình và đầy màu sắc của những tia nắng hồng tràn ngập trên bãi biển vắng lặng trong buổi bình minh, những con đường hiu hắt in bóng đôi tình nhân trong mùa hoa cúc nở rộ, những ánh mắt lặng lẽ trao nhau nỗi niềm cảm xúc của con tim, những khoảnh khắc im lặng hồi tưởng kỷ niệm. Tất cả những hình ảnh này được miêu tả súc tích, gẫy gọn trong một bức tranh “vô đề”
“Người Yêu Dấu” mở đầu bằng khung trời đầy ấp kỷ niệm quãng đời thơ ấu của đôi bạn thân Lưu Nhân Anh và Kim Cơ Tuấn. Mối quan hệ gắn bó giữa họ từ ngày còn là bạn cùng lớp dưới mái trường tiểu học cho đến khi trưởng thành đã chuyển sang tình yêu lứa đôi rất hồn nhiên, say đắm và lãng mạn như bao cặp tình nhân khác. Sau khi hai người quyết định đi đến hôn nhân thì gặp phải sự phản đối quyết liệt từ gia đình Cơ Tuấn vì định kiến khắt khe của quan niệm “môn đăng hộ đối” khi mẹ Cơ Tuấn cho rằng Nhân Anh có hoàn cảnh xuất thân nghèo khó. Thế nhưng, với tình yêu mãnh liệt của tuổi trẻ, Cơ Tuấn đã tìm đủ mọi cách để thuyết phục gia đình và cuối cùng anh phải bịa chuyện là Nhân Anh đã có mang nên hai người được toại nguyện. Tuy nhiên, vốn không được thiện cảm từ ấn tượng ban đầu của mẹ chồng nên sau khi về làm dâu nhà họ Kim, Nhân Anh cũng không tìm được hạnh phúc vì những va chạm trực tiếp đưa đến sự bất hòa trầm trọng trong gia đình. Hơn nữa, trải qua một thời gian dài trong sinh hoạt hôn nhân, dù Cơ Tuấn luôn cố gắng dàn xếp và tạo nhịp cầu thông cảm nhưng vẫn không sao hóa giải được thành kiến sâu đậm của mẹ anh đối với Nhân Anh và càng bị dằn vặt trước những áp lực của gia đình về chuyện hai vợ chồng họ không có con. Nhân Anh luôn âm thầm chịu đựng sự đối đãi khắc nghiệt của mẹ chồng, nhưng từ khi biết được mình không thể sinh con, cô càng trở nên mặc cảm và đi đến tình trạng bùng nổ nội tâm vốn đã âm ỷ những ngọn lửa phiền muộn, sầu khổ chồng chất lâu ngày. Kết cuộc, tình cảm của Nhân Anh và Cơ Tuấn bị rạn nứt và đi đến tan vỡ. Từ đó, Nhân Anh và Cơ Tuấn phải đương đầu với nỗi đau khổ riêng tư khi họ đứng giữa lằn ranh của chữ tình và chữ hiếu qua những xung đột gay gắt của gia đình đôi bên, vì hai người luôn cảm nhận được họ vẫn còn yêu nhau tha thiết. Đó chính là kinh nghiệm đau thương của những cuộc tình đôi ngã dù đã được sống bên nhau.
Qua “Người Yêu Dấu”, vai diễn của Bảo Anh đã khiến khán giả bùi ngùi xót thương cho thân phận nữ giới trong hoàn cảnh của một xã hội còn mang nặng tư tưởng cổ hủ về hạnh phúc hôn nhân của con cái và quan niệm lỗi thời về sự nối dòng, đặc biệt là mâu thuẫn “muôn đời” trong quan hệ mẹ chồng và nàng dâu. Đây cũng là thông điệp chính của bộ phim nhằm nhấn mạnh đến nguyên nhân gây ra đổ vỡ hạnh phúc gia đình trong xã hội hiện thực Đại Hàn ngày nay.
Vào cuối năm 2005, một lần nữa Bảo Anh lại gặt hái thành công vượt bậc khi nhận được danh hiệu “Tân Nữ Diễn Viên Xuất Sắc” do đài truyền hình SBS trao tặng qua vai diễn mang tích cách để đời của cô là công chúa Thiện Hoa trong bộ phim “The Ballad Of Seodong”.
