Hôm nay,  

Tạp Ghi: Nỗi Buồn Phim Bộ

16/08/200900:00:00(Xem: 4254)

Tạp ghi: Nỗi Buồn Phim Bộ – Huy Phương

Trong một bài phiếm kỳ trước, chúng tôi đã than thở với bạn đọc là những “tổ trống” ngày nay không nghe tiếng điện thoại, không nghe tiếng cười đùa mà chỉ nghe tiếng Việt chuyển âm từ những bộ phim truyện của những bà mẹ già, ngồi như bất động trước máy truyền hình. Từ mấy chục năm nay, cơn sóng phim bộ từ miền đông bắc Châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Đại Hàn, Nhật Bản... ào ạt tràn đến đất nước chúng ta, không trừ một thành phố hay ngõ ngách nào, từ nam chí bắc và cũng theo bàn chân lưu lạc của chúng ta đến từng gia đình ở hải ngoại. Ở đây chúng tôi không muốn nhắc lại, hay làm một bản tổng kết về tên tài tử phim bộ nổi tiếng phải kể đến hằng trăm, các tựa phim phải đếm hàng nghìn, không sao kể xiết. Đã gọi là phim bộ nhiều tập nên một bộ phim ngắn cũng mươi tập, dài có khi hơn một trăm, hấp dẫn, ly kỳ, nhiều tình tiết éo le, khiến người xem có khi thức khuya đến hai ba giờ sáng hay bỏ cả bữa cơm và công việc nhà.
Chúng ta đã mất bao nhiêu thời giờ để xem hằng trăm bộ phim như thế. Ngày xưa khi các đài truyền hình tiếng Việt tại hải ngoại chưa phát triển, bà con chúng ta phải xếp hàng để thuê phim bộ tại các tiệm cho thuê băng video, mua memberships và phải trả khá nhiều tiền cho nhu cầu giải trí này. Ngày nay với các đài truyền hình tiếng Việt qua cable hay hệ thống sattelite, hoặc đài địa phương, vì nhu cầu của khán giả, mỗi đài đã bỏ ra một thời lượng khá dài khoảng 4 tiếng mỗi ngày để chiếu phim bộ. Nếu mua đài TVB là một đài truyền hình “chuyên trị” phim bộ, thì chúng ta có thể xem phim chiếu liên tục trong suốt 24 tiếng đồng hồ. Lười mở TV, trả tiền mua đài thì chúng ta vào xem phim bộ trong máy computer, đề tài không bao giờ thiếu, tha hồ chọn lựa.
Phim bộ đã tràn lan như vậy nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người mê phim bộ, nôm na là “luyện phim bộ” hay “luyện chưởng” như lối nói của bà con, bằng chứng là hiện nay các tiệm cho thuê phim bộ vẫn “sống khỏe, sống mạnh, sống bất tận”. Giờ giấc phim bộ của các đài truyền hình chỉ có thể kéo dài mỗi lần một tiếng đồng hồ, vì còn phải dành cho các tiết mục khác. Đài truyền hình không có đủ các loại phim hay, một cuốn phim lại phải chiếu kéo dài trong thời gian một, hai tháng trong khi khán giả nôn nóng muốn biết hồi kết cuộc để xem hai nhân vật ấy có lấy nhau được không, hay hoàng hậu cuối cùng có được minh oan hay không" Như câu chuyện nghìn lẻ một đêm, từ tập này đến tập khác, người xem miên man đi từ câu chuyện này sang câu chuyện kia, không bao giờ ngơi nghỉ, nghĩa là bất tận. Nhiều khi những câu chuyện thương tâm có thật ngoài đời không gây xúc động cho quý bà, quý ông bằng những câu chuyện được diễn trong phim bộ đã mua biết bao nhiêu nước mắt của người xem.
Ở Việt Nam, nhiều đài truyền hình gọi là đài trung ương, mang bộ mặt quốc gia, nhưng vì không có kinh phí, thiếu óc sáng tạo, lại muốn chạy theo thị hiếu của quần chúng, nên khi lập chương trình, dễ dãi chấp nhận dành một thời lượng lớn cho phim bộ. Những bộ phim này được đưa vào Việt Nam cho không các đài truyền hình, như một chiến lược truyền bá văn hóa, qua các tòa đại sứ. Có một đất nước nào chịu khó phổ biến không công cho sản phẩm văn hóa, loại “mì ăn liền”, loại thực hiện quanh quẩn trong phòng khách, công viên với những chuyện tình tay ba, éo le hay chuyện nàng dâu mẹ chồng nghìn đời được sửa đổi, thêm bớt theo từng cốt truyện phim. Sau những bộ phim là sản phẩm công nghiệp tiếp theo. Ngày nay ở Saigon, việc chuộng nếp sống Hàn Quốc đã thành dấu ấn thời đại, từ cách nói năng, ăn mặc, son phấn, trang trí nhà cửa, kể cả việc lấy chồng Hàn Quốc cũng là chuyện “thời thượng”. Phim bộ không những đã qua mặt những cuốn phim trong nước mà còn giết chết kỹ nghệ làm phim Việt trong thời gian mới lăm le vượt qua thời đại tôn vinh đảng và lãnh tụ, kéo dài ba mươi năm ở phía Bắc vĩ tuyến 17 và hơn ba mươi năm nay trên toàn cõi nước Việt.


