Hôm nay,  

Viết Về Một Họa-sĩ

22/06/200800:00:00(Xem: 7263)

Họa sĩ Vivi và tác phẩm thương tiếc

“… Một ngày trên Bidong, người kiếm người loanh quanh.
Từng cụm mây đơn côi, nổi trôi đi tìm sống…
Hồn Trị-Thiên, Nha-Trang. 
Dài từng đôi tay sang; hồn Cà-Mau, Năm-Căn.
Thành giọt nước mắt tròn…”

Lời một ca-khúc của Hà-Thúc-Sinh (tác giả cuốn “Đại-Học Máu” và nhiều tác-phẩm nổi danh khác).  Ông đã để lại bài hát này trên một hòn đảo của Mã-Lai-Á vào thập niên 80.  Trong một buổi chiều giữa tháng 10, năm 1981, khi tôi còn là một cô bé dưới hai mươi, đã đến được Pulau Bidong sau chuyến vượt biển một mình với hơn trăm người Việt-Nam cùng tàu nhưng không hề quen biết, do sự tổ chức của ông anh tôi, (nay đã là “Cố” Võ-Sư Vovinam: Trần-Huy-Phong).  Tôi với cây đàn guitar thùng, thường đi ra bờ biển của Khu “C” nghêu ngao những tình khúc tha-phương, bất tử.

Cũng từ bờ biển ấy, tôi may mắn gặp được anh và các bạn của anh, tôi được nhận làm em Út trong gia-đình “tạm dung” này và được cả nhà đặt cho tên gọi là “Bé Yêu” (vì tôi bé nhất!).

Còn nhớ, lúc đoàn người vượt biển sau ba ngày đêm lênh đênh, được dàn khoan dầu Quốc-Tế giữa Thái-Bình-Dương cứu vớt.  Chúng tôi không được mang bất cứ vật gì theo mà phải để lại hết trên chiếc tàu nhỏ bé dài hơn trăm thước.  Sau khi đưa tất cả những thuyền-nhân lên chỗ an toàn, người ta đã cho nhận chìm chiếc tàu này.  Đôi giày “sandal” của tôi vì thế cũng chìm vào lòng biển khơi.  Một ngày sau đó, với chân trần đi trên nền sắt của dàn khoan dầu không quen bởi quá nóng.  Tôi đã tìm cách tự làm cho mình một chiếc dép; kiếm được một thùng giấy bằng bìa rất chắc, tôi đặt chân mình lên làm mẫu và cắt theo chiều dài chu-vi bàn chân.  Xong, tôi lấy kim chỉ cùng một cây kéo gấp nhỏ xíu (là những thứ cần thiết mà Mẹ tôi bắt dấu trong lưng quần mang theo khi rời nhà), rồi dùng những sợi dây nhựa (để cột các thùng hàng trên dàn khoan) tôi may và thắt nút làm quai dép.  Đang lúc loay hoay, bỗng nghe một tiếng “bịch”, có túi đồ từ trên hành lang của các Thủy-Thủ rơi xuống trước mặt.  Dựt mình nhìn lên, thấy thấp-thoáng những nụ cười, cái nháy mắt y-như các Thiên-Thần từ Trời cao ban xuống cho tôi.  Mở bao ra là 3 đôi dép Nhật, vài chiếc quần Jean và cả chục chiếc áo thung màu trắng, có cả thuốc lá Mỹ và nhiều đồ dùng lặt vặt khác. Họ thẩy xuống cho tôi, một cô bé Việt-Nam “Country-less”, nghèo hơn những người “Home-less” trong xã-hội Mỹ hôm nay; lúc bấy giờ đang tìm cách để khắc-phục những khó khăn trước mắt sau những ngày lênh đênh trên đại-dương.  Tôi đem cho các Bác, các Chú cùng tàu tất cả, chỉ giữ lại cho mình đôi dép Nhật dài quá khổ chân tôi và cái áo thung trắng mặc qua đầu gối.  Rồi cứ cách vài tiếng họ lại thẩy quà xuống, dường như chỉ cho một mình tôi trong số phận một trăm ba mươi sáu thuyền nhân lúc ấy.
Cũng từ giây phút đó tôi tâm niệm với Biển & Trời rằng: “Sau này, khi ra nước ngoài được thành đạt tôi sẽ chú-tâm về việc Bác-Ái, Từ-Thiện.  Sẽ theo gót chân Mẹ Teresa (Calcutta) để chia xẻ đến những người khó nghèo, túng cực.  Biết cho đi không chừng mực và lãnh-nhận không phàn nàn.  Để bù trả lại phần nào sự cưu mang của những người không cùng màu da, không cùng giòng máu đã đối-xử quá tốt với tôi.”
Khi gặp được và làm quen với anh trên đảo Pulau Bidong.  Món quà đầu tiên anh cho là đôi dép mới vừa vặn đôi chân nhỏ bé của tôi (size 5 ½).  Một bộ quần áo và nhiều đồ dùng cá nhân khác anh mua trong chợ trên đảo Bidong. Không phải chỉ một mình tôi được quà mà hàng trăm đứa trẻ khác cùng được như tôi.  Sau này mới biết ra là anh vẽ rất nhiều bức tranh xuất thần, bán cho những nhân-viên của Cao-Ủy-Liên-Hiệp-Quốc, lấy tiền lo cho chúng tôi, trong hoàn cảnh tha-phương, tỵ-nạn, không biết ngày mai sẽ đi về đâu.
 
