Hôm nay,  

Câu Chuyện Thể Thao – Tiền Đạo

16/08/200900:00:00(Xem: 2425)

Câu Chuyện Thể Thao – Tiền Đạo

Trong phần Câu Chuyện Thể Thao lần này, xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu tiếp môn “Lifesaving”, tức “ môn thể thao liên quan đến các hoạt động cứu trợ thủy nạn”.
Các bộ môn tranh tài chính của “Lifesaving” gồm có:
1. Thi đấu trên mặt nước (Surf Item)
Iron-man, Iron-woman Race: Còn được gọi là “Triathlon” vì bao gồm ba hình thức thi đấu là bơi lội, chèo thuyền và chèo ván từ mức khởi hành được quy định là một điểm trên mặt nước đến vị trí của phao nổi. Các tuyển thủ phải vượt qua cự ly từ điểm xuất phát đến vị trí phao nổi quy định cả lượt đi và lượt về theo thứ tự của từng hình thức tùy theo kết quả bốc thăm trước khi thi đấu. Đây là bộ môn thi đấu thể lực rất hào hứng đòi hỏi các tuyển thủ phải tận dụng tốc độ và các động tác nhanh nhẹn để thích nghi trong hoàn cảnh cấp cứu nên trở thành một trong những bộ môn được ưa chuộng nhất. Hơn nữa, người thắng giải còn được nhận lãnh danh hiệu “Mr Lifesaving” hoặc “Ms Lifesaving”.
Surf Ski Race: Là môn chèo thuyền chuyên dùng loại thuyền cá nhân giống như thuyền Kayak, thi đấu ở cự ly 250m trên đường đua vòng quanh từ điểm xuất phát đến mức goal là phao nổi.
Taplin Relay: Môn tranh tài tiếp sức gồm 3 hình thức cạnh tranh giống như “Iron-man, Iron-woman Race”, gồm có 3 tuyển thủ thay nhau thi đấu từng bộ môn bơi lội, chèo thuyền và chèo ván. Riêng các giải đấu dành cho học sinh thì mỗi đội quy định 6 tuyển thủ với 2 người phụ trách một bộ môn. Trước khi thi đấu, các đội tuyển được bốc thăm để chọn lựa thứ tự hình thức tranh tài. Đây cũng là bộ môn rất được ưa chuộng.
Paddleboard: Là hình thức chèo ván ở cự ly tổng cộng 800m. Khi chèo ván ra khơi, các tuyển thủ sẽ gặp nhiều đợt sóng lớn nên đây chính là bộ môn thể hiện những kỹ thuật chèo ván lướt sóng trên căn bản ứng dụng lực đẩy của nước và độ trượt của sóng rất công phu, đòi hỏi các tuyển thủ phải có nhiều kinh nghiệm trong quá trình tập luyện thường xuyên.
