Hôm nay,  

Kỳ Thị Chủng Tộc

23/07/200900:00:00(Xem: 5576)

Kỳ Thị Chủng Tộc

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Nạn kỳ thị chủng tộc là một chương quái đản dài nhất trong lịch sử nhân loại. Nạn này có gốc từ thời xa xưa là thói kỳ thị mầu da khi loài người lan tràn khắp năm châu và có đủ phương tiện giao thông để tiếp xúc với nhau bằng đường bộ và đường thủy vào thời vài thế kỷ trước Tây nguyên. Nhưng loài người nguyên do xuất phát từ đâu" Chúng ta đã biết loài người tiền sử gốc ở Phi châu. Theo các di cốt khảo cổ học tìm được, loài người có trí khôn (homosapiens) đã sinh ra ở vùng ngày nay là nước Ethiopia, cố nhiên đó là người gốc da đen. Khoảng 45,000 năm trước đây, loài người đó bắt đầu từng nhóm kéo nhau di chuyển về phương Bắc. Vùng đất tiên khởi quá nóng, loài thứ dữ quá nhiều, nên họ phải tìm cách thích ứng để sống còn. Họ đi về hướng Bắc khí hậu mát hơn, nhưng lại đụng phải bờ biển Địa Trung Hải. Nhưng sau họ tìm được bờ biển Hồng Hải có đường Bắc tiến, dần dần đến một nơi gần kinh đảo Suez ngày nay, họ đã gặp mảnh đất nhỏ nối liền từ Phi châu qua Trung Đông.
Từ Trung Đông họ chia ra nhiều chi nhánh, tỏa lên Âu Châu ở phía Bắc và qua Trung Á rồi đến Á châu ở hướng Đông. Khung cảnh sống khác, khí hậu khác, thực phẩm kiếm được cũng khác nên lâu dần suốt trong mấy chục ngàn năm qua, mầu da họ đổi khác, đó cũng là luật tiến hóa tự nhiên để sống còn. Họ không còn nhớ cái gốc của họ là da đen xuất phát từ Phi Châu. Christopher Columbus tìm ra Mỹ châu vào năm 1492 và trong khoảng thời gian ba thế kỷ sau đó, di dân từ các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch...dần dần kéo đến Bắc Mỹ gọi là "Thế giới mới" rất đông để khai khẩn tìm nơi sinh sống. Đất rộng mênh mông, ở đây vốn đã có những sắc dân thiểu số lúc đó gọi là người Indians, ngày nay chúng ta gọi họ là người "da đỏ". Cũng trong thời gian này đã nẩy sinh tệ nạn buôn bán người da đen làm nô lệ vô cùng tàn bạo từ Phi châu qua Bắc Mỹ. Người Đạn Mach thời đó là nhóm người cầm đầu nạn buôn nô lệ. Cùng thời các nước văn minh lớn như Anh và Pháp đều đã có thuộc địa ở vùng ven biển Phi Châu. Các tay buôn bỏ tiền ra mua người hay bắt người da đen ở các vùng rừng rậm đói khổ, rồi cùm lại, bỏ xuống hầm tầu như chở các thú vật để đem qua "tân thế giới" bán cho dân da trắng định cư ở đó. Những nô lệ nổi loạn đều bị bắn chết, quẳng xác xuống biển. Các kẻ da trắng buôn nô lệ tàn bạo đã phản lại cái gốc thủy tổ của họ ở Phi châu là người da đen.
Về phía di dân lúc đầu có người Tây Ban Nha, sau đó dân Anh và Pháp chiếm đa số. Tất cả các di dân đó đều lập thành những "khu thuộc địa" của nước họ. Ở nước Mỹ ngày nay lúc đầu có các vùng của người Anh và Pháp, nhưng người gốc Anh đông hơn nên sau cuộc chiến tranh ngắn, người gốc Pháp rút về Canada ở phía Bắc, còn ở phía Nam chính quyền thuộc địa Pháp rút xuống Mexico. Ở nước Mỹ, vì bất mãn với chính quyền thuộc địa Anh quốc, di dân gốc người Anh đã nổi lên làm Cách mạng năm 1775, đưa đến bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776. Chính quyền liên bang Mỹ độc lập bắt đầu từ đây. Kế đó đến thời Tổng Thống Abraham Lincoln (1861-65), ông đã chủ trương cấm nô lệ khi đưa ra Tu chính án 13 được chấp thuận năm 1865. Sự kỳ thị mầu da là trái luật, nhưng cũng giống như sự kỳ thị sắc tộc vẫn còn phảng phất trong dân chúng trong nhiều năm qua.


