Hôm nay,  

Anh Hùng Đông A : Gươm Thiêng Hàm Tử

05/08/200900:00:00(Xem: 11131)

HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

 

Nguyên tổ họ Lý Hàn quốc

(tiep theo 1)

 

 

Sau cổng trong tới tiền đình đền thờ Bà chúa kho

 

(Ngài là người họ Lý, được hưởng phúc tại ngọn núi Tiêu-sơn. Kể từ vua Lý Thái-tổ tới ngài là đời thứ bẩy, phải bôn tẩu đến xứ Bắc Cao-ly. Nhờ chiến công đánh Mông-cổ, mà con cháu ngài đều được phong hầu. Ngoài ra, ngài là người đem học phong tới Cao-ly, công đức ấy không ai sánh kịp. Thế nhưng trải trên tám trăm năm, hồn ngài lúc nào cũng phiêu phưởng, không biết bao giờ được về cố hương ").

 

Ngày nay trên ngọn đồi Julbang thuộc xã Đỗ-môn (Tô-mơ-ki) cách núi Hoa-sơn 10 cây số về phía Tây còn lăng mộ ngài và con, cháu cho đến ba đời. Trên Quảng-đại sơn có Vọng-quốc đàn, nơi cuối đời ngài thường lên đó, ngày ngày nhìn về phương Nam, ôm mặt khóc, tưởng nhớ cố quốc. Mỏm đá mà ngài đặt chân đầu tiên lên bờ biển Cao-ly, được gọi là Việt-thanh nham, tức đá xanh in vết tên Việt.

 

Trên Hoa-sơn còn rất nhiều di tích kỷ niệm huân nghiệp của vương. Khi đến Hoa-sơn hành hương, thay vì chào nhau, du khách được hướng dẫn viên du lịch dạy cho nói câu: Hữu khách, Hữu khách, kỵ bạch mã. Nghĩa là Có người khách cỡi ngựa trắng, tức Lý Long Tường.

 

Tương truyền một đạo binh thiện chiến do Vương huấn luyện, trở thành đạo binh bảo quốc, đời nọ sang đời kia đều lấy tên là Bạch-mã. Hồi chiến tranh Việt-Nam (1960-1975) sư đoàn Bạch-mã có tham chiến, trấn đóng tại vùng Bồng-sơn, Quy-nhơn, Bình-định.

 

Cho đến nay, giòng họ Lý Hoa-sơn truyền trải 28 đời. Tại Nam-hàn chỉ có khoảng hơn nghìn hộ. Tại Bắc-hàn thì đông lắm, không thống kê được. Lý tộc tại Nam-hàn, hầu hết họ là những gia đình có địa vị trọng yếu về giáo dục, kinh tế, kỹ nghệ. Hồi 1953-1957, Tổng thống Lý Thừa Vãn là cháu 25 đời Kiến bình vương.

 

Theo tấm bia trên mang tên Thụ-hàng môn bi ký, thì Kiến Bình <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />vương Long Tường có nhiều con trai, tất cả đều hiển đạt. Không thấy nói tơí Lý Long Hiền, cùng tông tộc hơn 200 người ở lại đảo (Đài-loan "). Lý Cán Đại lĩnh Đề-học nghệ văn quán, Kim-tử quang lộc đại phu. Lý Huyền Lương, Tham-nghị lễ tào, Chính-nghị đại phu. Lý Long Tiền Giám-tu quốc sử.

 

Theo quan chế Tống, hồi đó thì chức Chiêu-văn quan đại học sĩ, giám tu quốc sử là danh tự để chỉ chức Tể-tướng. Không biết quan chế Cao-ly có giống Tống không " Nếu giống thì Lý Long Tiền đã làm Tể-tướng.

