Hôm nay,  

Câu Chuyện Thể Thao – Tiền Đạo

24/05/200900:00:00(Xem: 1884)

Câu Chuyện Thể Thao – Tiền Đạo

Trong phần Câu Chuyện Thể Thao lần này, xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu về môn “Aikido”, tức “Hợp Khí Đạo”.
“Hợp Khí Đạo” là môn võ thuật hiện đại do võ sư Ueshiba Morihei sáng lập vào trước thời kỳ vua Chiêu Hòa Thiên Hoàng (Showa Tenno, 1926-1989), dựa trên căn bản của những môn võ cổ truyền Nhật Bản như Nhu Thuật (Jujutsu), Kiếm Thuật (Kenjutsu), Trượng Thuật (Jyujutsu), nhưng đặt trọng tâm chủ yếu vào cách ứng dụng năng lực tự nhiên của cơ thể. Từ thập niên 1950, Hợp Khí Đạo được các đệ tử của ông Ueshiba Morihei tích cực truyền bá sang các quốc gia Đông Nam Á, Châu Âu, Mam Mỹ, Bắc Mỹ nên thu hút được nhiều môn sinh trên toàn thế giới theo học và được thể thao hóa khi trở thành bộ môn tranh tài chính thức tại vũ đài “World Games” từ năm 1989. World Game là một đại hội thể thao quốc tế ra đời từ năm 1981 với mục đích bổ xung cho Thế Vận Hội qua hình thức tranh tài những môn thể thao tuy được nhiều khán giả ưa chuộng nhưng không nằm trong đề mục của Olympic. “World Games” do “Hiệp Hội World Games Quốc Tế” (IWGA: International World Games Association) tổ chức một năm sau Thế Vận Hội Mùa Hè.
Về mặt dụng ngữ, Hợp Khí Đạo được gọi một cách quen thuộc theo Việt ngữ là “Hiệp Khí Đạo”, do cách phát âm và nhất là ý nghĩa khá tương đồng giữa hai từ “hiệp” và “hợp”. Từ ý nghĩa hòa hợp giữa con người và thiên nhiên theo nguyên tắc vận dụng hợp lý những năng lực của cơ thể để tạo thành khả năng “lấy nhỏ thắng lớn” (tức những tuyển thủ có thân hình nhỏ bé có thể vật ngã hoặc đánh bại đối thủ to lớn hơn), môn Hợp Khí Đạo còn mang lý tưởng cao đẹp hơn là phục vụ cho nền hòa bình của thế giới. Đây chính là nét đặc trưng độc đáo của môn võ thuật Hợp Khí Đạo.
Về danh xưng thì tuy hiện nay, “Hợp Khí Đạo” được hiểu là môn võ thuật do tổ sư Morihei sáng lập, nhưng trên thực tế danh từ này không phải do ông sử dụng đầu tiên. Theo các tài liệu võ sử của Nhật Bản, trước khi ông Morihei chính thức sử dụng danh xưng Hợp Khí Đạo vào năm 1948, ông đã thành lập “Hội Hợp Khí Đạo” (Aikidokai) để truyền thụ môn Nhu Thuật thuộc trường phái “Hợp Khí Võ Đạo” (Aikibudo) của mình. Ngoài ra, lúc sinh tiền,trong một cuộc phỏng vấn của giới truyền thông, ông Morihei cho biết sở dĩ ông đặt tên Hợp Khí Đạo vì nghe theo lời khuyến khích của một viên chức trong Bộ Văn Hóa Nhật Bản đương thời. Chính xác hơn, danh từ Hợp Khí Đạo lần đầu tiên được sử dụng trong các tài liệu từ năm 1942, là thời kỳ chính phủ Nhật Bản còn kiểm soát toàn bộ những hoạt động của giới võ thuật quốc nội qua việc thành lập tổ chức “Đại Nhật Bản Võ Đức Hội” (Dai Nippon Butokukai) và trong đó có các ban ngành “Hợp Khí Võ Đạo”, “Tổng Hợp Nhu Thuật” (Sogo Jujutsu) v.v…Từ đó, danh xưng “Đại Nhật Bản Võ Đức Hội Hợp Khí Đạo” (Dai Nippon Butokukai Aikido), gọi tắt là Hợp Khí Đạo bắt đầu được sử dụng rộng rãi.