Run-Swim-Run: Đúng như tên gọi, bộ môn này quy định các tuyển thủ phải chạy, bơi lội và tiếp tục chạy, được tranh tài theo hình thức như sau: đầu tiên, các tuyển thủ đứng trên bãi biển ở vị trí gần nhất so với hình nộm tượng trưng cho người gặp nạn rồi chạy nhanh xuống nước và bơi đến chỗ hình nộm để cứu trợ. Sau đó, đưa hình nộm vào bờ và chạy đến vị trí an toàn để thực hiện những động tác cấp cứu. Đây là bộ môn bao gồm hầu hết những kỹ thuật cơ bản của các tuyển thủ “Lifesaving” và cũng là môn tranh tài nhằm rèn luyện thể lực rất hữu hiệu.
Rescue Tube Race: Môn so tài toàn đội về kỹ thuật sử dụng phao hình ống. Mỗi đội gồm 4 người được phân chia các vai trò: một tuyển thủ giả làm người gặp nạn ở vị trí ngoài khơi, một tuyển thủ có trách nhiệm cấp cứu và hai tuyển thủ còn lại phụ trách phần trợ giúp cấp cứu. Tuyển thủ giả làm người gặp nạn sẽ ra dấu hiệu cầu cứu, sau đó tuyển thủ cấp cứu mang phao và các dụng cụ cần thiết bơi đến chỗ người bị đuối và ra dấu cần sự trợ giúp của hai đồng đội. Kế đến, tuyển thủ cấp cứu cột phao hình ống vào thân thể người bị đuối cho nổi trên mặt nước rồi vừa bơi vừa kéo nạn nhân vào bờ. Lúc đó, hai tuyển thủ khác phụ giúp đồng đội đưa nạn nhân lên bờ và chuyển đến nơi an toàn để cấp cứu.
Rescue Board, Rescue Race: Môn tranh tài toàn đội sử dụng kỹ thuật chèo ván để cấp cứu. Mỗi đội gồm 2 người, một người bơi ra ngoài khơi để giả làm người bị đuối, người còn lại có nhiệm vụ cấp cứu và cuối cùng cả hai người đều trở về đến mức goal trên bờ. Sau khi tuyển thủ cấp cứu xác nhận tín hiệu cầu cứu, sẽ bắt đầu bơi hoặc dùng ván chèo ra khơi đến chỗ nạn nhân bị đuối và dìu vào bờ.
2. Thi đấu trên bãi biển (Beach Item)
Beach Sprint: Đường đua trên bãi cát với cự ly 90m. Đây là một hình thức chạy đua ở cự ly ngắn trên cát mềm, khác biệt với mặt đất thường để cho các tuyển thủ thích ứng với bãi biển khi cần sử dụng tốc độ trong việc cấp cứu.
Beach Flag: Là bộ môn dành cờ cắm trên bãi biển khá giống như hình thức của trò chơi dành ghế trống. Các tuyển thủ ở tư thế nằm sấp trên cát, để cằm trên hai tay, chờ đợi tiếng còi ra lệnh đứng lên chạy đến vị trị cắm cờ để đoạt cờ. Số cờ luôn ít hơn số người tranh đoạt là đơn vị một cây để mỗi lần tranh cờ sẽ loại ra một tuyển thủ. Cuối cùng chỉ còn lại hai tuyển thủ tranh một cây cờ.
Beach Relay: Môn chạy tiếp sức trên bãi cát 4X90m, tức mỗi đội có 4 tuyển thủ tham dự.
Beach Run 2km: Môn chạy đua trên bãi cát ở cự ly 2km. Tại bãi biển được thiết trí hai trụ cờ có khoảng cách 500m và các tuyển thủ thi chạy khứ hồi 4 vòng trong khoảng cự ly này.