 

Ngày nay, tại Bắc-hàn, cứ đến dịp tết Nguyên-đán, hậu duệ của Kiến Bình vương Lý LongTường khắp lãnh thổ Đại-hàn đều kéo về Hoa-sơn để dự lễ tế tổ. Luật pháp Nam-Bắc Hàn đều cấm ngặt người Nam-Hàn du lịch Bắc-Hàn. Thế nhưng, hầu hết các hậu duệ tại Nam-hàn đã dùng phi cơ sang Trung-quốc, rồi từ Trung-quốc vào Bắc-hàn. Khi những hậu duệ Nam-Bắc Hàn gặp nhau, họ ôm nhau khóc nức nở. Sự kiện này chính phủ Nam-Bắc Hàn nhắm mắt lờ đi, vì tộc Lý dù ở Nam hay Bắc họ đều giữ những chức vụ trọng yếu. Khởi đầu của cuộc tế, đánh chín tiếng trống, gọi là Tâm-thanh để mọi người cùng tưởng nhớ cố quốc. Theo gia phả của chi Thuận-xuyên, sở dĩ đánh chín tiếng, vì muốn ghi lại triều Lý trải 9 đời vua, kể cả Lý Chiêu-hoàng.

 

Năm 1995, con cháu của Kiến Bình vương Lý LongTường, quy tụ hơn trăm người trở về Đình-bảng, huyện Tiên-sơn, tỉnh Bắc-ninh hành hương lăng mộ tám vị vua triều Lý, tu bổ đền thờ Lý Bát đế, cùng dự lễ hội làng vào ngày rằm tháng ba Âm-lịch. Tại thiên chi linh, hẳn 9 đời vua triều Tiêu-sơn, cũng như Kiến Bình vương Lý LongTường đã thỏa nguyện: Những đứa cháu lưu lạc, nay trở về chầu tổ ».

 

Như Lan hỏi Lý Long Vân:

 

– Có đúng thế không"

 

Mặt Long Vân hãnh diện:

 

– Không sai.

 

Thái tử tiếp chúng tôi rất niềm nở. Thái tử đem tập sách mỏng Tiêu sơn truyền phảra đọc cho chúng tôi nghe. Chỉ mới nghe mấy câu sư phụ đã biết Thái tử không phải giòng giống Tiêu Sơn như tôi. Thái tử thuộc giòng dõi của bọn cướp Thân Lợi. Tuy nhiên trót vào hang hùm, sư phụ dặn tôi phải cẩn thận, bằng không khó thoát ra khỏi vùng Khâu Bắc, Văn Sơn.

 

Lý Long Vân giật bắn người lên hỏi sư Huệ Quang:

 

– Sao" Sao đại sư biết"

 

Sư Huệ Đăng cười mà không phải cười, sư đổi cách xưng hô:

 

– Chỉ có những ma vương, quỷ dữ mới tưởng rằng chúng sinh ngu muội cả. Này Thân thí chủ, ngay khi tới Khâu bắc bần tăng đã biết sự thực rồi. Những gì thí chủ đọc từ nãy đến giờ là trò bịp bợm của tổ tiên thí chủ. Y là một tên thầy bói Thân Lợi. Vua Lý Nhân Tông không hề có cung nga nào sinh con tên Lợi cả. Chỉ có tên thầy bói tên Thân Lợi làm giặc bị giết mà thôi. Sau khi Thân Lợi bị chặt đầu, thì đồ đảng của chúng chạy sang xin Tống giúp quân về làm loạn. Tống vốn kinh sợ binh lực Đại Việt trong thời Anh Vũ Chiêu Thắng nên không dám mó tay vào tổ ong. Nhưng họ muốn nuôi một nhóm gian tế Việt, để mai sau có dịp dùng đến. Họ cho chúng khu đất Khâu bắc, Văn sơn lập trại sinh sống.

 

Long Vân hừmột tiếng, nói tiếng Hoa:

 

– Đại sư biết rõ như vậy mà vẫn theo cô gia gần năm nay là vì lý do gì"

 

Như Lan hừ một tiếng:

 

– Sao người ngu thế" Giữa hang hùm, thì phải giữ thân, đợi ra khỏi hang hùm thì tính tội gian nhân cũng chưa muộn.

 

Ghi chú,

 

Đoạn này Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép như sau:

 

Người thầy bói tên Thân Lợi nổi loạn.

 

Tân Dậu năm thứ hai (năm 1141)

 

(Tống năm Thiệu Hưng thứ 11). Sai bọn Lưu Vũ Xứng đi đánh Thân Lợi ở Bồ dinh, bị thua trận.