Một buổi chiều, thấy tôi gục đầu khóc ngất, anh hỏi tại sao"  Tôi nói nhớ nhà, nhớ Bố & Mẹ, gia-đình.  Nhớ Trưng-Vương và Thầy-Cô cùng các bạn, nhớ Duy-Tân, Trần-Quý-Cáp, nhớ Cường-Để, Phan-Đình-Phùng… Anh mới kể cho tôi nghe là anh cũng ở đường Phan-Đình-Phùng, thuở bé anh đã biết khắc tượng bằng phấn viết bảng làm thành những bộ để trưng bày trong mùa Giáng-Sinh.  Đến năm mười hai tuổi, anh tập tễnh vẽ truyện tranh, rồi tự đóng thành tập, bạn bè truyền nhau trong lớp học lén lút xem.  Cho đến một ngày của năm 1958, một cậu bạn học trò liều lĩnh gửi những tập truyện bằng tranh vẽ này cho tòa báo “Tuổi Xanh” của cụ Bảo-Vân Bùi-Văn-Bảo ở đường DBB (Chợ-Lớn); sau đổi tên là đường Nhật-Tảo.  Một tuần sau đó, cụ Bảo mời anh đến tòa-soạn.  Dưới cơn mưa tầm tã, cậu bé họa-sĩ còng lưng đạp xe từ Saigon ra Chợ-Lớn, người ướt như chuột lội.  Khi đến cổng tòa báo, gặp anh Lê-Tất-Điều, người đầu tiên dắt tay cậu bé họa-sĩ vào phòng họp cùng cụ Bảo và các nhân-vật tên tuổi khác trong tòa soạn.  Và cũng từ đó, sự-nghiệp cùng tên tuổi của người họa-sĩ trẻ được nhiều người biết đến qua những truyện bằng tranh như: “Cọp Vằn, Cóc Tía, Xã-Hội Kiến...” Sau này là những tác-phẩm Lịch-Sử: Hai-Bà-Trưng, Đức Trần-Hưng-Đạo Đại-Vương, Sự Tích Trầu Cau…)

Tôi ngắt lời, để kể cho anh nghe về những hình bìa truyện “Tuổi Hoa”: Hoa Tím (của tuổi biết yêu), Hoa Xanh (tuổi ô-mai, xí-muội) Hoa Đỏ (truyện trinh-thám, mạo-hiểm)…Kể cả những tấm thiệp Xuân, thiệp Giáng-Sinh thần kỳ qua nét vẽ của anh bày bán trong các tiệm sách, những sạp bán hàng chung quanh khu Nhà Thờ Đức Bà, trên khắp các phố chợ Saigon, đã được những cô bé học trò như chúng tôi thời bấy giờ giữ gìn, trân quý như những báu vật.  Có đứa bạn tôi cắt ra đóng khung treo đầy trên tường trong nhà, trong phòng học. Có đứa ép gối đầu giường để hằng đêm tơ tưởng.  Chúng tôi cũng đã từng mơ ước một ngày nào đó sẽ được trực tiếp gặp mặt anh.

Tôi cũng không ngờ khi nghe anh kể thêm về quãng đời thơ-ấu, đôi bàn tay anh lúc nào cũng mang thương tích và rướm máu vì thân-phụ anh tuyệt đối không muốn anh trở thành Hoạ-Sĩ.  Có khi anh phải trốn trên “plafond” (trần nhà) dưới cơn nóng đổ lửa của Trời Saigon để lén lút vẽ và dấu những họa-phẩm của anh.  Vì nếu Cha anh biết được sẽ đánh anh không thương-tiếc.

