CANBERRA: Bác sĩ Vini Khurana, chuyên gia giải phẫu thần kinh hàng đầu của Úc, vừa công bố, người nào dùng điện thoại di động nhiều, có thể đối diện với nguy cơ bị ung thư não. BS cũng cho rằng, trong tương lai không xa, tác hại của điện thoại di động đối với nhân loại sẽ qua mặt chất asbestos và thuốc lá. Vì vậy, các chính phủ trong đó có chính phủ Úc, cũng như các nhà khoa học, nên có những chương trình nghiên cứu cụ thể và tỷ mỷ về tác hại của điện thoại di động đối với não bộ con người, trước khi qua muộn. Cuộc nghiên cứu của BS Vini Khurana thuộc Bệnh viện Canberra đã đi đến kết luận, trong vòng bốn năm tới toàn bộ tác động của điện thoại di động đối với bệnh ung thư óc sẽ được công bố. Bản báo cáo của Bác sĩ Khurana, nhan đề “Điện thoại Di động và Ung thư óc - Mối quan ngại về Sức khỏe Công chúng” đã làm bùng nổ hàng loạt các cuộc tranh luận rộng khắp trên thế giới, nhất là trên các diễn đàn ở Anh.
Bác sĩ Khurana nói trong bản nghiên cứu, có thể đoán trước được rằng mối nguy hiểm này còn lan rộng trong sức khỏe công chúng hơn là asbestos và thuốc lá. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của tất cả mọi người chúng ta, nhất là thế hệ trẻ. Trong tài liệu được ấn hành trên trang mạng internet của mình, Bác sĩ Khurana nói các kỹ nghệ gia và các chính phủ cần phải thi hành ngay những biện pháp cần thiết, để giảm thiểu ảnh hưởng của phóng xạ điện từ từ điện thoại di động.
BS cũng cho biết, từ 2008 đến 2012, sẽ có đủ thời gian để biết chắc tác hại của điện thoại di động đối với những trường hợp bị ung thư hoặc bị bướu trong não bộ. Bác sĩ Khurana nói, con số người sống sót qua căn bệnh này tương đối nhỏ. Một khối u não ác tính sẽ kết thúc mạng sống đa số những người bị mắc bệnh. Theo BS, đã có sự gia tăng đáng kể các bằng chứng về mối nguy hiểm này.
Cho đến nay đã có tối thiểu là tám cuộc nghiên cứu toàn diện trên bình diện quốc tế và một phân tích lâu dài về mối liên hệ giữa việc xử dụng điện thoại di động và những căn bệnh về bướu não hay ung thư não. Ông nói rằng việc xử dụng thêm những phụ kiện, thí dụ như thiết bị “hands-free” còn có thể gây ra tác động lớn hơn là chỉ dùng một mình điện thoại di động mà thôi. Các dụng cụ “bluetooth” và những thiết bị để nghe gắn vào tai hoặc trên đầu (headsets) có thể sẽ biến đầu của người xử dụng thành một ăng-ten, và điều này cũng có tác hại cho người dùng.
Điện thoại di động mà ta còn gọi là Cell phone, điện thoại cầm tay, handies hoặc cellular phone là loại điện thoại có gắn antenna trong máy, với bộ phận phát điện và thu phát tín hiệu. Máy phát ra một lượng rất nhỏ vi ba phóng xạ. Khi nói chuyện, toàn bộ máy được áp sát vào tai.
Khái niệm về cell phone đã manh nha từ thập niên 1950. Tới năm 1977 thì công ty AT&T làm ra một cell phone mẫu; năm 1979, máy được bán ở Nhật. Năm 1981, công ty Motorola Hoa Kỳ cho ra một loại cell tối tân hơn. Hiện nay cell phone được trang bị dưới dạng digital, có thể dùng để chụp hình, có thể truyền hình ảnh hai người đang đối thoại và nhiều công dụng khác.