 

Trước đây Thân Lợi tự xưng là con vua Lý Nhân Tông, đem đồ đảng đến châu Thái Nguyên, từ Tây Nông kéo ra, qua đất Lục Lệnh, vào giữ châu Thượng Nguyên và châu Hạ Nông. Y tụ tập những kẻ vong mạng, chiêu mộ thổ binh, định mưu nổi loạn. Lợi tự xưng là Bình vương, lập hậu phi, phong vương hầu, ban quan tước cho bè đảng. Bấy giờ đồ đảng Thân Lợi chỉ chừng hơn một nghìn người, đi đến đâu cũng nói phao lên rằng Thân Lợi giỏi thuật dùng binh, để bịp những dân ở các khê động nơi biên giới. Đâu đấy đều sợ hãi, không ai dám chống cự lại. Khi tin từ biên giới cáo cấp về, nhà vua sai Gián Nghị đại phu Lưu Vũ Xứng đi đường bộ, Thái phó Hứa Viêm đi đường thủy, đem quân đến đánh. Bộ tướng của Vũ Xứng là bọn Tô Tiệm và Trần Tiềm kéo quân đi trước. Gặp thủy quân Thân Lợi, hai bên giao chiến, Tô Tiệm thua, bị chết tại trận. Thân Lợi đắp ải Bác Nhự để chống lại quan quân. Vũ Xứng đánh hết sức mới hạ được. Khi Vũ Xứng kéo quân về đất Bồ dinh, Thân Lợi tung cả thủy quân ra đánh. Vũ Xứng thua, tướng sĩ chết đến quá nửa, phải rút về.

 

Lời bàn của Ngô Thì Sĩ:

 

Nay xét: Năm Thiệu Hưng thứ 9 (1139) nhà Tống, Quảng Tây súy ty nói rằng: "Thời Lý Nhân Tông có người cung thiếp sinh được con trai, vua Nhân Tông không nhận. Khi Lý Thần Tông lên ngôi, người con ấy chạy sang nước Đại Lý, đổi họ là Triệu, lấy tên Trí Chi, tự xưng là Nam Bình vương. Kịp khi Thần Tông mất rồi, hắn quay về nước muốn tranh ngôi với Lý Anh Tông. Anh Tôngđem quân chống lại, Trí Chi cầu xin nhà Tống xuất quân cứu giúp. Súy ty đem sự đó tâu lên, nhưng vua Tống xuống chiếu từ chối. Vậy có lẽ Trí Chi với Thân Lợi cùng là một người: Khi tự giới thiệu ở Quảng Tây để xin Tống cứu viện thì lấy tên là Trí Chi, và nói dối là con vợ lẽ Lý Nhân Tông để lừa gạt nhà Tống đấy thôi. Còn xưng hiệu là Nam Bình vương cũng là chứng cớ hợp với sử chép Thân Lợi tiếm hiệu là Bình vương ; nhưng không biết được gốc ngọn của Thân Lợi ra sao.

 

Tháng 4, mùa hạ. Thân Lợi phá phủ Phú Lương. Nhà vua sai Đỗ Anh Vũ đi đánh: Thân Lợi thua chạy, Tô Hiến Thành đuổi bắt được Lợi.

 

Thân Lợi ra giữ Tây Nông, đem người các xứ Thượng Nguyên, Tuyên Hóa, Cảm Hóa, Vĩnh Thông... đánh phá phủ Phú Lương, chiếm phá phủ lỵ, rồi cùng với đồ đảng mưu cướp kinh đô. Nhà vua sai Anh Vũ đem quân đi đánh. Bấy giờ Thân Lợi tiến đóng ở Quảng Dịch, gặp quân Anh Vũ đánh kịch liệt, quân Lợi thua, chết không biết bao nhiêu mà kể. Đảng nó là Dương Mục thủ lĩnh châu Vạn Nhai, và Chu Ái thủ lĩnh động Kim Kê đều bị bắt. Thân Lợi trốn thoát chạy sang châu Lục Lệnh. Nhà vua lại sai Anh Vũ đi đánh, bắt được đảng Thân Lợi hơn hai nghìn người làm tù binh. Thân Lợi chạy sang Lạng châu. Nhà vua xuống chiếu cho Tô Hiến Thành đuổi đánh, bắt được Thân Lợi, đưa sang đến quân doanh Anh Vũ, đóng cũi mang về kinh đô ; giao cho quan lại trị tội: chém Thân Lợi và những kẻ đồng mưu 20 người, còn thì cứ theo nặng nhẹ mà trị tội.