“The Ballad Of Seodong” có tên nguyên gốc bằng tiếng Hàn là “Seodonggyo”, tức “Thự Đồng Dao” nghĩa là “ca khúc của Thự Đồng”. Đây là một tác phẩm truyền hình thuộc thể loại cổ trang lịch sử và mang ý nghĩa đặc biệt vì được thực hiện để kỷ niệm 15 năm thành lập đài SBS. Ngoài ra, từ trước đến nay tuy các nhà đạo diễn Đại Hàn thường lấy bối cảnh những triều đại cổ xưa của vương quốc Triều Tiên làm đề tài dựng phim, nhưng “Thự Đồng Dao”chính là tác phẩm đầu tiên nói về vương quốc Bách Tế, tức một trong ba quốc gia trong thời kỳ “Tam Quốc” (Samguk, từ khoảng thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ 7) của lịch sử Triều Tiên, gồm: Cao Câu Ly (Goguryo), Tân La (Silla) và Bách Tế (Baekje). Ngoài những cảnh chiến tranh khói lửa trong thời tranh hùng xưng bá giữa ba quốc gia cổ đại, bộ phim “Thự Đồng Dao” còn được lồng vào một chuyện tình lãng mạn nhưng rất bi thương, oan trái của hai nhân vật chính là vương tử Thự Đồng và công chúa Thiện Hoa.


Thự Đồng (Seodong, do nam tài tử Jo Hyun Jae tức Triệu Hiển Tể đóng) là con trai thứ tư của vua Uy Đức Vương (Wideok Wang) nước Bách Tế. Tuy xuất thân từ dòng dõi hoàng tộc nhưng từ bé Thự Đồng đã được một gia đình dân giả nuôi dưỡng. Bởi vì sau khi lọt lòng mẹ, Thự Đồng và mẹ chàng đã bị những âm mưu tranh chấp ngôi kế vị của các phe phái ủng hộ các hoàng tử khác hãm hại. Nhưng Thự Đồng may mắn sống sót nhờ một vị quan trung thành cứu thoát và giao cho người quen chăm sóc. Càng lớn, Thự Đồng càng tỏ ra là một nhân tài xuất chúng văn võ song toàn và có hùng chí khôi phục giang sơn để thống nhất thiên hạ. Sau đó, Thự Đồng tình cờ gặp được nàng công chúa thứ ba của vương quốc Tân La là Thiện Hoa nhưng hai người vẫn không tiện bộc lộ thân phận. Sau đó, cuộc tình nảy nở giữa đôi trai tài gái sắc đã mở đầu cho một bị kịch thảm khốc sau này khi Thự Đồng trở thành vua Vũ Vương của Bách Tế và biết được Thiện Hoa là công chúa của địch quốc Tân La. Lúc này, cả Thiện Hoa và Thự Đồng đều bị đặt trước sự chọn lựa giữa tổ quốc và tình yêu.
So với vai Nhân Anh trong “Người Yêu Dấu”. hình ảnh công chúa Thiện Hoa của Bảo Anh đã được giới truyền thông văn nghệ và khán giả quốc nội lẫn giới hâm mộ Châu Á khen thưởng đặc biệt hơn khi cô diễn đạt rất sinh động các yếu tố đòi hỏi nơi cá tính nhân vật như: trong sáng, nhân hậu và sẵn sàng hy sinh cho người yêu, đúng như lời nhận xét của đạo diễn Lý Bỉnh Huân (Lee Byung Hoon) :”Theo sử liệu, công chúa Thiện Hoa được miêu tả là một người có tấm lòng nhân ái với dáng vẻ thuần khiết, trong sáng và cao quý tượng trưng cho sự chung thủy. Vì vậy, cô đã hy sinh cho tình yêu dù biết đó là mối tình ngang trái. Đây là những yếu tố gần gũi với tính cách thực tế của nữ diễn viên Lý Bảo Anh cho nên theo tôi không có ai có thể thích hợp hơn Bảo Anh trong vai diễn công chúa Thiện Hoa. Ngoài ra, qua vai diễn đặc biệt này, các bạn sẽ cảm nhận được những bước tiến bộ bất ngờ trong nghệ thuật diễn xuất của Bảo Anh”.