Tuy nhiên, những lo ngại về điện thoại di động đối với sức khỏe con người, đặc biệt là não bộ không phải chỉ mới xảy ra gần đây, mà ngay từ 10 năm trước, đã có những khoa học gia lo ngại về cell phone. Lúc đó, một chương trình của đài BBC Luân Đôn công bố kết quả nghiên cứu của bác sĩ Lennart Hardel bên Thụy Điển: một bệnh nhân bị ung thư não về phía đầu mà người này thường xuyên áp điện thoại di động để nói và nghe. Vị bác sĩ này cho hay rằng điện thoại di động có tác dụng không tốt tới sức khỏe con người và vấn đề cần được làm sáng tỏ bằng các nghiên cứu khoa học khách quan. Trong khi chờ đợi kết quả, ông ta đề nghị mọi người nên giới hạn sự tiếp cận với nguồn phóng xạ từ điện thoại di động. Trong chương trình phát thanh này, kết quả một nghiên cứu tương tự ở Mỹ về liên hệ giữa phóng xạ từ điện thoại di động với tổn thương của nhiễm thể tế bào cũng được đài công bố.
Bác sĩ Goerge Carlo, trước đó hợp tác với American Cellular Industry, quả quyết rằng, kỹ nghệ cell phone hiện đang ở vào tình trạng báo động. Họ không tiếp tục đưa ra những lời tuyên bố lững lờ, nước đôi về sự an toàn của cell phone.
Đến tháng 5 năm 1999, một nghiên cứu từ Thụy Điển cho hay sử dụng điện thoại di động đưa đến nhiều triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, mất trí nhớ, nóng bỏng trên da và có khó khăn khi nghe. Theo nghiên cứu, người dùng cell phone 30 phút mỗi ngày thì hay than phiền là mau quên nhiều gấp đôi so với người chỉ dùng dưới hai phút; người dùng ba bốn lần trong ngày thì bị nhức đầu gấp ba người chỉ dùng hai lần trong ngày. Điều cần ghi nhớ là thiếu niên bị các triệu chứng trên nhiều hơn người lớn. Trước đó, vào tháng 5 năm 1998, các nghiên cứu tại Na Uy và công ty điện thoại Scandinavian cũng đưa ra các nhận xét tương tự.
Nhiều người nghe điện thoại tự đông áp vào tai than phiền trên da nổi lên một vết đỏ, đau, cứng có bề lớn bằng chiếc điện thoại mà họ đang dùng. Thậm chí công ty sản xuất Microshield kể trường hợp một người máng điện thoại vào hông và bị ung thư cột sống lưng ngay chỗ mang điện thoại.
Trong một bài viết công phu về tác hại của điện thoại di động đối với cơ thể con người Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức cũng đã trình bầy kỹ lưỡng những dữ kiện khoa họa và quan điểm của nhiều khoa học gia danh tiếng. Sau đây là một số đoạn chính yếu trong bài viết của BS.
Theo viện Ung Thư Hoa Kỳ, các đồ điện trong nhà như T.V, lò nấu vi ba (microwave oven), chăn và nệm điện, máy sấy tóc, quạt trần, đồng hồ điện báo thức cũng phát ra từ trường điện tương tự như cell phone. Theo giải thích của World Health Organization thì các phóng xạ từ cell phone rất nhỏ, khoảng 0,2 - 0,6 watt, thuộc loại không gây ra xáo trộn cho tế bào con người như quang tuyến X. Phóng xạ này tan biến trong không gian, tùy theo khoảng cách giữa máy và cơ thể. Cũng theo WHO, phóng xạ này khi xâm nhập cơ thể, sẽ tạo ra một sức nóng rất nhẹ mà cơ chế điều hòa thân nhiệt có thể hóa giải dễ dàng. WHO cũng nhận rằng có nhiều nghiên cứu nói phóng xạ của cell phone làm thay đổi sinh hoạt điện năng não bộ, giảm thời gian phản ứng, gây vài xáo trộn giấc ngủ nhưng rất ít và không tạo ra khó khăn gì cho người sử dụng cell phone.
