Hôm nay,  

Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng Ra Sách “khi Đồng Minh Tháo Chạy,” Mở Lại “hồ Sơ 30 Năm” -- Tại Sao Vnch Bị Buộc Phải Sụp Đổ? (iv)

28/04/200500:00:00(Xem: 11759)

“Từ đầu năm 1971, Warren Nutter, Phu ïtá Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, đã nghi ngờ có khả năng Kissinger đang bỏ rơi Miền Nam, và đã bắn tiếng thúc đẩy phía VNCH phải chủ động hơn.” (Trích sách mới của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng: “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”)

Năm 1954, khi Điện Biên Phủ lâm nguy, ngày 25 tháng3, chính phủ Pháp cử Tổng Tham Mưu Quân Đội,tướng Paul Ely đi Washington cầu cứu Hoa Kỳ canthiệp và gấp rút tiếp viện cho đoàn quân viễn chinh Pháp, Tổâng Thống Eisenhower đã từ chối. Điện Biên Phủ thất thủ, dẫn tới sự chia đôi đất nước Việt Nam.
Thật là một sự trùng hợp: đúng 21 năm sau, cũng cùng mộtngày (25 tháng 3, 1975), trong khi quân, dân Miền Nam rút từHuế vềàø Đà Nẵng, chính phủ VNCHø cầu cứu Hoa Kỳ, TổngThống Ford làm ngơ, Đà Nẵng thất thủ và trên thực tế, coi nhưMiền Nam đã sụp đổ.
Trong hai cuộc chiến đã có nhiều điểm tương đồngï. Nhưngđiểm trùng hợp quan trọng nhất đã là vai trò chủ yếu của Hoa Kỳ tại chiến trường Đông Dương.
Có nhiều lý do đã đưa Miền Nam tới chỗ sụp đổ như đãđược đề cập bởi nhiều nhà bình luận Việt, Mỹ trong 30 nămqua. Những lý do đó gồm các yếu tố khách quan cũng như chủquan, ở trong cũng như ở ngoài nước. Về đối nội, thí dụ như sựbất quân bình của cán cân lực lượng Miền Nam và Miền Bắc,sự thuần nhất của một xã hội trong chế độ cộng sản và tính đadạng cùng khuynh hướngï phân tán trong một xã hội tự do. Tôicũng đồng ý với câu phương châm "tiên trách ky,û hậu tráchnhân" của người xưa. Trước những thất bại, ta phải tự tráchmình trước "mea culpa" (lỗi tại tôi). Về chính trị, các bình luậngia thường nêu lên những yếu kém, khuyết điểm của lãnh đạovà nhân dân Miền Nam. Lãnh đạo thì độc tài, thiếu khả năng,quá tin vào Mỹ, tham nhũng, có khi còn xa hoa quá mức. Nhân dân thì chia rẽ, một phần thì thờ ơ, chống đối, chánchường một cuộc chiến dài lê thê.
Tất cả những nhận xét trên, không ít thì nhiều đều có phần xác đáng. Tuy nhiên, sau khi theo rõi cuộc chiến nhiều năm, trước hết là từ ngay trên đất Mỹ (vào những năm 1958-1972),cũng như đã được chứng kiến những sự việc ở hậu trường trong ba năm cuối cùng của Miền Nam (1973-1975), rồi nghiên cứu thêm từ đó, tôi vẫn khẳng định rằng sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ gần như hoàn toàn, cả về vật chất lẫn tâm lý đã là yếu tố quyết định.
Hãy nhìn lại cuộc chiến 1945-1954, chính nước Pháp cũng đã phải lệ thuộc vào Mỹ như vậy. Mức độ chiến tranh càng lên cao, Pháp càng phải dựa vào tiền bạc của Mỹ. Tới khoảng thời gian 1950-1954, trên 75% ngân sách chiến tranh Đông Duơng là do Mỹ đài thọ. Đến thờiø VNCH, cũng trên 75%ngân sách Quốc Phòng (trả lương cho quân đội) là do viện trợMỹ. Rồi toàn bộ quân trangï, quân dụng, từ khẩu súng, viên đạn, lít xăng, tới xe tăng, đại bác, máy bay, cái gì cũng có nhãn hiệu MDAP (Military Defense Assitance Program) củaMỹ.
