Hôm nay,  

Nhìn Lại 30 Năm Ngày Quốc Hận 30/4

28/04/200500:00:00(Xem: 6400)
Biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã làm thay đổi toàn bộ xã hội và con người Việt Nam. Những thay đổi này đã là điều tất nhiên xảy đến khi cục diện chính trị đã có những biến đổi nằm ngoài dự kiến của đa số. Nằm ngoài dự kiến là vì cách nay 30 năm, ít có ai nghĩ rằng - cuộc triệt thoái cao nguyên của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - đã đưa đến những biến chuyển quá mau lẹ của cuộc chiến Việt Nam với hai phản ứng đối nghịch đầy bất ngờ giữa chính quyền miền Nam và Cộng sản Bắc Việt. Phía miền Nam thì từ sau khi có cuộc triệt thoái cao ngưyên xảy ra, quân dân miền Nam Việt Nam rơi vào hoàn cảnh hỗn loạn, mọi toan tính đều chỉ là tìm cách tháo chạy về thủ đô Sài Gòn để lánh nạn, hơn là tìm cách đứng lại hầu ngăn chận đà tiến quân của Cộng sản Bắc Việt. Trong khi đó, Cộng sản Bắc Việt - từ sau vụ đụng độ ác liệt tại mặt trận Phước Long - họ đã biết Hoa Kỳ không còn can dự nhiều vào tình hình chiến sự tại Việt Nam - nên đã dốc sức mở các mặt trận quân sự để tấn công miền Nam. Lúc đó Cộng sản Việt Nam dự trù là đến năm 1976 mới có thể giải quyết xong chiến trường miền Nam, nhưng chỉ sau 55 ngày mở các đợt tấn công vào quân II và quân I, miền Nam Việt Nam đã sụp đổ vì sự đầu hàng của tướng Dương Văn Minh.

Bối cảnh dẫn đến sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam nói trên, đã trở thành một dấu hỏi lớn cho chính quân dân miền Nam về lý do vì sao lại để cho miền Nam sụp đổ, sau 20 chiến đấu rất kiên cường. Có người cho là tại đồng minh Hoa Kỳ không còn yểm trợ như đã hứa. Có người cho là Cộng sản Bắc Việt đã vi phạm hiệp định hòa bình Paris ký kết năm 1973, xua quân tấn công miền Nam. Có người cho là hàng ngũ lãnh đạo của miền Nam đã mất tinh thần khi biết là đồng mình Hoa Kỳ bỏ rơi sau vụ Phước Long. Sau này, những nhà viết sử sẽ truy cứu các tài liệu để cho chúng ta biết rõ hơn về những câu hỏi nói trên. Nhưng bây giờ thì trong cảm quan chung của mọi người Việt Nam, sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam là do những bội ước của Cộng sản Bắc Việt mà phía chính quyền miền Nam đã thiếu một chính sách để đối phó, dù đã biết trước sự bội ước này, ngay sau khi Cộng sản Bắc Việt đặt bút ký lên hiệp định Paris vào tháng 1 năm 1973. Cho nên dù biện minh đến đâu đi nữa kể cả việc trách cứ sự bỏ rơi của đồng minh Hoa Kỳ, chính quyền miền Nam Việt Nam phải nhận chân sự thất bại của mình trong nỗ lực chống Cộng sản xâm lăng. Đây là cái nhục đã làm mất nước và nó đã là Ngày Quốc Hận chung của quân dân miền Nam.