WHO kết luận là các phóng xạ đó chưa chắc đã gây ra ung thư não và sẽ tài trợ để các khoa học gia nghiên cứu thêm.
Các nhà sản xuất cell phone cho hay là điện thoại di động an toàn vì đã được làm đúng theo tiêu chuẩn do chính quyền đưa ra. Tiêu chuẩn đó gồm ảnh hưởng của nhiệt do cell phone phát ra và các vi ba từ trường được phân phối ra hết cả đầu.
Chương trình truyền hình ABC 20/20 cho hay là tiêu chuẩn của chính quyền có nhiều kẽ hở mà các nhà sản xuất điện thoại di động qua mặt dễ dàng.
Trong khi đó thì chủ tịch công ty điện thoại di động Ericsson khẳng định rằng sẽ có nhiều người sử dụng điện thoại di động để nối tiếp với mạng lưới, thay vì dùng điện thoại có dây trong nhà, vì tiện lợi hơn.
Cơ quan Federal Communication Commission Hoa Kỳ cho hay là cho tới nay (2005), chưa có bằng chứng nào kết luận rằng điện từ trường có hại cho sức khỏe. Chuyên viên Ed Mantiply của cơ quan này cho hay là cơ quan đã đặt ra một tiêu chuẩn cho phóng xạ từ điện thoại di động, giống như giới hạn tốc độ lái xe tự động. Không có gì bảo đảm là dưới giới hạn đó chúng ta sẽ an toàn và trên giới hạn đó là nguy hiểm. Cơ quan khuyên dân chúng áp dụng nguyên tắc là cầm xa máy khoảng một phân nếu máy phát ra 1 watt năng lượng; nếu máy phát ra 10 watts thì ở cách xa máy mười phân.
Nhưng các nghiên cứu cho hay, ngoài sức nóng, cell phone còn phát ra các phóng xạ có hại. Đồng thời các phóng xạ này phát ra từng lúc mạnh yếu khác nhau nên có hại hơn là phát ra liên tục.
Cơ quan Food and Drugs Hoa Kỳ có trách nhiệm về sự an toàn thực dược phẩm, các mỹ phẩm, trang bị điện tử trong nhà thì nói: cell phone phát ra một lượng điện từ trường không đáng kể và kết quả nghiên cứu chưa xác định nó có hoặc không có hại. Và cơ quan khuyên dân chúng áp dụng các phương pháp đề phòng thường lệ.
Tập san International Journal of Oncology tháng Năm, 1999 đăng kết quả nghiên cứu trên 600 người dùng điện thoại di động cho hay không có bằng chứng gì về vụ gây ung thư não vì phóng xạ từ điện thoại này.
Nhưng phe quan tâm tới ảnh hưởng phóng xạ từ điện thoại di động vẫn không hài lòng với giải thích của chính quyền và của các công ty sản xuất cell phone. Họ vẫn quả quyết là phóng xạ này rất hại cho cơ thể.
Phóng xạ điện từ trường thoát ra từ điện thoại di động khi mở máy và khi điện đàm. Vi ba phóng xạ xâm nhập xương sọ, vào não bộ, mắt, mũi và các tế bào trên mặt. Một bác sĩ Đan Mạch có nói: "Chắc không có ai muốn đút đầu vào lò hâm thực phẩm vi ba nhưng nhiều người lại hân hoan áp chiếc điện thoại di động sát tai, vào đầu". Micrwave oven cũng phát ra những vi ba phóng xạ như điện thoại di động.