Về mặt kinh tế, khi chiến tranh leo thang, sản xuất trongnước không phát triển được, lại còn tụt hậu, cung ứng cho nhucầu của nhân dân phải dựa vào đôla của Mỹ để nhập cảng. Những sản phẩm cho nhu cầu từ ăn, ở, mặc, tới vận chuyển, một tỷ lệ rất quan trọng được đáp ứng từ "viện trợ Mỹ. "
Về ăn chẳng hạn, nông dân cần đo âla để nhập phân bón vàthuốc sát trùng mới sản xuất được thực phẩm. Vẫn không đủ,còn phải nhập thêm hàng mấy trăm ngàn tấn gạo mỗi năm.
Chỗ ở" Ta cần nhập vật liệu như xi măng, sắt thép, tôn, thìmới xây cất được.
Nhu cầu mặc" Miền Nam vẫn phải nhập cảng máy móc,bông gòn để sản xuất ra vải; cũng không đủ, còn phải nhậpthêm vải.
Vềà vận chuyển, giao thông: ta cần nhập xe buýt, xe vận tải,xe Honda, xăng nhớt; nhập rồi mỗi năm lại còn đòi hỏi phụtùng thay thế. Đó là chưa nói tới những nhu cầu khác như y tế, giáo dục,giải trí. Cũng chưa kể là từng khốâi luợng lớn hàng hoá (nhưđồ hộp, radiô, TV, tủ lạnh, rượu mạnh, thuốc lá, quần áo) đãđược chuyển ra bằng cách này hay cách khác, từ hệ thống tiếpliệu "PX" của Mỹ, đặc biệt là từ căn cứ Long Bình.
Như vậy,về vật chất, sự lệ thuộc đã hầu như là toàn diện. Tình trạngnày lại còn dẫn tới sự lệ thuộc về tinh thần và tâm lý. Nếu Mỹcòn giúp, thì các nhà lãnh đạo và dân, quân Miền Nam còn chịu đựng, chiến đấu. Nếu có dấu hiệu là họ bắt đầu bỏ, thì tinh thần bắt đầu sa sút. Tới lúc bỏ thật là sụp đổ.
Ngoài những lý do về kinh tế, lịch sử, và bản chất của cuộc chiến, sự lệ thuộc về cả vật chất lẫn tinh thần, một phần cũnglà hiệu quả của phương pháp làm việc, nếu không nói là chính sách của Mỹ ở Miền Nam. Nó đã không cho những cơ hội đe åMiền Nam tự lập, tự quyết, tự cường. Về mặt chính trị chẳng hạn, khi Tổng Thống Diệm muốn thương thuyết với Hà Nội để hiệp thương, tiến tới thống nhất trong hoà bình, ông đã bị lật đổ.
Ta hãy khách quan mà suy nghĩ: nếu như Nam-Bắc đãdàn hoà được với nhau từ 1963, không có 12 năm chiến tranh khốc liệt, thì ngày nay nước Việt Nam sẽ như thế nào" Ngaytừ thời tiền chiến, Sàigòn đã là "viên ngọc của Á Đông", lúc Đài loan còn là đảo Formosa và Singapore chưa thành mộtnuớc.
Đến đầu năm 1971, khi ông thầy tôi là Warren Nutter, Phu ïtá Bộ Trưởng Quốc Phòng, nghi ngờ có khả năng Kissinger đang bỏ rơi Miền Nam, dù lúc đó chưa biết là đang có mật đàm tại Paris, ông cũng khuyên tôi là nên tìm cách nào thúc đẩy phía VNCH phải chủ động hơn. Vì là một viên chức cao cấp trong chính phủ Mỹ, ông không thể có ý kiến riêng choVNCH.