 

(Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, Q4, Viện sử học Việt Nam dịch chú giải, nhà xb Giáo dục 1998, trg 394-396)

 

Như Lan tiếp:

 

– Thân Lợi bị giết, con y là Thân Minh, dẫn tàn quân sang nương nhờ Tống. Tống ban cho vùng đất hoang làm nơi tá túc. Thân Minh cùng đồ đảng khai thác đất hoang, trồng cấy, chăn nuôi. Mười năm sau khu đất trở thành hai châu Văn Sơn, Khâu Bắc. Thân Minh thường đem cái chiêu bài phục hồi chính thống triều Tiêu sơn, sai bọn bộ hạ về nước, chiêu mộ con cháu triều Lý, bọn đầu trộm đuôi cướp, bọn vong mạng sang nhập bọn. Minh tổ chức:

 

Mười hộ là một chòm,

Mười chòm là một xóm,

Mười xóm là một hương,

Mười hương là một trại.

 

Trai gái từ 12 tuổi trở lên cứ 8 ngày làm việc, thì hai ngày luyện tập võ nghệ, binh bị. Dân chúng phải làm việc từ giờ Mão đến giờ Dậu (5 tới 19 giờ). Nhưng họ chỉ được chu cấp thức ăn vừa đủ no. Còn bao nhiêu tài nguyên phải xung vào công khố. Thân Minh chết, con là Thân Anh kế nghiệp. Anh tổ chức hai châu Khâu Bắc, Văn Sơn như một nước. Cao nhất là Thân Anh, xưng Thái tử, dưới có Tể tướng, Lục bộ (Lại, Binh, Hộ, Hình, Công, Lễ). Lại có cả Khu mật viện. Nội cung thì có Tam cung: Chánh phi, Nguyên phi, Tây phi. Ngoài ra còn có lục viện. Tổ chức đó cho đến nay vẫn duy trì.

 

Như Lan cười chế nhạo:

 

– Tổ tiên Thái tử cai trị cực tàn ác. Dân chúng chịu không nổi, bỏ trốn bị bắt về không cần biết chính phạm, tòng phạm cho xử cỡi ngựa gỗ hết.

 

Thúy Hồng hỏi:

 

– Cỡi ngựa gỗ là hình phạt gì vậy"

 

Như Lan thuật:

 

– Bất kể tội nhân là nam, phụ, lão, ấu đều bị hình binh trói trong tư thế chân tay dang thẳng ra trên một tấm ván có bốn người khiêng. Hình binh khiêng đi từng xóm một, đánh trống họp dân chúng lại xem hành hình. Hình binh đánh ba tiếng trống, ba tiếng thanh la, lại xẻo một miếng thịt. Một hình binh khác cầm cây gậy đầu quấn dẻ, nhúng vào cái vại pha muối với vôi quét lên vết thương. Mỗi ngày hình binh chỉ xẻo mười miếng thịt thôi. Cứ như vậy cho đến khi phạm nhân chết thì xác vứt xuống một chuồng hôi (cầu tiêu) làm phân bón.

 

Như Lan cười khúc khích, nàng tiếp tục gọi Long Vân là Thái tử để chế diễu:

 