Bác sĩ Bruce Hocking đã tường trình trước Thượng Viện Úc Đại Lợi rằng người sử dụng điện thoại cầm tay có thể bị tổn thương da chung quanh vành tai với cảm giác khác thường ở trong đầu. Cảm giác xuất hiện mấy phút sau khi họ quay số điện thoại và kéo dài có khi cả mấy tiếng đồng hồ. Ngoài ra họ còn cảm thấy buồn ói, rối loạn thị giác cũng như có vài dấu hiệu thần kinh khác. Theo ông, đây không phải là do tưởng tượng mà là có thực vì được phát hiện ở nhiều người khác nhau, trên khắp thế giới khi họ dùng cell phone.
Cơ Quan Y Tế Thế Giới cũng đề cập tới vấn đề tia phóng xạ của điện thoại di động trên sức khỏe và khuyên dân chúng nên giới hạn sử dụng, nên dùng vật dụng giữ điện thoại xa cơ thể. Cơ quan này đã tài trợ 4 triệu Mỹ Kim để nghiên cứu ảnh hưởng của tia phóng xạ từ điện thoại di động.
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn
Một nhà văn VC khác là Nguyễn Khải, lúc sinh thời cũng sinh sát, gây tội ác, hai tay nhúng đầy máu. Đến khi sắp chết, chỉ còn 8 tháng nữa là lià đời, y cũng viết những dòng chữ "ăn năn chân thành": “Chúng tôi biết nhau trong một thời kỳ hoà bình, là những viên chức nhà nước của một thời thanh bình. Anh (Nguyễn Đình) Thi là viên chức cấp cao, tôi là viên chức cấp thấp, cả cao lẫn thấp đều là thành viên của cái thế giới viên chức.Cái thế giới ấy có sống trong nó, sống với nó mới thấy hết cái tầm thường, cái nhỏ nhen, khó có ai tôn trọng được ai trong cuộc ganh đua vừa vô nghĩa vừa buồn cười. Trong cuộc ganh đua ấy không có người thắng, cả mọi người đều thua vì đã tự hạ mình trong nhiều chuyện nghĩ lại cũng là nhảm. Lại thêm nhiều chục năm chúng tôi luôn luôn bận rộn bởi nhiều cuộc tranh cãi về lập trường quan điểm giai cấp trong văn nghệ. Các cuộc tranh luận ấy lại diễn ra trong bầu không khí chính trị thường xuyên căng thẳng của một thế giới chia đôi, một đất nước chia đôi và một xã hội cũng bị chia ra bởi các cuộc đấu tranh giai cấp.”
Những dòng chữ này đã được VC cho đăng trên báo Văn Nghệ số 17, 18 ngày 29.4/5.5.2007. Bây giờ quý vị phải thấy tại sao VC cho phổ biến những cái đó" Đó là ngón đòn lừa đảo của VC, để cho những thằng đặc công văn hóa của VC khoe khoang, ca ngợi những tên VC đó đã ăn năn hối cải, giống như đồ tể đã buông dao xuống rồi thì phải để cho chúng thành phật chứ. Vậy thì quý vị thức giả có để cho đầu óc bị lu mờ, đờ đẫn mà tin vào sự ăn năn cuả chúng hay không" Nên nhớ, tất cả những thằng VC ăn năn, đều là những thằng đã chết. Những thằng còn sống mà ăn năn thì ra rìa ngồi chơi xơi nước, hoặc chạy ngược chạy xuôi vài vòng cho VC rồi cũng chết. Còn những thằng có quyền lực trong tay, chúng có bao giờ ăn năn hay không" Tôi thấy người Việt quốc gia chúng ta có một số người mắc bệnh thương vay khóc mướn, quân tử tàu, nên đến chết vẫn không tỉnh ngộ. Đã đường đường mang cái thân bảy thước đi tỵ nạn cộng sản, vậy mà bây giờ cắm mặt bưng bô cho VC thì thật hết biết. Đã vậy, cũng còn không đủ tỉnh táo mà nhăn mặt, bịt mũi nữa chớ. Bưng bô cho VC mà mặt thì hí hửng như bưng vàng, mũi thì phồng to hít lấy hít để như hít mùi phở ấy. Thiệt tục tĩu hết chỗ nói.