Vài năm sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, một số người ở miền Nam còn hy vọng một sự thay đổi nào đó tốt hơn từ một xã hội chiến tranh sang xã hội ổn định trong hòa bình, nên có thái độ im lặng chờ đợi. Nhưng qua một số chính sách cai trị gian ác và độc đoán sau đó của đảng Cộng sản như: bên trong thì khủng bố người dân bằng tù cải tạo, kinh tế mới, cải tạo công thương nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp; còn bên ngoài thì khống chế Lào, xâm lăng Cam Bốt, gây hấn Trung Quốc và đe dọa Thái Lan, đã làm cho đa số thất vọng và phẫn nộ, kể cả nhũng người đã một thời lầm đường ủng hộ Việt cộng trong phong trào chống chiến tranh Việt Nam. Có thể nói là từ năm 1977 trở đi, phản ứng chung của người dân trong nước đã biến từ cái nhục, cái hận sang hình thức chống đối dưới nhiều hình thức, đặc biệt là các tổ chức kháng cự đã được thành lập với mục tiêu lật đổ guồng máy áp bức này. Cùng lức đó, khi phong trào vượt biển lên cao điểm với những thảm kịch xảy ra trên biển Đông vào những năm 1979 và 1980, đã đánh thức lương tri của nhân loại về những thảm kịch mới trên vùng Đông Dương. Trong chiều hướng đó, người Việt ty nạn tại hải ngoại cũng đã nhìn ra rằng không thể ôm mãi tinh thần quốc hận với phản ứng ngậm ngùi thương tiếc của một quá khứ đã mất, mà phải đứng lên làm một cái gì đó với đồng bào quốc nội.

Những biến chuyển tâm lý đưa đến hành động đấu tranh nói trên đã cho chúng ta thấy rằng con người thường có những hành động tích cực khi biết biến những đau thương, tủi nhục của mình thành những nỗ lực cụ thể. Ngày 30 tháng 4 sẽ mãi mãi là ngày đau buồn và tủi nhục hàng năm... rồi thôi, nếu dân ta không đứng dậy với tinh thần kháng chiến để giải phóng đất nước vào đầu thập niên 80. Cho nên tinh thần Quốc Hận cần được ghi nhớ, nhưng phải đi cùng với tinh thần quật khởi, đấu tranh cụ thể mà người ta hay gọi là quốc kháng, thì sự nhắc nhở về mối hận đó mới có ý nghĩa. Điều này lại càng cần thiết hơn khi mà công cuộc đấu tranh đang có sự tiếp nối của thế hệ tỵ nạn thứ hai và thứ ba tham gia. Với những thế hệ trẻ này, ta khó có thể chia xẻ tất cả những điều oan trái của dân tộc đưa đến ngày quốc hận 30 tháng 4; nhưng nếu ta chia xẻ cho họ nhìn ra mục tiêu của cuộc đấu tranh và những nhu cầu trước mắt của dân tộc là tự do dân chủ và phú cường, thì giới trẻ dễ thông cảm hơn là bắt họ suy gẫm về nhũng niềm đau, niềm tủi nhục mà họ không trực tiếp liên lệ.

Trong tinh thần đó, để cuộc đấu tranh mở rộng trên nhiều lãnh vực và thu hút nhiều thành phần trẻ tham gia trong thời gian tới, chúng ta nên biết mở lòng lắng nghe và biết canh tân tư duy để không chỉ đóng khung trong một loại màu cờ sắc áo của một thời đã qua. Chúng ta khác với những người cộng sản không chỉ vì yêu chuộng Tự Do mà còn biết đề cao tính Nhân Bản của con người. Chính sự đề cao hai thuộc tính tự do và nhân bản, con người quốc gia rất đa cảm và luôn luôn coi lợi ích chung của dân tôc hay của xã hội cao hơn lợi ích của từng cá nhân, từng gia đình. Nhờ vậy mà dù trải qua những gian nan trên bước đường tỵ nạn hay bị những khủng bố, trù dập của chế độ Hà Nội ở trong nước, dân ta vẫn kiên cường đứng lên và luôn luôn coi giải phóng tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng. Dân ta đấu tranh không phải vì ghét Cộng, hận Cộng hay thù Cộng mà vì mục tiêu cao cả hơn, đó là xây dựng lại tình người trong một đất nước Việt Nam có tự do dân chủ thực sự.

Lý Thái Hùng
April 27 2005

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.