– Trong khi sư phụ với tôi ở Khâu bắc, Văn sơn thì người của Thái tử với Mông cổ qua lại nườm nượp. Sư phụ tôi đã bắt sứ giả của Mông cổ tra khảo, thì biết rằng Thái tử ước mong được phong làm An Nam quốc vương. Thái tử hứa rằng: nếu được phong làm An Nam quốc vương, Thái tử sẽ tích trữ lương thảo, huấn luyện sĩ tốt, chuẩn bị sẵn chờ khi Mông cổ mang quân đánh Đại Việt thì Thái tử đem bộ hạ đi tiên phong. Vừa rồi Thái tử gửi một vạn bộ binh, hai nghìn kị binh theo Mông cổ vào cướp phá Đại Việt. Trong trận Đông bộ đầu đám thổ phỉ này nhanh chân chạy trước. Chúng cướp gái đẹp, lương thảo, trâu bò, lừa ngựa không đến mấy vạn. Đích thân Thái tử chỉ huy thổ phỉ bắt không biết bao nhiêu ca kỹ đem về Văn sơn. Ngột Lương Hợp Thai bắt Tô lịch thất tiên, giao cho Thái tử đem về Văn sơn cung phụng. Thái tử hối lộ vàng, ngọc cho Ngột Lương Hợp Thai để y xin với Hốt Tất Liệt cho Thái tử làm An Nam quốc vương. Y đồng ý, y ra lệnh cho Thái tử yết kiến Hốt Tất Liệt để nhận sắc phong. Sư phụ tôi muốn nhân dịp này thoát khỏi vùng Khâu bắc, Văn sơn, nên người thuyết Thái tử rằng:

 

Muốn Hốt Tất Liệt nể, thì Thái tử phải tỏ ra có thực lực. Thái tử phải mang sư phụ tôi theo, rồi nói cho Hốt Tất Liệt biết rằng: Khi Mông cổ tái nhập Đại Việt, ngoài quân của Khâu Bắc, Văn Sơn ra Thái tử còn một lực lượng 6 nghìn thủy quân với hai hạm đội hiện ẩn ở Cao ly. Cả hai nơi cùng kéo quân về làm tiên phong cho Mông cổ. Mông cổ chỉ có bộ binh, kỵ binh, họ rất yếu về thủy quân. Nay họ được 6 vạn thủy quân của Thái tử thì việc Thái tử muốn được phong làm An Nam quốc vương đâu có khó "

 

Long Vân càng nghe nói, càng tỏ ra bực tức. Như Lan tiếp:

 

– Thái tử dẫn sư phụ tôi theo cùng Ngũ hổ tướng tới Côn minh yết kiến Ngột Lương Hợp Thai. Giữa lúc đó tên gian tế Trịnh Ngọc trở về báo cho Ngột Lương Hợp Thai biết rằng cống vật là 7 cô gái Việt đẹp như tiên nga bị Hoa sơn ngũ hiệp cướp mang đi. Y ra lệnh cho Thái tử phải đi bắt lại. Thái tử líu ríu tuân lệnh, dẫn Ngũ hổ tướng đi Ô Giang. Y tăng viện cho Thái tử vợ chồng tên gian tế Trịnh Ngọc và thằng con tên Trịnh Long. Biết rằng khó địch lại Hoa sơn ngũ hiệp, Thái tử bầy ra cuộc đánh thuốc mê, bất chấp sư phụ tôi phản đối.

 

– Tôi làm gì có thuốc mê mà đánh. Người đánh thuốc mê là gã Trịnh Ngọc.

 

Như Lan cười chế nhạo:

 

– Thái tử khoe rằng Thái tử có Ngũ hổ tướng, vô địch thiên hạ, trung thành. Nhưng Thái tử đâu biết rằng họ vốn là hậu duệ của các Tiên đế triều Lý chính tông. Vì họ nghe lời bịp bợm của Thái tử, mà bỏ nước sang nhập đảng cướp. Biết bị lừa, họ cắn răng làm thân Câu Tiễn qua ngày, chờ dịp giết Thái tử để trừ cho Đại Việt một tên tướng cướp. Sư phụ tôi biết thế, nên đã âm thầm bàn với họ, thu họ làm đệ tử. Cho nên hồi nãy, khi đấu với Dã Tượng, họ vờ dùng nội lực tự hất văng đao của họ đi. Họ chịu để Dã Tượng điểm huyệt. Chứ bản lĩnh họ cao thâm khôn lường.

 

Nàng bĩu môi khinh rẻ:

 

– Thôi, bây giờ Thái tử hãy trở về với ông tổ trộm trâu của mình đi. Thái tử không nên, không thể mạo nhận họ Lý của tôi nữa. Hãy nhận họ Thân, nhận ông tổ Thân Lợi trộm trâu.

 

Nàng cười lớn chỉ vào mặt Long Vân:

 

– Này tên trộm trâu con, hôm nay mi đừng hòng trốn thoát tay bản cô nương. Mimuốn chạy ư" Khó lắm.

