Hôm nay,  

Thư Thiếu Nhi

05/04/200900:00:00(Xem: 2863)

Thư Thiếu Nhi

Kim Le
Các bạn thân mến,
Hôm nay Ngân Hà muốn giới thiệu một bài viết tiếng Mỹ của một thiếu nhi Việt, được điểm 4 cọng  về một đề tài mới lạ. Bé Kim Le, năm nay 12 tuổi học lớp 6 trường Ethan Allen Elementary. Nhân dịp cô giáo Susan Chan giảng về sử Trung Quốc, ra đề tài viết về con người và đất nước đó. Kim Le đã không viết về người Hoa mà nghiên cứu, đọc nhiều sách để viết một bài về Mông Cổ mà em cho biết là em rất thích khi nhìn thấy những cái ger (cái lều) trên sa mạc. Tại sao cái ger không hình vuông hay hình dài như những căn nhà người ta thường ở mà là hình tròn" Kim Le thích thú khi biết, sỡ dỹ căn lều của người Mông Cổ phải hình tròn, không có sắc cạnh, vì ngoài sa mạc gió, cát bụi sẽ kéo góc cạnh làm sập lều. Kim Le còn tìm hiểu cá tính, phong tục và những cách đặït tên rất lạ của người Mông Cổ. Bài được cô giáo Susan Chan phê “Great”. Mời cái bạn đọc bài của Kim Le, do ông Nội của Kim Le dịch ra tiếng Việt, cùng những hình ảnh lều trại của người Mông Cổ.

LO LẮNG TỚI MẤT NGỦ
(Anxiety Keeps Me Awake)
Từ trái, 5 ô hình ảnh Ger (nhà lều tròn) của người Mông Cổ. 1 và 2 là một khu xóm Mông Cổ trong thảo nguyên, gồm những nhà lều hình tròn bọc bằng vải. Ô 3, hai em bé Mông Cổ trước cửa ger. Ô 4, bên trong lều vải và ô 5 những thứ trang trí  trên trần lều vải.
Nhà lều của người Mông Cổ.

“Bố ơi, Bố sẽ không bị thương chứ"” Tôi ngước lên nhìn ông bố Mông Cổ lớn lao của tôi, người đang sửa soạn để ra trận. “Bố, Bố có sao không"”. Bố không nhìn tôi. Ông đang vuốt ve con tuấn mã (ngựa đẹp), đồng thời coi lại cái yên ngựa đầy màu sắc.
“Con gái của bố. Con không tin ở ta sao" Chúng ta đã tuyển lựa được những chiến sĩ thừa sức ăn đứt bọn Trung Hoa  tái mét ngớ ngẩn ấy.” Ông quay lại và cúi xuống hôn lên trán tôi. “Bây giờ chạy ra ngoài chơi vớùi các bạn của con đi.”
Vâng lời Bố, tôi chạy ra với lũ bạn đang chơi đùa dướùi bóng nắng. Em Kushi đang nhẩy tưng tưng, một tay cầm gậy, một tay ôm cái rổ. Bayarmaa, Bat và Culuun cũng ở đó, đang nắm tóc nhau kéo lui kéo tới rồi thình lình phá ra cười. Chúng đang làm gì vậy"
“Bayarmaa!” Tôi kêu tên con nhỏ bạn thân.
“Ah! Good morning Narantsetseg, hoa mặt trời!” Nó cười.
Tên nó thật khéo chọn. Nhỏ bạn thân của tôi rất vui vẻ tươi tắn, thật hợp vớùi tên nó. Bayarmaa có nghĩa là bà mẹ vui vẻ. Tôi nghĩ là chúng tôi thật sự hợp nhau vì bản tính vui vẻ.
“Mày đang chọc ghẹo gì nhỏ Kushi vậy"” Tôi hỏi.
“Ô, thằng nhóc 5 tuổi này tưởng nó là một chiến sĩ”. Chuluun cười khẩy. “Nó có thể diễn được trò gì khi lấy cái rổ làm khiên và cái que làm lưỡi lê”.
Tôi muốn cho bộ mặt xương xẩu của thằng Chuluun cái bạt tai. Nó không được quyền riễu cợt ước mơ của thằng bé em tôi. Nói năng như vậy thì còn gì văn hóa tử tế hiếu khách của chúng tôi nữa. Tôi thấy nhỏ bạn thân của tôi đang tỏ vẻ khó chịu. Nhưng tôi thì bồn chồn lo lắng nhiều hơn là giận dữ. Là chiến sĩ ư"
“Kushi, em còn bé. Em biết trong trận mạc người ta bị giết không" Ngay lúc này, mạng sống của bố đang bị đe dọa. Bộ em muốn bị giết chêát hả"”
“Đúng vậy. Em muốn làm cái gì lớn lao và được đặt tên là Bataar! Anh hùng. Và nếu em chết, nếu em chết, mà không. Đó là sự vinh quang” Kushi tự hào đưa cái lưỡi lê gỗ của nó lên đâm ra một nhát. Nhưng cái que gỗ bị gẫy đôi. Đôi má tròn phúng phính của Kushi ửng đỏ khi nó nhặt mẩu cây gẫy lên.