Riêng phần phim bộ Trung Quốc, Việt Nam hẳn đã ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc từ thời xa xưa, nên từ bình dân đến trí thức đều mê chuyện Tàu, nay những chuyện ấy được các hãng phim lớn, các nhà đạo diễn có tài dựng thành phim, có sức thu hút lớn với quần chúng Việt Nam. Những nhân vật như Càn Long, Bao Công, Triển Chiêu đã thành những danh nhân nước Việt, thay cho những anh hùng của lịch sử Việt Nam, đã mai một, quên lãng từ khi có đảng Cộng Sản vào Việt Nam và chịu sự khống chế về mọi mặt của người “bạn” phương Bắc.
Những người bênh vực cho phim bộ trước đây có nói rằng, họ thuê phim bộ chuyển âm về nhà cho trẻ em khỏi quên tiếng Việt, khi được trực tiếp ngồi xem hay nghe, thấy qua màn ảnh TV của mẹ hay bà ngoại. Thật ra ngôn ngữ, nhất là phần đối thoại và cung cách của phim bộ khác hẳn với ngôn ngữ thường dùng của người Việt, nhất là lối chuyển âm phải nói nhanh cho đủ ý của câu đối thoại, như một cuốn băng nhựa bỏ nhầm tốc độ. Chính lối nói chuyển âm này đã là một đề tài gây cười trong nhiều chương trình hài hước tại hải ngoại. Chương trình truyền hình tiếng Việt hiện nay tại hải ngoại rất phong phú và đa dạng, chúng tôi chưa nói đến thái độ chính trị của mỗi đài, nhưng những phần tin tức, chương trình sinh hoạt cộng đồng, hội thoại... tưởng cũng đủ cho tuổi trẻ ở hải ngoại quen với tiếng Việt không cần phải nhờ đến thứ văn hóa và ngôn ngữ phim bộ.
Thường trong gia đình, người bỏ tiền ra mua đài là người ngồi trước máy truyền hình để xem phim bộ nhiều nhất, vì lớp trẻ suốt ngày phải đi làm, tối về lo việc nhà, thứ bảy chủ nhật còn bạn bè, cắt cỏ, dọn vườn, rửa xe, nên nhiều khi chúng ta tưởng rằng phim bộ chỉ là nhu cầu của tuổi cao niên. Nhưng sự thật rất đáng ngạc nhiên khi chúng ta thấy có rất nhiều người trẻ tuổi đã mê “luyện phim bộ” thâu đêm đến nỗi sáng mai vào sở phải ngủ gà ngủ gật.
Câu nói “thời giờ là tiền bạc” hình như không còn đúng với khán giả phim bộ. Chúng ta đã đốt bao nhiêu, cả thời giờ lẫn tiền bạc cho “cơn hồng thủy” phim bộ đang tràn ngập lên mọi sinh hoạt của gia đình. Người trong nước đang chạy theo văn hoá Tàu, Mỹ, Triều Tiên, Thái Lan... đến nỗi quên cả bản sắc dân tộc. Ngoài nước thì chúng ta ghét Tàu xâm lược, nhưng thói quen nhiễm Tàu đã ăn sâu khó bỏ, làm sao bỏ được đám cưới ăn thực đơn Tàu hay tô hoành thánh. Chúng ta đã có thể tẩy chay hàng hóa “Made in China” vì dỏm, vì độc, nhưng việc cho con mặc y phục Tàu trong ngày Tết hay nữ xướng ngôn viên trên đài truyền hình mặc “xường xám” quả là khó coi.
Văn hóa không có súng đạn, nhưng sức xâm lược rất đáng kể. Trong cuốn “Nghệ Thuật Sống” của nhà văn Lâm Ngữ Đường, ông có kể câu chuyện một giáo sư đại học Bắc Kinh khi hỏi sinh viên: “Các anh thích món uống gì nhất"” thì tất cả đồng thanh la lên: “Coca Cola, Coca Cola!” Đông Âu trong thời gian hậu Cộng Sản, một chiếc quần Jean Mỹ cũng giá trị cả nghìn vàng để đổi lấy một chữ trinh.
Chuyện phim bộ đối với tôi là một “chuyện phim buồn”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.