Một sáng kiến hoà bình
Khi gặp Tổng Thống Thiệu hồi tháng 9, 1971, tôi đã co áthuyết phục ông phải tự mình có sáng kiến hoà bình chứ đừng để phía Mỹ lôi cuốn. Tôi đề nghị phía VNCH mang tới Hoà Đàm Paris một đề nghị về hiệp thương với Miền Bắc. Đây làgiải pháp mà tôi đã nghiên cứu từ đầu năm 1969, sau khi vì tình cờ , trong một chuyến viếng thăm nước Đức, đã tìm hiểu được. Mô hình thương mại giữa Đông Đức và Tây Đức rất hợplý. Nước Đức cũng chia đôi ra làm hai miền với hai chính thể đối nghịch, thế mà vẫn cứ buôn bán với nhau liên tục, nên sự xung đột đã có bề bớt căng thẳng. Sau này khi họ thống nhấtvào năm 1990 không cần tới một viên đạn, tôi đã hết sức cảm kích!

Dù rằng vào thời điểm 1971ù, TT Thiệu rất cứng rắn về chính sách "bốn không," nhưng ông cũng đồng ý chấp nhận đền ghị mà tôi gọi là "hai Miền trong một đơn vị kinh tế." Tuy nhiên, ông lại dặn tôi là thử thăm dò ý kiến Mỹ xem sao" Tôi nghĩ thầm rằng mình muốn phía VNCH đưa ra sáng kiến, ông lại bảo mình hỏi Mỹ.
Tôi gặp quan chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và dò hỏi, họbình luận: "mang ra thì cứ mang, nhưng chắc đã muộn rồi." Sau cùng ông Thiệu đãø đem đề nghị này vào một bài diễn văn khi ông ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 1971.


Để yểm trợ cho đề nghị xây dựng hoà bình, vào năm 1969, khi có dấu hiệu là Mỹ bắt đầu bỏ rơi Miền Nam, tôi có viết một bài dài về vấn đề hiệp thương giữa hai Miền Nam-Bắccho tờ báo uy tín Washington Post, nhưng tờ này nhất định không đăng. Đến khi TT Thiệu đưa đề nghị này vào bài diễn văn của ông thì tờ này mới in bài với tựa đề "Hai Miền Việt Nam là Bạn Hàng Thương Mại" (The Vietnams As Partners InTrade) vào mục "Quan Điểm" (Outlook) dành riêng cho số báo mỗi ngày chủ nhật. Ngày 24 tháng 9, 1972, tờ Washing-ton Post đã dành cả một trang cho bài này.
Tuy đã gây được một tiếng vang ở trong chính giới tại Washington, nhưng không lấy gì làm mạnh mẽ lắm. Mấy nghịsĩ có tham khảo ý kiến tôi, nhưng rồi không thấy có phản ứng gì. Về sau này tôi mới biết là vào thời điểm đó thì, trong màn bí mật, ông Kissinger đã sắp xếp gần xong mọi chuyện cho Miền Nam rồi.
Và sắp xếp như vậy không bao giờ ông ta hỏi ý kiến của chính phủ Miền Nam một cách thực lòng về những điểm quantrọng. Kissinger nhất định làm một mình, và làm ở Paris. Cho đến thời điểm cuối cùng trước khi Miền Nam sụp đổ, ngày 26tháng 4, 1975 Kissinger còn đánh điện cho Đại sứ Martin nói là "bất cứ điều đình nào cũng phải là giữa Hoa Kỳ và phía Bắc Việt chứ không phải giữa Sàigòn và Hà Nội." Ông còn thêm rằng "bất cứ cuộc thảo luận nào cũng phải được diễn ra tại Paris".