 

Nghe Như Lan thuật, bây giờ Thanh Hoa mới hiểu rõ sự thực. Nàng nhủ thầm: mình không biết chân tướng cái con Như Lan, mà đã chửi nó. Cũng may nó chưa lấy tính mạng mình.

 

Long Vân ra lệnh cho Ngũ hổ tướng:

 

– Năm vị tướng quân của ta đâu" Mau ra tay.

 

Nhanh như chớp, hổ tướng Lý Kiệt đứng dậy:

 

– Tuân chỉ điện hạ.

 

Nói xong y túm lấy hai tay Long Vân bẻ quẹo ra sau, rồi dùng sợi dây đeo sau lưng trói y lại. Long Vân quát:

 

– Các người phản ta ư" Ta sẽ cho hình binh đem cả nhà người ra xử cỡi ngựa gỗ.

 

Hắn kêu lớn:

 

– Phu nhân Trịnh Ngọc đâu, mau cứu giá.

 

Có tiếng nói trong trẻo vọng vào:

 

– Đất này là nơi nào mà bọn gian nhân Mông cổ có thể lộng hành "

 

Vù, vù, vù, ba thân người từ ngoài bay vào, rơi ngay cạnh bàn. Dã Tượng nhìn lại thì ra vợ chồng gã Trịnh Ngọc và đứa con bị điểm huyệt nằm thẳng cẳng. Rồi Vương Kiênxuất hiện với phu nhân là Minh Anh, Kim sơn tam kiệt.

 

Giữa lúc đó một người từ trên mái nhà đáp xuống nhẹ như chiếc lá. An Nhất, An Nhị đồng xuất chưởng tấn công người kia. Người kia cười một tiếng, đẩy chưởng của An Nhất vào chưởng của An Nhị. Bùngmột tiếng, anh emhọ An bật lui trở lại. Người kia nói tiếng Hoa vùng Thục:

 

– Xin lỗi Kim Sơn tam kiệt. Chúng ta là người nhà cả mà.

 

Nghe tiếng người ấy nói, Dã Tượng cảm thấy ấm áp trong lòng, vì y chính là Nguyễn Địa Lô.

 

Dã Tượng ôm chầm lấy Địa Lô:

 

– Chú năm! Em sang đây bao giờ"

 

Dã Tượng đi một vòng giới thiệu:

 

– Người này là em kết nghĩa của tại hạ.

 

Mọi người nhìn Địa Lô: dáng người phong lưu tiêu sái, da trắng môi hồng, như cây ngọc trước gió. Chàng nói với Dã Tượng:

 

– Anh cả! Em tới đây đã hai ngày, tìm anh khắp nơi hôm nay mới thấy.

 

Như Lan, Thúy Hồng thấy dung quang của Địa Lô, bất giác cả hai cùng nghĩ thầm:

 

– Ôi! Tại sao trên đời lại có người uy vũ, khôi ngô thế kia"

 

Địa Lô chắp tay vái Vương Kiên, chàng nói tiếng Hán vùng Thục:

 

– Vương đại nhân! Từ Đại Việt xa xôi, tại hạ đã nghe danh đại nhân như sấm nổ bên tai. Nhưng mấy hôm nay đi tìm nghĩa huynh khắp vùng Kim sa giang, Trường giang, thấy tướng binh hùng tráng, kỷ luật, dân chúng yên vui, tại hạ thầm phục đại nhân quả có tài như Gia Cát Vũ hầu. Bái phục, bái phục.

 

– Đa tạ Đô thống quá khen.

 

Có tiếng Nhất Hổ rên vì đau nhức. Địa Lô đến bên Nhất Hổ chẩnmạch:

 

– Cả hai xương ống quyển trái bị anh Dã Tượng dùng nội lực trấn gẫy. Còn ống quyển phải chỉ bị dập bắp thịt thôi. Đại sư Huệ Đăng đã bó cho, nhưng không đúng khớp, vì vậy Nhất Hổ mới bị đau đớn. Nếu không trị ngay, thì chân trái bị úng máu, phải cắt đi.

