Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

02/05/200500:00:00(Xem: 5126)
Hỏi (Ông Trần Thánh Tâm): Tôi lập gia đình tính đến nay hơn 8 năm, tuy nhiên chúng tôi không có con với nhau. Cũng vì tình trạng không con cái nên vào khoảng giữa năm ngoái (2004), vợ tôi thường đị chơi với bạn bè. Gần đây tôi mới phhát hiện được vợ tôi đã ghiền bấm máy tại các câu lạc bộ.
Khi biết được điều này tôi có khuyên can vợ tôi, nhưng bà ta cho biết là vì thua khá nhiều nên bà ta chỉ muốn cố gắng ăn lại đủ vốn là ngưng và sẽ không bao giờ chơi tiếp nữa. Tôi đã giải thích cho vợ tôi biết là chuyện đó sẽ không bao giờ thực hiện được, và yêu cầu vợ tôi hãy ngưng đánh máy.
Vợ tôi cho biết là thua hơn $20,000 trong 4 thẻ tín dụng. Tôi đã giải thích cặn kẻ về hậu qua của việc kéo máy, đồng thời đã đưa căn nhà của chúng tôi cùng đứng tên ra để mượn tiền hoàn trả lại cho các thẻ tín dụng này.
Sau khi trả xong, vợ tôi đã hứa là sẽ không bao giờ đánh máy nữa. Tuy nhiên, vợ tôi đã đánh máy trở lại vào những giờ tôi đi làm vì thế tôi không phát giác được, vì mỗi lần tôi đi làm về vợ tôi đều có mặt tại nhà.
Cho đến cuối năm 2004 tôi mới biết được là vợ tôi đã làm lại các thẻ tín dụng mà tôi đã trả cho bà trước đây và bà đã thua lại toàn bộ một số tiền $20,000 khác.Tôi rất thất vọng, nhưng không còn cách nào khác hơn là phải giúp bà thoát ra khỏi tệ nạn này. Vì thế, tôi đã đồng ý mượn tiền thêm để trả lại số tiền mà bà đã xài trong các thẻ tín dụng đó.
Sau đó tôi đã nhờ bạn tôi kiếm cho bà một việc làm. Khi có việc làm tôi yêu tâm hơn, vì hy vọng bà sẽ không trở lại con đường bài bạc nữa. Tuy nhiên gần đây tôi phát hiện bà đã bỏ sở làm vì ghiền kéo máy. Tôi đã đến ngay câu lạc bộ do bạn bè chỉ điểm và yêu cầu vợ tôi về nhà để cho tôi biết lý do. Khi về đến nhà bà cho tôi biết rằng bà ta muốn ly dị.
Đương nhiên là tôi không có gì để phản đối về điều này vì tôi nghĩ rằng tôi không còn cách nào khác để giúp cho vợ tôi bỏ thói mê bài bạc này.
Xin LS cho biết là khi chia tài sản tôi có quyền lấy lại $40,000 trong tài sản chung để bù lại số tiền trước đây vợ tôi đã thua bạc mà tôi đã cầm nhà trả các thẻ tín dụng cho bà ta như đã nói trong thư hay không"

Trả lời: Trong vụ De Angelis & De Angelis [1999] Fam CA 1690. Trong vụ đó, người vợ sinh năm 1941 tại Úc, bà được 56 tuổi vào lúc vụ kiện được xét xử. Người chồng sinh năm 1932 tại Ý, ông ta được 65 tuổi vào lúc xét xử. Người chồng di dân đến Úc vào năm 1959 và làm việc cho chương trình thủy điện tại Snowy Mountains. Làm được 2 năm thì ông đổi về Sydney và sau đó đã kết hôn vào năm 1963. Vào lúc đó người vợ là một thư ký kế toán và người chồng làm nghề thợ mộc.
Lúc đó người chồng đã mua sẵn một mảnh đất giá 1,500 Bảng Anh do tiền ông để dành được trong lúc làm việc tại Snowy Mountains. Trong lúc đó người vợ dành dụm được 700 Bảng Anh.
Người chồng mua mảnh đất này từ ông nội của người vợ và được bớt 300 Bảng Anh, vì nghĩ rằng đương sự sẽ cưới cháu của ông ta. Số tiền này được vị thẩm phán tọa xử xem là số tiền do người vợ đóng góp.
Sau khi kết hôn, hai vợ chồng đã đi Ý và mỗi bên tự trả phí tổn cho mình. Trong thời gian lưu lại tại Ý, gia đình của người chồng đã tặng quà cưới trị giá tổng cộng chừng 6,000 Bảng Anh.
Khi trở lại Úc vào năm 1964, người vợ bị bệnh, đồng thời để có thể để dành tiền xây nhà, họ đã ở chung với cha mẹ vợ trong thời gian 7 năm rưởi. Họ chỉ trả tượng trưng một số tiền nhỏ để mua thực phẩm và không phải trả tiền mướn.