Đồng thời, phong cách diễn xuất phối hợp ăn ý của Bảo Anh và nam tài tử Triệu Hiển Tể cũng được khán giả thưởng thức khi bình chọn họ là cặp “đào kép mới xuất sắc nhất” trên màn ảnh nhỏ trong năm 2005. Riêng Bảo Anh, sau khi hoàn thành xuất sắc vai Thiện Hoa công chúa, cô đã được liệt vào danh sách “Top 10 ngôi sao nữ nổi tiếng nhất Đại Hàn” từ năm 2006 đến hiện nay.
Sau thành tích nổi bật của “The Ballad Of Seodong”, Bảo Anh lần lượt góp mặt trong vai chính của hàng loạt tác phẩm truyền hình và điện ảnh như: “Mr Goodbye”, “A Dirty Carnival”, “Queen Of The Game”, “Once Upon A Time”, “More Than Blue” v.v…đều nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt của thị trường phim ảnh Á Châu.
Hiện nay, ngoài các hoạt động đóng phim, quảng cáo, Bảo Anh còn là một nữ thiết kế gia nổi danh với nghệ thuật sáng tạo các kiểu mẫu thời trang về y phục và ngành trang trí mỹ thuật.


“Made In Vietnam”

Tom Cannon là một trong những giáo sư xuất sắc về chuyên ngành Phát triển Chiến lược của trường đại học Liverpool (Anh quốc), giám đốc điều hành của Công ty Ideopolis International Ltd. Ông từng làm cố vấn cho nhiều chính phủ của nhiều quốc gia và cố vấn cao cấp của trên 30 tập đoàn xuyên quốc gia lớn. Trong lần viếng thăm Việt Nam vào đầu tháng 8 vừa qua, Giáo sư Cannon đã phát biểu với VnExpress.net: "Nhật Bản có Panasonic hay Sony, Hàn Quốc nổi tiếng vì Daewoo và Samsung. Nhưng nói đến Việt Nam, người ta không nhớ ra bất cứ thương hiệu nào”.
Không văn minh tiến bộ như Nhật Bản, Đại Hàn sản xuất xe hơi, TV, điện thoại thì Việt Nam cũng phát triển được công nghệ làm nước mắm, tôm khô, bánh tráng... “xuất khẩu” qua đến Cali. Từ thời mở cửa, có giao thương đến nay, người Việt về thăm quê hương, khi trở lại Mỹ cũng đã “bê” theo nhiêu thứ hàng “độc” “made in Vietnam” (theo nghiã là vừa quý hiếm, vừa có thể “độc” chết người). Chúng ta thấy Việt Nam sản xuất nhiều món hàng lạ. Ngoài các món mít, xoài, thơm, chuối... phơi khô, bắp, ổi, chùm ruột, mãng cầu, vú sữa... đông lạnh, chúng ta thấy dân ta rất nhiều sáng kiến hái ra tiền rất độc đáo, như mướp đắng xắt nhỏ phơi khô, cá cơm rang và nhất là món cơm cháy, nghe nói là nhà sản xuất đi gom mua cơm thừa ở các nhà hàng ăn về tẩy màu, trộn gia vị, sấy khô, đóng bao bì để xuất cảng. Rồi bao nhiêu thứ trà, như trà đinh, trà đắng, trà xanh, trà nhàu, trà rong biển, trà gừng, trà hà thủ ô... Tất cả các con, cây, lá, mọi vật chung quanh đều có thể pha chế, vô bao bì dưới cái mác “Made in Vietnam”, không thiếu độc tố để chi viện cho ba triệu núm ruột ở xa đang nhớ món ăn quê hương. Chỉ thiếu có thứ lá sắn (khoai mì) mà báo Nhân Dân Hà Nội sau tháng 4-75 đã viết bài nghiên cứu “ba ký lá sắn bằng một ký thịt bò” là chưa sấy khô, đóng gói “xuất khẩu” mà thôi.