Sau khi được cụ Bùi-Văn-Bảo khuyến-khích theo học lớp hội-họa để trở thành Họa-Sĩ chuyên nghiệp anh đã bị Thân-Phụ đuổi thẳng ra khỏi nhà. (Sau này về Saigon, đích thân tôi ghé thăm ông cụ đang nằm bệnh.  Hỏi ra, mới biết chỉ vì quan-niệm của những bậc Cha-Mẹ thời xưa là không muốn thấy cảnh sống cơ-hàn của con mình nếu mang nghiệp Họa-Sĩ.) Rồi anh lang bạt, trôi dạt đến Nha-Trang, vào Chủng-Viện đi Tu, sau anh cởi áo Dòng, xuất ra ngoài Đời để vẽ.  Đến năm 1964, anh bắt đầu vẽ cho tờ “Tuổi Hoa”, chọn bút hiệu là ViVi (Vi: Việt-Nam & Vi: Vĩnh-Long (quê Ngoại cũng là nơi anh được sinh ra.)

Anh tốt nghiệp vào năm 1968 thì nhập ngũ đăng lính trong Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa.  Đến 1981 thì vượt biên cùng thời-gian với tôi và chúng tôi gặp nhau trong tình gia-đình tỵ-nạn.

Sau đó tôi được đi định cư tại Melbourne (Úc-Châu), còn anh: họa-sĩ ViVi Võ-Hùng-Kiệt đến Canada.  Thời bấy giờ tôi ôm đàn guitar đi hát khắp các tiểu-bang nước Úc để vận động cho các công cuộc kháng-chiến như “Võ-Đại-Tôn, Hoàng-Cơ-Minh…” Trong một buổi hát ở Dalas Brooks-Hall, Melbourne vào năm 1983 (với đầy ngập hơn bảy ngàn đồng bào tham dự), tôi gặp Chiến-Sĩ Nguyệt-Ánh và Việt-Dzũng, tôi gia-nhập phong trào “Hưng-Ca” từ đó và cũng không ngờ Họa-Sĩ ViVi Võ-Hùng-Kiệt là trưởng gia-đình lúc bấy giờ.  Mãi đến cuối thập-niên 90, anh mới qua định-cư tại Hoa-Kỳ.

Ngày ba-mươi, tháng tư buồn vừa qua. Họa-Sĩ ViVi Võ-Hùng-Kiệt ở San Diego gửi email hỏi tôi đang làm gì"  Tôi khóc và bảo với anh rằng:

“Năm nào cũng thế.  Vào ngày này, đúng giờ Ngọ buổi trưa.  Dầu bận thế nào em cũng phải về nhà nấu bát cơm trắng gạo thơm ngát, tô canh và bày trái cây, pha trà để cúng giỗ, cầu-nguyện cho các Anh-Hùng-Tử-Sĩ.  Nhất là các Vị Tướng cùng các Chiến-Sĩ Vô-Danh của Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa đã tuẫn tiết, anh-dũng hy-sinh trong trách-nhiệm và bổn-phận để em được sống đến ngày hôm nay. ”

Tôi cũng bảo với anh là buồn quá, chỉ biết khóc thôi chứ không biết làm gì hơn.  Anh liền họa ngay tác-phẩm “Thương Tiếc”, có hình bức tượng “Anh Lính Đồng Đen” trước cổng vào NghĩaTrang Quân-Đội Biên Hòa bi dựt đổ sập sau ngày 30, tháng tư, 1975.  Có đôi cánh Thiên-Thần dẫy chết dưới chân người con gái Việt-Nam gục đầu khóc thương.  Anh cũng cho tôi biết anh chỉ biết vẽ và vẽ để diễn tả hết những uẩn khúc, trắc ẩn trong lòng của anh, anh không đàn ca, hát xướng, không viết lách, không thêu thùa, may vá, nấu ăn đàn bà, con gái như tôi.  Nhưng những họa-phẩm của anh thực-sự mang giá-trị lịch-sử, văn-hóa vĩnh-cửu cho những đoạn đời của kiếp con người Việt-Nam.

“Chân Quê”:
 (Viết cho kỷ-niệm 50 năm nghiệp “Cầm Cọ” của Họa-Sĩ ViVi Võ-Hùng-Kiệt).
(ViVi Triển Lãm
Triển lãm kỷ niệm 50 năm của họa sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt được tổ chức tại Việt Báo, 14841 Moran St., Westminster, CA 92683, từ ngày 12/07/08 đến 13/07/08 từ 11:00 AM - 6:00 PM.  Tiếp tân:  12/07/08 (11:00 AM).  Xin liên lạc: (909) 856-7784)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.