CPR Contest: Môn cạnh tranh về kỹ thuật làm hô hấp nhân tạo (CPR: Cardio Pulmonary Resuscitation) trong vòng 3 phút với mỗi đội có 2 tuyển thủ, dựa trên tiêu chuẩn vừa chính xác vừa nhanh nhẹn. Hình nộm được sử dụng trong bộ môn này có gắn các mạch điện tử và biểu hiện các con số ghi lại hiệu quả tác động của kỹ thuật hô hấp nhân tạo để tính điểm cho các đội dự tranh.
3. Thi đấu tại các hồ bơi (Swimming Pool Competition)
Bơi qua chướng ngại vật: Trên đường bơi có thiết trí 2 hàng lưới với chiều sâu 70cm tính từ mặt nước, các tuyển thủ bơi theo hình thức tự do và phải lặn qua hai hàng lưới này.
Bơi tiếp sức qua chướng ngại vật: Giống như hình thức của môn “Bơi qua chướng ngại vật” và mỗi đội có 4 tuyển thủ tiếp sức nhau bơi ở từng cự ly 50m.
Super Lifesaver: Là bộ môn tranh tài gay gắt nhất của hình thức thi đấu tại các hồ bơi với tổng số cự ly là 200m. Đầu tiên, các tuyển thủ bơi tự do trong cự ly 75m, sau đó lặn xuống để vớt hình nộm đặt dưới đáy hồ và trồi lên mặt nước bơi tiếp thêm 25m rồi thả hình nộm rời tay. Kế đến, phải gắn chân nhái (fin) và cột dây nối phao hình ống vào người mình trong khoảng cự ly 5m khi bơi và tiếp tục bơi 50m. Tiếp theo, đón nhận hình nộm đang trôi và phải gắn phao hình ống vào hình nộm trong vòng 5m để bơi đến mức goal
Mannequin Carry: Bơi tự do ở cự ly 25m rồi lặn xuống vớt hình nộm dưới đáy hồ lên, sau đó vừa cặp hình nộm vừa bơi thêm 25m đến mức goal.
Mannequin Carry With Fin: Gắn chân nhái (fin) và bơi tự do ở cự ly 50m rồi lặn xuống vớt hình nộm dưới đáy hồ lên, sau đó vừa cặp hình nộm vừa bơi thêm 50m đến mức goal.
Mannequin Tow With Fin: Gắn chân nhái, phao hình ống vào người rồi bơi tự do ở cự ly 50m, sau đó đón nhận hình nộm đang trôi và trong cự ly 5m phải cột phao hình ống vào hình nộm vừa kéo vừa bơi thêm 50m đến mức goal.
Mannequin Relay: Môn bơi toàn đội, mỗi đội có 4 người, thay phiên nhau bơi ở từng cự ly 50m trong tư thế vừa bơi vừa cặp theo hình nộm. Đây là môn thi đấu tập luyện cho các tuyển thủ quen thuộc với hình thức thay thế người cấp cứu mỗi khi họ bị kiệt sức
Medley Relay: Môn bơi tiếp sức hỗn hợp 4 người. Người thứ nhất bơi tự do 50m, người thứ hai gắn chân nhái bơi 50m, người thứ ba cột phao hình ống vào vai bơi 50m, người thứ tư vừa gắn chân nhái vừa cột phao hình ống vào người bơi 50m.
Line Throw: Là môn ném dây để cứu người gặp nạn trong vòng 30 giây. Từ bờ hồ, các tuyển thủ phải ném dây đến khoảng cách 12m trên mặt nước là vị trí của người bị đuối. Các tuyển thủ có thể ném dây nhiều lần nhưng nếu trong vòng 30 giây mà không cấp cứu được nạn nhân thì bị loại.
Rescue Medley: Môn bơi cá nhân hỗn hợp nam, nữ. Các tuyển thủ bơi tự do 50m rồi lặn ở cự ly 20m dành cho nam, 15m dành cho nữ, và sau đó vớt hình nộm dưới đáy hồ lên bơi tiếp 30m (nam) hoặc 35m (nữ) đến mức goal.
SERC (Simulated Emergency Response Competition: đối ứng trong tình trạng khẩn cấp giả định): Là môn thi đấu tổng hợp các kỹ thuật cấp cứu theo hình thức toàn đội, mỗi đội gồm 4 người. Trước ngày tranh tài, các tuyển thủ sẽ ở trong tình trạnh “cách ly” với hiện trường thi đấu là hồ bơi (hoặc bãi biển), gọi là “Look-up area” và vì vậy hoàn toàn không biết gì về hoàn cảnh của nơi thi đấu. Trong thời gian đó, ban tổ chức sẽ phối trí tại nơi tranh tài các hình nộm được giả định là người không biết bơi, người bị đuối, người bất tỉnh, người bị thương, người bị bệnh v.v…Đến ngày thi đấu, các tuyển thủ sẽ nhìn thấy các hướng dẫn của đề tài thi đấu và làm theo chỉ thị của ban tổ chức như: tìm chỗ để dụng cụ cấp cứu, đến chỗ người gặp nạn, cấp cứu bằng hình thức bơi hoặc chèo thuyền, chèo ván v.v…Tất cả các đề tài thi đấu đều dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn hoặc những dự đoán về những tình huống gặp thủy nạn có nhiều khả năng sẽ xảy ra. Do đó, đây là môn tranh tài rất bổ ích vì tạo nhiều hiệu quả cho các tuyển thủ thích ứng với hoàn cảnh thực tế và có cơ hội nâng cao kỹ thuật cấp cứu nạn nhân.
Hiện nay, ngoài giải “Vô Địch Lifesaving Thế Giới”, tức “RESCUE” được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, môn “Lifesaving còn được tranh tài ở các vũ đài quốc tế lừng danh khác như:
Asian Pacific Lifesaving Championships: giải đấu do “Liên Đoàn Lifesaving Quốc Tế” (ILF) tổ chức, với sự tham dự của các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương như Úc Đại Lợi, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Trung Hoa, Malaysia, Iran v.v…
International Surf Rescue Challenge: giải đấu quốc tế do “Hiệp Hội Surf Life Saving Úc Đại Lợi” (SLSA: Surf Life Saving Australia) tổ chức.
National Lifeguard Championships: giải đấu thuộc hình thức “Ocean Competition” được ra đời từ đầu thập niên 1960, do “Hiệp Hội Lifesaving Hoa Kỳ” sáng lập.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.