Tổ sư Ueshiba Morihei (1883-1969) xuất thân trong một gia đình nông gia phú hào tại thành phố Tanabe tỉnh Wakayama, trực thuộc khu vực Kinki (Cận Kỳ), tức vùng địa lý trọng yếu mang nhiều đặc tính văn hóa truyền thống ở miền Tây Nhật Bản. Khi còn là một thanh niên, Morihei đã thụ huấn môn Nhu Thuật của các hệ phái “Khởi Đảo” (Kito Ryu), “Liễu Sinh Tâm Ngạn” (Yagyushingan Ryu). Đến năm 1915, ông nhập môn vào phái “Đại Đông Lưu Hợp Khí Nhu Thuật” (Daitoryu Aiki Jujutsu) dưới trướng của võ sư danh tiếng đương thời là Takeda Sokaku. Sau đó, Morihei trở thành một võ sinh xuất sắc với năng khiếu sáng tạo những thế đòn mới lạ của động tác vật, bẻ, khóa tay cùng những chiêu thức sử dụng đoản côn, trượng v.v… Vào năm 1917, ông gia nhập giáo phái “Đại Bổn” (Omoto), một chi nhánh của Thần Đạo Nhật Bản và chuyên tâm nghiên cứu võ học tại cố đô Kyoto. Đến năm 1922, ông được giới võ thuật Nhật Bản nhìn nhận là một võ sư thực thụ. Cùng với người cháu trai gọi ông bằng chú là Inoue Noriaki, ông hướng dẫn các môn sinh theo học “Hợp Khí Võ Đạo”.
Từ đó, danh tiếng lẫy lừng của một võ sư tuy có thân hình nhỏ bé với chiều cao chỉ khoảng150cm nhưng lại mang tuyệt nghệ võ học lợi hại, đã bay đến tận thủ đô, gây xôn xao trong làng võ thuật Đông Kinh. Chính vì vậy, vào năm 1927, Morihei được đại tướng hải quân Nhật Bản là Takeshita Isamu mời lên kinh thành trợ giúp huấn luyện võ thuật cho binh sĩ và những người trong hoàng tộc. Tại Đông Kinh, Morihei đã thành lập võ đường “Hoàng Võ Quán” (Kobukan) vào năm 1931, và sáng lập hội đoàn “Hoàng Võ Hội” (Kobukai) vào năm 1940. Đến năm 1948 thì “Hoàng Võ Hội” được cải danh thành “Hợp Khí Hội” (Aikikai). Cũng trong thời kỳ này danh xưng “Hợp Khí Đạo” được sử dụng để nói riêng về môn võ học đặc thù của ông. Đây chính là lý do mà giới võ thuật Nhật Bản căn cứ vào đó để gọi ông Morihei là vị tổ sư sáng lập môn Hợp Khí Đạo. Trong thời chiến tranh, do nhu cầu nên môn Hợp Khí Đạo chỉ được truyền thụ trong các trường huấn luyện quân đội như “Lục Quân Nagano” (Rikugun Nagano Gakko), “Đại Học Hải Quân” (Kaigun Daigakko) và giới hạn trong một số ít môn sinh thuộc giai cấp thượng lưu, hoàng tộc. Nhưng sau khi Nhật Bản bại trận trong Đệ Nhị Thế Chiến, những kỹ thuật cận chiến của Hợp Khí Đạo được truyền cho Tự Vệ Đội, Cảnh Sát và những lực lượng cơ động. Đồng thời, từ giữa thập niên 1950, người con trai thứ ba của Morihei tên Ueshiba Kisshomaru, vốn là Hội Trưởng “Hợp Khí Hội” đời thứ hai đã cùng các đệ tử bỏ nhiều công sức để phổ biến rộng rãi môn Hợp Khí Đạo trong giới bình dân và truyền bá khắp thế giới. Trải qua đến đời Hội Trưởng thứ ba hiện nay là Uesiba Moriteru, tức thứ nam của ông Kisshomaru, môn Hợp Khí Đạo đã thu hút hơn 1 triệu môn sinh tập luyện và trong đó có hơn phân nửa là hội viên của “Hợp Khí Hội”. Hơn nữa, “Hợp Khí Hội” còn có chi nhánh tại 80 quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt tại Pháp Quốc số lượng võ sinh tập luyện môn Hợp Khí Đạo ngày càng gia tăng và theo thống kế hiện nay đã vượt qua cả Nhật Bản. Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của môn Hợp Khí Đạo trên toàn cầu, vào năm 1976 “Liên Đoàn Hợp Khí Đạo Quốc Tế” (IAF: International Aikido Federation) được thành lập dưới sự điều động trực tiếp của “Hợp Khí Hội”.