Thật ra Tom Cannon phải biết đến món hàng “made in Vietnam” nổi tiếng nhất là thứ “bê tông” cốt tre, chưa có một quốc gia nào trên thế giới theo kịp về mẫu mã, chất lượng, có thể tiết kiệm cho quốc gia hàng chục tỷ đồng trong các công tác xây dựng từ cầu cống đến nhà cửa.
Nhưng đó chỉ là những món hàng xuất khẩu nhỏ. Theo đúng quốc sách thì hiện nay món hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là phụ nữ, một món trời cho không cần phải nuôi như cá ba sa, trồng như cây cà phê hay vỗ béo như gà vịt để xuất cảng. Trong một cuộc hội thảo do Thời Báo Kinh Tế Việt Nam và Hội Phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 18/6/2006 đã đề cập đến việc cần xây dựng “thương hiệu” cho Phụ nữ Việt Nam, nghĩa là một thứ “Marque Deposé” trong tiếng Pháp hay “Trade Mark” trong tiếng Anh, tên của món hàng “Made in Vietnam” bán ra thị trường. Phụ nữ được bán ra thì phụ nữ cũng cần có thương hiệu. Cuộc hội thảo cho biết, lịch sử Việt Nam không thiếu những hình ảnh phụ nữ tuyệt đẹp để làm biểu tượng, đó là Âu Cơ, Tiên Dung Công Chúa, Huyền Trân hay tệ lắm thì cũng là những nhân vật tưởng tượng như “Võ Thị Sáu”, “Cô gái Bến Tre", "Bà Mẹ Bàn Cờ” thời chống Mỹ. Vậy thì hội phụ nữ và chính phủ Việt Nam sẽ chọn logo nào đây cho món hàng tươi xuất cảng hàng năm, rất đắt giá và cũng làm người Việt khắp năm châu phải cúi mặt hổ thẹn.
Cù lao Tân Lộc nằm giữa sông Hậu thuộc huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ từ lâu đã có tên gọi khác là “Đảo Đài Loan”, tổng số chỉ có 33,000 dân mà đã “xuất cảng” được 1,500 cô gái sang Đài Loan, ngày nay lại chuyển hướng sang Đại Hàn. Hội Phụ Nữ tỉnh Cần Thơ kết toán chỉ từ đầu năm 1995 đến tháng 6-2003, tỉnh đã có 9,000 phụ nữ ghi tên kết hôn với người nước ngoài, trong đó có 6,000 sang Đài Loan. Trong thời gian này tính chung cả nước có khoảng 60,000 cô gái từ 18 đến 25 tuổi đã được nhà nước đưa đi xuất ngoại (nhà nước tuy không có chính sách, nhưng ai dám công khai kết hôn là cho lên máy bay). Ông Gow Wei Chiou, đại diện Đài Loan ở Hà Nội, đã xác nhận trong 10 năm trở lại đây, đã có 100,000 gái Việt được “gả hay bán” sang nước ông. Theo một con số do Hội Liên Hiệp Phụ Nữ đưa ra, khoảng thời gian này cũng có chừng 28,000 cô đi Hàn Quốc.
Thời giá “xuất khẩu” gái Việt ra ngoại quốc hiện nay chừng $6,000 đô la, tuy vậy, qua bọn con buôn, trong đó có nhà nước Cộng Sản cấu kết với bọn môi giới để đưa “hàng” phụ nữ ra nước ngoài, đồng tiền buôn thịt đến tay gia đình chỉ còn khoảng vài trăm đô la, vì họ hy vọng, con gái khi sang được đất khách, sẽ tìm cách làm việc để gởi tiền về, đó mới là nguồn lợi chính thức và lâu dài. Số tiền $6,000 sẽ vào tay một mạng dịch vụ chằng chịt có cả công an, xã ấp như tiền huê hồng ma cô, giấy chứng nhận của chính quyền địa phương, học ngoại ngữ, khám sức khoẻ, phí tổn đám cưới, tiền di chuyển...