“Coi. Coi kìa. Mày có thể làm được trò gì, hả nhóc tì Kushi"” Thằng Chuluun cười bằng cả khuôn mặt, đôi mắt xẩm tối của nó ánh lên vẻ dọa nạt nhiều hơn là riễu cợt.
Hình như tôi cũng già đi như mẹ, khi chúng tôi sửa soạn buổi ăn chiều đợi bố và các chiến sĩ trong cái ger của chúng tôi. (Ger là tên một kiểu nhà lều vải truyền thống từ 5.000 năm trước của người du mục Mông Cổ làm trên thảo nguyên).
“Mẹ. Mẹ có tin là Bố và con ngựa Narantataar an toàn không"”
“Suỵt. Đừng nói vậy. Naratsetseg! Đã bao lần mẹ nhắc con không được nói điều âu lo mà không có lời chúc lành trước. Nói vậy là không phải phép. Đúng vậy. Phải. Mẹ tin là cả bọn họ sẽ tốt đẹp.” Mẹ nói , tuy nhiên không có vẻ là tin chắc điều ấy.
Tôi tiếp tục dọn thức ăn và rượu cho các chiến sĩ Mông Cổ. Mẹ và tôi cũng tiếp tục chờ đợi và lo lắng. Đã khuya lắm rồi khi chúng tôi bắt Kushi phải đi ngủ mặc dù nó phản đối dữ dội nói là nó muốn chờ bố về.
Rồi vào khoảng nửa đêm, bên ngoài bỗng vang lên “Giữ con chó!” Đó là giọng của bố. Mẹ và tôi cùng gần phát khóc như vừa được giải vây. Cùng lúc này, tôi tự hỏi tại sao họ lại nói “giữ con chó lại” trong khi chúng tôi không có nuôi con chó nào. Một lần nữa tôi lại hỏi mẹ nhưng bà trả lời: “Đó là phong tục.” Mẹ mím chặt môi như bà thường làm khi tôi hỏi những điều mà bà cho là “câu hỏi ngớ ngẩn”. Rồi mẹ đắt tay tôi ra ngoài.
“Con Narantsetseg đã sửa soạn một bữa ăn đặc biệt cho ông, người chiến sĩ dũng cảm. Mời vô trong mà coi”.  Mẹ nói một cách tự hào. Nhưng dĩ nhiên là khỏi cần phải dẫn trước bằng lời chúc lành nào.
“Đám chiến sĩ người Hoa ấy, chúng quá là dai dẳng. Nếu họ tấn công chúng ta, con biết không con gái, chúng ta phải lập tức đánh thắng họ.” Bố bảo tôi trong khi ông mài sắc và đánh bóng vũ khí của ông. Trong khi đó thì tôi rùng mình khi nghĩ tới một cuộc cận chiến. “Và hôm qua, thật là dễ ợt để đoạt lấy những món đồ giá trị của chúng”. Ông cười khanh khách.
“Thật vậy sao"” Tôi khó khăn lắm mới giữ được cho giọng nói của mình khỏi run lên.
“Phải. Thật sự như vậy. Bố có quà cho con và em Kushi”. Bố cười vẻ đắc thắng. Tôi há hốc miệng kinh ngạc khi bố buông vũ khí xuống và mang những món đồ ra. “Cái khiên vàng này và cây thương với cái mà chúng gọi là con rồng này rất vừa hợp cho em Kushi. Còn đây là phần con. Nhìn coi.”
Những cái kiềng đeo cổ, vòng đeo tay rơi ra ngoài cái túi của bố. Kiềng vàng và chuổi ngọc bích. Những hoa tai bằng hồng ngọc thật đẹp, và nhiều món nữa trong cái túi quần áo của bố. Thế nhưng cùng với sự kính trọng cũng có sự nghi ngại.
“Có phải vì những cái này mà bố đã phải đi quá lâu"” Tôi chất vấn, có một chút giận dữ, nhưng tôi cố không để nó len vào giọng nói của mình. Bố vẫn mải nghĩ ngợi.
“Cái gì" Con không thích nó à" Nó không đáng công để mạo hiểm à"” Ông nói. “Ông cậu của chúng ta, các chiến sĩ của chúng ta thúc dục bố là nhanh lên và....” Ông ngừng ngang  giữa tràng cười và nhấc bổng tôi lên trong hai cánh tay mạnh mẽ của ông.
“Bố, không phải là tốt đẹp hơn khi nó thanh bình và yên ổn à"” Tôi thì thầm hỏi.
“Con của ta”. Ông trả lời nhẹ giọng và cười buồn: “Dù chúng ta hành động minh bạch như vậy, chúng ta cũng tham lam. Chúng ta muốn đất đai. Chúng ta muốn chinh phục. Chúng ta không thể không phạm tội. Nhưng chúng ta cố gắng.” Bố gạt bằng ngón tay xạm nắng khi dòng lệ trào ra.
Kim Le

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.