Tương tự như hầu hết những môn võ thuật khác, Hợp Khí Đạo cũng chia thành nhiều nhánh phái tùy theo mức độ lĩnh hội và suy diễn của các võ sư khi được truyền thụ yếu quyết từ dòng chính phái. Tuy nhiên, đặc điểm khác biệt của Hợp Khí Đạo là đa số các chi phái vẫn tuân hành theo những điều căn bản trong khi luyện tập như sau:
- Không phân biệt vóc dáng nhỏ bé hay to lớn, nếu vận dụng một cách hợp lý năng lực của cơ thể vẫn có thể “dĩ tiểu chế đại” bằng những kỹ thuật ném. vật, bẻ, khóa v.v…để chế ngự đối phương mà không hề gây thương tích cho họ. Những động tác này ứng dụng các kỹ thuật tác chiến như: “Hình Thức” (tức hình thức của động tác), “Hợp Khí & Lực Hô Hấp”, “Kỹ Thuật Hộ Thân” v.v…
- Không tổ chức những trận đấu tranh giải.
- Quy định đẳng cấp, tùy theo màu đai. Sơ cấp là đai trắng và khi lên đẳng thì mang đai đen.
- Y phục khi tập luyện gồm có áo trắng dài tay màu trắng, không có nút cài, nhưng dùng đai xiết lại ở phần hông giống như các võ sinh môn Nhu Đạo, Không Thủ Đạo v.v…, và sử dụng loại quần ống rộng màu đen giống như võ sinh luyện Kiếm Đạo.
- Không chú trọng những hình thức bề ngoài nghiêm khắc, ngược lại luôn giữ thái độ ung dung, trầm tĩnh trong tâm trạng nhẹ nhàng thoải mái để tập trung tinh thần một cách sáng suốt.
- Nâng cao hiệu quả của sự luyện tập để tăng cường sức khỏe
Ngoài ra, một đặc điểm nổi bật nhất của Hợp Khí Đạo chính là chú trọng vào yếu tố tinh thần hơn là kỹ thuật chiến đấu hoặc các bài luyện quyền pháp, binh khí. Do đó, tinh thần là khẩu quyết căn bản chi phối toàn bộ những nét tinh hoa của môn võ Hợp Khí Đạo hàm chứa triết lý về nhân sinh, nhân bản. Điều này cũng phản ảnh được ý hướng mạnh mẽ về mặt tinh thần của tổ sư Morihei vốn chịu ảnh hưởng của giáo phái Thần Đạo, là một tín ngưỡng sùng bái tổ tiên hoặc những vị danh nhân tạo nhiều công đức trong xã hội. Từ đó, qua những thế võ nhẹ nhàng nhưng rất lợi hại trong hình thức mượn sức của đối phương để đánh trả lại, Hợp Khí Đạo còn đưa ra lý tưởng dung hòa sự khác biệt, không tranh chấp, hóa giải hận thù v.v…dựa theo những quy luật tuần hoàn của thiên nhiên vũ trụ để rèn luyện tâm thân hướng đến một xã hội hòa bình, tốt đẹp, gọi theo tiếng Nhật là cảnh giới “Vạn Hữu Ái Hộ” (Banyu Aigo: yêu thương và bảo vệ muôn vật trên cõi đời) Vì thế, đa số những chi phái đi theo dòng chính tông của “Hợp Khí Hội” đều không chủ trương hình thức thi đấu tranh giải hoặc đặt nặng vần đề thắng bại trong trường hợp bất đắc dĩ phải so tài nên môn Hợp Khí Đạo còn được gọi là “Môn Võ Học Không Tranh Chấp” (Arasowanai Budo) hoặc “Môn Võ Học Của Người Nhật” (Wa No Budo). Hiện nay, một trong những đệ tử nổi danh nhất của ông Morihei là võ sư Tohei Koichi được xem là người kế thừa xuất sắc trong việc truyền bá lý tưởng chính thống của môn Hợp Khí Đạo. Tohei Kochi cũng là một nhân vật chịu nhiều ảnh hưởng của vị hành giả Nakamura Tempu (1876-1968), người Nhật Bản đầu tiên luyện tập Yoga và có công truyền bá thuật dưỡng sinh này tại xứ Phù Tang.