Hậu quả của lệ thuộc
Về chính trị, phía Mỹ luôn chủ động như vậy, còn về quân sự " Ngay từ lúc Mỹ mới nhúng tay vào Miền Nam cũng đã có sự bất đồng ý về chiến thuật giữa cố vấn Mỹ và tuớng lãnh Miền Nam. Trong một buổi họp, viên tư lệnh Mỹ ở Miền Nam, tướng O'Daniel đã nói toạc ra là "ai chi tiền thì ngườiđó chỉ huy" (who pays, commands). Rồi tới khi chiến tranh leothang, sứ mệnh của quân đội Hoa Kỳ được xác định là chiếnđấu, sứ mệnh quân đội Miền Nam là gìn giữ an ninh. Vì the áquân đội Mỹ đã theo một chiến thuật gọi là "tìm và diệt địch"(search and destroy). Báo chí Mỹ đã riễu cợt quân đội Miền Nam là họ chỉ theo chiến thuật "tìm và né địch" (search and avoid).
Có nhiều lý thuyết cắt nghĩa việc quân đội Mỹ muốn tựt ung tự tác ngoài chiến trường. Một trong đó là lý thuyết chiến công trong trận mạc. Chỉ có trong những trận đánh thì mới cónhiều thành tích, mới chóng lên lon. Từ sau cuộc chiến ta thấy rằng: cấp chỉ huy quân đội Mỹ trong các cuộc xung đột về quân sựï, hầu hết đều ra lò từø chiến tranh Việt Nam. Các chính trị gia từ hành pháp tới lập pháp, cũng thường hay đem chiến công ở Miền Nam ra phô diễn, tuy có khi lại bị đả kích, như trường hợp ông John Kerry trong kỳ tuyển cử 2004.
Vì quân đội Mỹ đã chủ động nên quân đội Miền Nam không được huấn luyện tối đa cho tới 1969. Đến khi Mỹ bắt đầu rút đi thì mới có chương trình Việt Nam Hóa, giúp tân trang và huấn luyện quân đội VNCH. Ta nên nhớ chỉ sau Tết Mậu Thân quân đội VNCH mới được trang bị súng M-16 tối tân, còn trước đó chỉ là những khẩu súng Garrant M-1 vàCarbin của thời đệ nhị thế chiến. Như ông Van Marbod, Đệ nhất Phó Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng đã nhận định, chuơng trình Việt Nam Hóa đã thi hành vội vàng, giống như làm cho chín người đàn bà có thai để đẻù một đứa con trong một tháng." Và cái tên "Việt Nam Hóa" còn hàm ý là trước đó thì cuộc chiến tranh đã Mỹ hoá, chiến tranh là của Mỹõ.
Trở lại vấn đề lệ thuộc về vật chất, như chính TT Ford đa õviết trong Hồi Ký của ông: chỉ tới đầu 1975, khi Quốc Hội Mỹcắt hầu hết quân viện, Miền Nam mới mất một tỉnh đầu tiên trong suốt cuộc chiến, đó là Phước Long. Rồi từ Phước Long tới Ban Mê Thuột, tới Pleiku, Đà Nẵng và sau hết là Sàigòn. Có điều là trong năm 1974, tuy quân đội VNCH đã tiếp tục chiến đấu, nhưng kho đạn dự trữ đã được sử dụng gần hết. Vào thời điểm cuối cùng, số đạn tồn kho chỉ còn đủ cung ứng từ 30 tới 45 ngày. Thay vì được tiếp liệu đầy đủ như đã đượccam kết, Hoa Kỳ từng bước một, đi đến quyết định cắt đứt luôn.
Ấy là chưa kể số tiền viện trợ cần thiết để yểm trợ cho nềnkinh tế. Nó đã vừa bị cắt xén, vừa bị mất giá (vì khủng hoảngdầu lửa), nên đã giảm xuống tới mức bi đát. Vì vậy, từ mùa hè1974, không những khả năng chiến đấu đã kiệt quệ mà cảø tinh thần của giới lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã bắt đầu lung lay rồi. Càng ngày càng suy yếu đi nhanh, khi các đài phát thanhVOA, BBC liên tục đưa tin cắt viện trợ.