 

Chàng móc trong bọc ra một hộp kim, tay gỡ hai thanh gỗ bó chân Nhất Hổ, rồi dùng kim châm vào huyệt Thần môn, Đại lăng:

 

– Tôi dùng hai huyệt này để trấn tĩnh thần trí cho huynh đã.

 

Thấy thủ pháp của Địa Lô, đại sư Huệ Đăng biết đây là danh y. Ông chắp tay:

 

– Xin Đô thống ra tay tiên cứu cho đệ tử của bần tăng.

 

Địa Lô mỉm cười, nụ cười tươi như hoa:

 

– A Di Đà Phật. Bây giờ đệ tử phải dùng kim làm tê ống quyển của Nhất Hổ, sau đó dùng dao mổ cho máu bầm chảy ra, bấy giờ mới bó xương được.

 

Rồi chàng dùng kim châm vào huyệt Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Tam âm giao, Huyền chung; lại dùng ngón tay búng kim liên tiếp. Một lát, chân Nhất Hổ hoàn toàn tê; chàng lấy con dao trong bọc rạch chỗ dập, máu tím tuôn ra chan chứa. Đợi máu tím ra hết, chàng dùng thuốc cao dán lên, rồi quấn vải quanh vết thương. Cuối cùng dùng hai thanh gỗ nhỏ bó lại và nhổ kim ra.

 

Mặt Nhất Hổ tươi hồng trở lại:

 

– Đa tạ Đô thống.

 

Trong khi Địa Lô chữa trị, ngươi người mở to mắt ra nhìn thủ pháp của chàng, mà từ trước đến nay họ chưa từng nghe, chưa từng thấy.

 

Vương Kiênhất hàm hỏi Long Vân:

 

– Tên mặt dơi, tai chuột kia. Tổ tiên nhà mi được Đại tống ban cho hai châu Khâu Bắc, Văn Sơn làm chỗ dung thân, trải đã 5 đời. Thế mà bây giờ mi lại phản triều đình, theo Mông cổ, mưu đánh phía sau Tống. Mi thực là bọn rắn rết, không thể nào tha thứ.

 

Nói dứt Vương hô:

 

– Đem chúng ra chặt đầu.

 

Long Vân kinh hoảng, nói với Dã Tượng:

 

– Trăm lạy tướng quân, nghìn lạy tướng quân! Bề gì tôi với tướng quân cũng là người Việt. Nếu được ân xá tôi xin đầu hàng triều đình. Tôi thề đem hai châu Khâu bắc, Văn sơn sát nhập vào cương thổ Đại Việt. Tôi xin đem tất cả lực lượng bộ binh, kỵ binh đi tiên phong đánh Mông cổ. Chứ tướng quân giết cái mạng kiến ruồi này, tối vô ích.

 

Địa Lô nói với Vương Kiên:

 

Vương Tiết độ sứ. Xin Tiết độ sứ giao bọn này cho anh em tôi. Anhem tôi phải dùng bọn chúng thì mới bình định được các châu Khâu bắc, Văn sơn.

 

Vương Kiênnói với Dã Tượng:

 

– Trần tướng quân! Long Vân là khâm phạm của Đại Việt, xin để Đại Việt xử chúng. Hai châu Văn sơn, Khâu bắc trước kia, khi thì thuộc Tống, khi thì thuộc Đại lý. Bây giờ dân chúng trong hai châu toàn người Việt. Vậy xin tướng quân dẹp bọn thổ phỉ Long Vân, rồi tổ chức cai trị. Tống không biết đến bọn mặt dơi tai chuột này.

 

Về tới dinh tổng trấn Vương Kiênnói với Dã Tượng:

 

– Cứu binh như cứu hỏa. Bây giờ tên Long Vân bị cầm tù. Ngũ hổ tướng của hai châu Khâu bắc, Văn sơn đã trở về với Đại Việt. Trần tướng quân có thể điều quân từ Đại Việt sang chiếm ngay hai châu này không" Để lâu e sinh biến.

 

Dã Tượng chắp tay:

 

– Đa tạ Vương Tiết độ sứ.

 

Trở về khoang thuyền trên bến Bồ lăng, Dã Tượng, Địa Lô, cùng Thúy Hồng họp với đại sư Huệ Đăng, Lý Như Lan, thiết kế bình định hai châu Khâu bắc, Văn sơn.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.