Tương tự như nhiều môn võ học khác, kỹ thuật chiến đấu môn Hợp Khí Đạo khiến người ta liên tưởng đến các hình thức sử dụng kỹ thuật tác chiến hoặc binh khí trong trường hợp ứng chiến với nhiều địch thủ. Thế nhưng, trên thực tế đa số các võ sư Hợp Khí Đạo chỉ hướng dẫn môn sinh về cách tập luyện kỹ thuật, gồm có các thể loại như sau:
Hình thức Kỹ Thuật (Waza No Keitai). Là những kỹ thuật giúp cho môn sinh không sử dụng phí phạm nội lực của mình mà chỉ ứng dụng một cách có hiệu quả theo đặc tính của Hợp Khí Đạo để chế ngự đối phương và thể hiện được những cảm giác của “Hợp Khí”, “Lực Hô Hấp”. Từ quá trình hội đủ các yếu tố này, môn sinh sẽ hiểu được thế nào là vận dụng năng lực cơ thể một cách hợp lý theo khẩu quyết “không đấu với lực ra đòn của địch thủ mà chỉ tìm cách vô hiệu hóa thế tấn công của họ”. Nếu thực hiện được điều này, thì môn sinh Hợp Khí Đạo không cần quan tâm đến hình dáng, tuổi tác, phái tính hoặc thể lực của đối phương và vẫn có thể đẩy lùi bất cứ đối thủ nào. Một cách tổng quát, những hình thức kỹ thuật được lý giải theo những nguyên lý sau đây:
- Trong môn Hợp Khí Đạo thường có câu “Khi đối phương muốn gì thì ta cho nấy”, tức những kỹ thuật “mượn sức” để phòng thủ và phản đòn khi đối phương tấn công.
- Những thế di chuyển thân thể được gọi là “nhập thân”, “hoán chuyển” v.v... làm lệch tuyến tấn công của đối phương, đồng thời còn dồn đối phương vào những vị trí “tử giác” trong khi mình vẫn giữ được tư thế an toàn ở những vị trí có lợi thế hơn .
- Hòa hợp với sự hô hấp của đối phương và giữ vững “điểm tiếp xúc” này, từ đó, sẽ nắm được trọng tâm của đối phương để ra chiêu đẩy họ ngã theo các phương hướng định sẳn. Ngay trong thời điểm này, nếu dùng nhiều sức một cách phí phạm sẽ gặp phải lực phản hồi theo quán tính từ đối phương, tức bị đề kháng lại bằng chính lực của mình phát ra làm mất “điểm tiếp xúc” và gây nên tình trạng bất lợi. Vì vậy, nên áp dụng kỹ thuật “thoát lực”, tức phải gia giảm cường độ phát lực khi đẩy đối phương.
- Trong khi đối phương bị mất tư thế thăng bằng thì dùng kỹ thuật vật, ném hoặc các đòn bẻ, khóa. Tuy nhiên, khi sử dụng các kỹ thuật vật, ném, bẻ, khóa... cần phải giữ thăng bằng cho chính mình.
Thông thường, các môn sinh chia ra từng cặp và đồng ý nhau về một hình thức nào đó rồi phân ra hai bên, người tấn công kẻ phản đòn để luyện tập những kỹ thuật này. Trên căn bản, những động tác chụp, nắm để phản đòn được bắt đầu luyện tập từ các vị trí có khớp xương như cổ tay, cùi chỏ, bả vai v.v…sau đó tiến đến những hình thức ứng dụng và biến hóa những kỹ thuật chụp bắt đa dạng hơn. Đa số các thế phản đòn đều tập trung trong tư thế đứng hoặc ngồi và hầu như không có những kỹ thuật của đòn khoá ở tư thế nằm. Hơn nữa, trong môn Hợp Khí Đạo cũng không ứng dụng cước thuật hoặc dùng chân để khóa chặt đối phương. Vì vậy, có thể nói các đòn ném, chặt hoặc vật ngã đối phương của môn Hợp Khí Đạo rất lợi hại.      (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.