Người vợ hạ sinh một bé gái vào năm 1966. Vào năm 1968, họ đã để dành đủ tiền để xây nhà. Vào năm 1970, người vợ sinh thêm một bé trai và vì thế bà qua bận rộn và không thể trở lại để làm việc. Trong thập niên 1960s, họ đã mua thêm 3 mảnh đất trị giá tổng cộng $30,000. Vào năm 1973, họ có thêm đứa con thứ 3.
Sau đó người chồng bị tai nạn lao động và được bồi thường $79,000 vào năm 1979.
Toàn bộ trị giá tài sản của họ vào lúc khiếu kiện là $530,400.
Tình tiết vụ kiện này khá dài dòng và phức tạp, vì trong thời gian sống chung này người vợ đã thừa hưởng được một phần tài sản do người cô của bà ta để lại, và người chồng đã phải bỏ ra một số tiền khá lớn để sua sang tài sản đó.
Tuy nhiên, điểm chính yếu là trong thời gian 5 năm sống chung người vợ đã thua bài một số tiền lên đến $195,000, mà $90,000 trong số đó là tài sản chung của cả hai vợ chồng.
Liên hệ đến số tiền $90,000 này vị thẩm phán tọa xử đã đưa ra án lệnh là người vợ phải trả cho người chồng một nửa số tiền này trong phần của bà khi được chia tài sản.
Cuối cùng, Tòa đã đưa ra án lệnh chia cho người chồng 65% và người vợ 35%, đồng thời người vợ phải trả thêm cho chồng $46,321 trên tổng số $90,000 tiền chung mà người vợ đã thua bài bạc. Tổng cộng, người chồng nhận được $391,081 trong lúc đó người vợ chỉ được $139,319. Người vợ bèn kháng án.
Luật sư của người vợ cho rằng vị thẩm phán tọa xử đã sai lầm khi cho rằng hành vi hợp pháp về bài bạc được xem như là hành vi lãng phí. Luận cứ này không đứng vững vì hầu hết các hành vi phát sinh từ “khái niệm lãng phí” (the concept of waste) đều là những hành vi hợp pháp. “Vì rằng việc bài bạc của người vợ phải được xem như là một hình thức giải trí đối với bà ta, vì tiền mà bà ta tiêu xài về bài bạc phải được quyết toán đối với tiền bạc mà người chồng đã tiêu xài để đi đánh gôn” (that the wife’s gambling had to be seen as a form of entertainment for her; that the money she spent on it had to be balanced against the money which the husband spent on playing golf).
Và rằng khi sự quyết toán này được xem xét đến, thì việc tiều xài về bài bạc của người vợ không thể được cho là quá khinh suất rồi giờ đây cần phải tính toán để buộc bà ta phải trả.
Tòa kháng án đã đồng ý rằng bài bạc đối với một vài người là hình thức giải trí và rằng bên đương sự tiêu xài về cờ bạc không thể bị chỉ trích nhiều hơn đương sự kia về việc tiêu xài tiền bạc cho các môn thể thao hoặc giải trí khác. Tuy nhiên, tùy trường hợp và hoàn cảnh để xét đoán. Trong vụ này dựa vào bản tường trình về tâm thần thì người vợ có khuynh hướng bài bạc.
Mặc dầu Tòa đồng ý về hình thức bài bạc giải trí của người vợ là do hậu quả của bệnh tật, tuy người chồng cũng đã xài tiền bạc qua việc đánh gôn, nhưng số tiền thua bài bạc của người vợ là quá nhiều so với tổng số tài sản của hai bên đương sự. Vì thế tòa đồng ý với vị thẩm phán tọa xử về việc người vợ phải trả 50% số tiền thua bài lại cho người chồng khi người vợ được chia tà sản.
Dựa vào phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng việc vợ ông sanh tật bài bạc có thể là do nhiều nguyên nhân khác biệt nhau tạo nên, tuy nhiên dù bất cứ nguyên nhân nào đi nữa, việc xử dụng quá nhiều tiền trong tài sản của vợ chồng để tiêu xài hoặc giải trí theo phương cách bài bạc là một điều khó có thể biện bạch được. Vì thế, nếu có sự phân chia về tài sản, chắc chắn rằng ông sẽ được hoàn trả lại một nửa số tiền mà vợ ông đã thua bạc trong thời gian qua.
Nếu còn thắc mắc xin ông điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.