Tại Đài Loan, tờ Trung Hoa Thời Báo đã thẳng thắng đả kích việc quảng cáo bán gái Việt trên đất Đài Loan như “Cô dâu Việt, còn con gái $18,000 (tiền Đài Loan). Bảo đảm gái trinh, nếu không trả tiền lại”; “Người chưa vợ, chết vợ hay tật nguyền đều có thể lấy vợ Việt”. Tại Singapore, Hội Phụ Nữ nước này cũng bất bình công khai lên tiếng khi có cảnh ba cô gái Việt Nam được trưng bày trong thương xá Golden Mile Complex. Ở Malaysia hàng chục thiếu nữ Việt Nam được những người Mã môi giới đưa sang Malaysia được đưa ra trưng bày tại các quán cà phê để đàn ông nước này đến xem mắt. Một chính khách nước này, ông Michael Chong đã lên án tệ nạn ấy, và nói gia đình các cô gái, thường là nghèo, đã nhận từ 20.000 đến 30.000 ringgit (5600 đến 8500 đôla) tùy theo nhan sắc của họ. Các nhóm hoạt động vì nữ quyền ở Malaysia tỏ ra bất bình trước các việc đã xẩy ra. Maria Chin Abdullah, đứng đầu một nhóm hoạt động vì phụ nữ, nói với tờ báo Star, như chửi vào mặt nhà cầm quyền Việt Nam: "Hành vi này chỉ có thể xem là hình thức nô lệ tình dục được tiến hành trong một khuôn khổ pháp lý giả tạo."
Trong khi đó chính phủ Việt Nam câm miệng làm ngơ trước cảnh nhục nhã, khốn cùng của phụ nữ Việt Nam vì chính họ chủ trương phụ nữ Việt Nam là một món hàng cần xuất khẩu cũng như một thương hiệu để mời mọc khách du lịch đến Việt Nam. “Con gái Việt Nam đẹp lắm!”, đó là lời quảng cáo của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Trên đây chỉ là những món hàng được gởi đi theo con đường chính thức có hộ chiếu do các cơ quan công an cấp. Khi một món hàng cầu cao hơn cung, qua ngõ nhà nước thuế má nặng nề thì sinh ra tệ nạn buôn lậu. Những món hàng phụ nữ này thường xuyên được chuyển lậu ra ngoại quốc qua nhiều ngả như biên giới Trung Quốc hay Kampuchea. Năm 2008, cả nước phát hiện 375 vụ buôn bán, phụ nữ, trẻ em, với hơn 700 đối tượng, lừa bán hơn 900 nạn nhân. Tình hình buôn bán phụ nữ trẻ em ra nước ngoài rất quy mô và thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, có tổ chức. Chúng ta đã nghe nói nhiều đến chuyện phụ nữ Việt Nam qua ngả Móng Cái gả bán lậu cho Tàu hay đưa trẻ em sang làm đĩ ở Kampuchea.
Hiện nay, không có con số chính thức Hà Nội đã “xuất khẩu” bao nhiêu gái Việt ra nước ngoài. Nhưng hiện tượng đã quá rõ ràng mà chính phủ vẫn tránh né hay vờ vịt không biết đến. Ngày nay nói đến đặc sản “Việt Nam”, người ta nghĩ gì, phải chăng là những điều dối trá, cùng với món hàng phụ nữ rẻ nhất thế giới. Thương hiệu danh tiếng “Ôm - Made in Vietnam” quả là độc đáo, không lẫn với ai, không có bất cứ đất nước nào sánh kịp. Từ “Bia Ôm”, của năm xưa, với đầu óc sáng tạo của "đỉnh cao trí tuệ", ngày nay trên đất "xã hội chủ nghĩa VC" có hàng trăm “mặt hàng” ôm mới lạ như karaoke ôm, hớt tóc ôm, ngủ trưa ôm...
Nếu không có sự tẩy chay, phản đối của cộng đồng người Việt ở quốc ngoại, thì gánh hát quảng cáo thương hiệu gái “Duyên Dáng Việt Nam” sẽ làm những cuộc lưu diễn bất tận ở nước ngoài để trình bày sản phẩm “Made in Vietnam” này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.