Nguyên nhân chính
Mỹ bỏ rơi Miền Nam
Tại sao Mỹ lại dứt khoát bỏ rơi Miền Nam" Câu trả lời ngắn gọn là vì quyền lợi của Mỹ ở Việt Nam đã không còn nữa.
Sau Thế Chiến thứ II, Hoa Kỳ giúp thành lập hai quốcgia: Do Thái và Việt Nam Cộng Hoà. Ngày 14 tháng 5, 1947, Do Thái trở thành một nước độc lập. Ngay sau đó, quân đội của năm nước Ả Rập (Ai cậâp, Syria, Jordan, Lebanon và Iraq) tấn công Do Thái. Hoa Kỳ vội vàng yểm trợ, chính thức côngnhận Quốc Gia Do Thái.
Ngày 26 tháng 10, 1955, nước ViệtNam Cộng Hoà được thành lập. Hà nội nhất quyết đòi hỏiphải tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc (vào tháng 7, 1956) đểđi tới thống nhất, theo như quy định của Hiệp Định Genève. Tổng Thống Diệm, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, tiếptục bác bỏ. Tổng Thống Eisenhower tuyên bố ông có thể "trỏtay vào quốc gia Việt Nam Tự Do với niềm hãnh diện"; Nghịsĩ John F. Kennedy (sau này kế vị Eisenhower) còn bình thêm: "Tự do chính trị ở Miền Nam là một nguồn cảm hứng" cho ông.
Ngày nay, VNCH đã mai một 30 năm rồi, nhưng Do Tháivẫn còn trường tồn, lại còn mạnh mẽ hơn. Lý do chính là vì Mỹ vẫn còn cần đến Do Thái làm tiền đồn để trấn giữ túi dầu ở Trung Đông. Vì nhu cầu đó, ngày nay dù đang phải gánh chịu biết bao nhiêu hậu quả của chính sách đối với Do Thái, Mỹ vẫn kiên cường. Đã rõ ràng là những khủng hoảng hiện tại như chiến tranh Iraq, biến cố 9/11, Al Qaeda, căng thẳngvới Iran, nó đã không ít thì nhiều, có dính líu tới chính sách này.
Thực ra, nếu Do Thái không có Mỹ yểm trợ thì với chỉvỏn vẹn chưa tới 6 triệu dân, quân đội Do Thái dù có tài giỏi, lãnh đạo dù có sáng suốt, trong sạch, dân chủ, gấp mấy lần Miền Nam đi nữa thì chắc cũng đã bị toàn khối Ả Rập áp đảo rồi. Ta cứ chờ đến khi nào thế giới không còn cần nhiều đếndầu lửa nữa vì có được những nguồn năng luợng quan trọngkhác như ánh sáng mặt trời hay kỹ nghệ nguyên tử lực, thì lúcđó mới biết Do Thái có còn trường tồn được hay không"
Nếu tiền đồn dầu lửa ở Trung Đông còn cần thiết thì tiền đồn của thế giới Tự Do" bên Á Châu lại không còn cần thiết nữa. Kể từ ngày TT Nixon bắt tay được với Trung Quốc thì giátrị của Miền Nam đểø "ngăn chặn làn sóng đỏ" đã không còn là bao nhiêu trong những tính toán của Mỹ về hơn-thiệt ( cost-benefits). Dần dần, Miền Nam đã hết vai trò một tiền đồn của thế giới Tự Do. Và như vậy, vấn đề còn lại đối với Mỹ thì chỉ là làm sao rút ra đựợc cho êm thắm, ít bị tổn hại về uy tín là được rồi.
Số tới: Xụp đổ mau lẹ
NGUYỄN TIẾN HƯNG
(Trích sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” sắp phát hành.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.