Bây giờ thì sao" Nước Mỹ đã có một vị Tổng Thống đầu tiên gốc da mầu. Hai tuần trước, Tổng Thống Barack Obama đi thăm Phi châu. Obama có người cha gốc da đen ở Kenya, người ta đã tưởng ông về thăm quê nội. Bất ngờ ông đã đến thăm nước Ghana ở bờ biển Tây Phi. Ghana là một nước dân chủ nhỏ, nhưng ở đây có một đền Tưởng niệm những người da đen đã chết vì nạn mua bán nô lệ. Thời xưa Ghana là nơi tập trung những nguời bị bắt làm nô lệ từ nhiều nơi ở Phi châu đem đến, chờ đưa xuống tầu. Những cảnh đánh đập dã man, có khi làm chết người đã xẩy ra. Các con tầu chở nô lệ vượt biển đến gần Mỹ châu đều ghé đảo nhỏ St Croix thuộc nhóm đảo Virgin trong biển Caribbean gần Puerto Rico. Các đoàn người nô lệ bị trói đưa lên bộ, vào nhà tù ST Croix để cùm hàng tuần hàng tháng, chờ khách hàng đến trả tiền mua nô lệ đem vào đất liền bán cho bọn di dân ở Mỹ. Nhiều người da đen đã chết vì đói, vì bệnh thê thảm ở địa ngục trần gian này. Bọn cai tù coi họ như súc vật hôi thối nhơ bẩn, nên chỉ bồng súng đứng xa, không thèm hỏi han chi hết.
Chúng tôi nhắc lại một giai đoạn đen tối của loài người, không phải để hận thù những kẻ tham tàn đã mất hẳn tính người mà coi đó như những kinh nghiệm của quá khứ để làm gương cho tương lai. Vậy TT Obama phải làm gì để dứt hẳn các tàn dư của nạn kỳ thị mầu da và sắc tộc" Chúng tôi thiết nghĩ những tàn dư đó không còn quan trọng nữa, trước sau nó cũng biến mất với thời gian. Điều cần thiết nhất là phải nhìn đến những giới trẻ, những thế hệ kế tiếp của các sắc dân da mầu, bất luận mầu đen, mầu vàng hay mầu nâu hiện sống trong các cộng đồng sắc tộc ở đất nước này. Chúng ta đã có cái may là được sống ở một nước hiện đại hàng đầu của thế giới, một môi trường tốt nhất để con em chúng ta học hỏi mở rộng kiến thức về mọi ngành mọi mặt. Thế nhưng những cám dỗ để đưa đến sa đọa, mất hẳn tính người cũng không phải ít.
Cuối tuần qua TT Obama đã đưa ra một thông điệp rất đáng chú ý cho những người Mỹ gốc Phi cũng giống như ông. Một thông điệp đầy tình thương nhưng cũng khá cứng rắn cho giới cha mẹ của những đứa trẻ đang lớn lên. Ông nhấn mạnh họ cần phải thúc đẩy các con em của họ có những suy tư trong sáng và thiết thực để vượt qua khỏi những mộng ảo muốn trở thành những ngôi sao sáng màn bạc, thể thao hay ca nhạc. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm của NAACP, nhóm tranh đấu cho quyền công dân lâu đời nhất của người Mỹ gốc Phi, ông kêu gọi người da đen hãy gánh lấy trách nhiệm của chính mình thay vì dựa vào những chương trình của chính phủ. Ông nói người da đen phải lấy lại tinh thần tranh đấu kiên trì về quyền công dân từ nửa bán thế kỷ trước để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống hiện nay như không có việc làm, tiền chữa bệnh gia tăng và nạn HIV-AIDS.
Obama nói: "Giáo dục là con đường đưa tới tương lai tốt đẹp hơn. Tôi mong con em chúng ta phải có đầu óc ước mơ trở thành các nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ và giáo sư. Tôi mong chúng ước mơ trở thành ông bà Tòa ở Tối Cao Pháp Viện, trở thành Tổng Thống của nước Mỹ". Vậy trong một cộng đồng đa chủng, làm thế nào để tránh khỏi sự kỳ thị chủng tộc" Với tư cách một người dân gốc Á, tôi xin trả lời: Đừng để các chủng tộc khác khinh rẻ chủng tộc của chính mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.