Hôm nay,  

Tây Tạng: Bạo Động Hay Bất Bạo Động

21/03/200800:00:00(Xem: 4641)

Đấu tranh bất bạo động hay bạo động là hai quan điểm và hai lập trường khác biệt hay  bỗ xung cho nhau trên con đường giành lại những quyền bất khả tương nhượng của các dân tộc bị áp bức, bóc lột"  Nhiều khi cuộc đấu tranh bất bạo động bị nhà cầm quyền đàn áp bằng bạo lực, võ lực trở thành bạo động do phản ứng tự vệ chánh đáng mà ra. Thử tìm hiểu qua cuộc biểu tình ở Tây Tạng.

Sau Chiến tranh Lạnh khuynh hướng chung của các nước lớn vì quyền lợi chánh tri, ngoại thương đặt nặng vấn đề trật tự ổn định lên cao hơn nỗi khổ đau bị áp bức. Nên thường  khuyên đấu tranh bất bạo động. Kể cả biểu tình, người ta cũng khuyên phải ôn hòa, hòa diu. Làm một điều gì nổi bật một chút như treo cổ hình nộm, đốt cờ, có những lời nặng một chút, là có người dạy đời  và chê người biểu tình thiếu lễ độ, kém văn minh. Nhưng xét cho cùng kỳ lý, tất cả những phong trào nhân dân đấu tranh, đình công, lãnh công, biểu tình, nổi dậy của nhân dân các nước để giải kềm CS không ít thì nhiều đã có, vẫn có bạo động. Nhưng lịch sử là do những người thắng cuộc viết ra, nên những cuộc biểu tình giải trừ CS sau khi thành công được mô tả bằng những danh từ rất hoa mỹ và êm dịu:  cách mạng nhung, cách mạng da cam, cách mạng hoa tulip.

Hai quan điểm biểu tình bạo động hay không bạo động, sự  khác biệt này bộc lộ  rất rõ trong vấn đề Tây Tạng khi  tu sĩ Phật Giáo và người dân trong nước nổi lên biểu tình. Khác biệt ngay trong hàng ngũ những người đấu tranh cho độc lập, tư do cho quốc gia dân tộc Tây Tạng. Một là quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma vốn  là Phật Giáo từ bi hỉ xả, tôn trọng sự sống đến phải ăn chay, nên từ lâu chỉ muốn đấu tranh bất bạo động, muốn Tây Tạng tư trị không bị cào bằng văn hóa  thôi. Nên không cắt đứt đối thoại với TC và cũng không tẩy chay Thế vận Hội do TC đăng cai tổ chức tại Bắc Kinh. Vì quyền lợi các siêu cường đối với TC, quan điểm này được chấp nhận. Trong các cuộc biểu tình ở Tây Tạng hiện tại, Đức Đạt Lai Lat Ma bảo lưu quan điểm lập trường của mình đến mức tuyên bố Ngài sẽ từ nhiệm chức vụ lãnh đạo tinh thần nếu cuộc đấu tranh trong nước không ngưng bạo động.

Và quan điểm của đa số những người có dính líu với Tổ Chức Thế Vận Hội ở các nước cũng chủ trương không tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh  biện luận rằng Thế Vận Hội là phương tiện thu hút sự chú ý của công đồng quốc tế về vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc.  Nhưng không thấy nói làm sao, làm thế nào một cách cụ thể.  Nếu một vận động viên nào đó lèn dấu và giương cờ Tây Tạng, thì mật vụ TC sẽ bắt đi, nhà cầm quyền TC sẽ trục xuất, và TC chẳng mang tiếng chà đạp nhân quyền tí nào.

Còn TC thì một mực đổ tội Đức Đạt Lai Lat ma đứng sau lưng xúi giục phong trào biểu tình bạo động ở Tây Tạng. Bí Thư kiêm Chủ Tịch Đặc Khu Tây Tạng của CS đích thân mở cuộc họp báo sau mấy ngày cuộc biểu tình nổi dậy xảy ra, tuyên bố không ngượng miệng. Nói gọn rằng Hồng Quân không có bắn, dù trước đó chính Hồng Quân tuyên bố có bắn chỉ thiên để giải tán biểu tình. Nói số người biễu tình bị chế ít hơn cả chục lần. Nhưng nói lê thê, kể hàng mấy trăm cửa hàng bị  đập phá và cả mấy chục chiếc xe bị đốt cháy, đưa ta những hình ảnh phố xá tan hoang để chứng minh đây là cuộc bạo động. Bạo động thì CS có lý do dẹp và đàn áp mà ít bị quốc tế kêu ca.

Hai là quan điểm của lớp trẻ Tậy Tạng trong và ngoài nước. Trong nước là thành phần tăng ni trẻ Phật Giáo và lớp trẻ Tây Tạng một ngày 24 giờ, một tuần 7 ngày, một cổ bị hai tầng áp bức,  Cộng sản Trung Cộng như đế quốc  thực dân và CS Tây Tạng như tự thực dân siết chặt. Kế đó là lớp trẻ con em của những gia đình Tây Tạng lưu vong nay đã tung ra khắp các siêu cường. Lớp trẻ ngoài đời trong đạo của Tây Tạng, lớp trẻ trong ngoài nước Tây Tạng muốn đất nước và nhân dân được độc lập, tư do, chớ không phải "tự trị". Lớp trẻ này không còn đủ kiên nhẫn sanh ra trong khi cảnh nước mất nhà tan vì Trung Cộng, sanh ra khi vị Phật Sống cũng phải lưu vong ra xứ người. 50 năm chờ đợi đã quá đủ, chơ đợi  cuộc đấu tranh từ quang phục quê hương, giành lại chủ quyền lãnh thổ rồi chuyển sang tương nhượng thành vùng tự trị trong quĩ đạo của Trung Cộng mà CS Trung Quốc cũng không đếm xỉa gì. Nửa thế kỷ Đức Đạt Lai Lạt ma bôn ba ở hải ngoại, viếng thăm quốc trưởng nào TC cũng gây không biết bao nhiêu cản trở. Nửa thế kỷ đấu tranh ôn hòa, 50 năm đấu tranh bất bạo động chẳng đi đến đâu.

Lớp trẻ người sanh ra khi TC tóm thâu Tây Tạng, nói là trẻ chớ nay đã 50 tuổi rồi, chờ cái gì nứa"!. Chờ TC triệt tiêu văn hóa Tây Tạng và Phật giáo mật tông của Tây Tạng à. Chờ TC đồng hóa biến Tây Tạng thành quận huyện của TC hay sao. Thấm thía được nỗi niềm đó người ta sẽ không thấy bạo động, không thấy quá khích, không thấy cực đoan, không thấy hành động vì cảm tính nơi những người biểu tình ở Tây Tạng. Nhìn những gương mặt của những thanh niên tu sĩ, những thanh niên, thanh nữ  thường dân biểu tinh ở thủ đô Lhasa, Tứ Xuyên , Cam Túc và tại nhiều thủ đô của các siêu cường, người ta thấy động lực biểu tình. Có người chít khăn tang. Có người bịt miệng bằng khăn trắng. Có người đốt và giẫm lên cờ TC đang cháy. Có người người đưa lưng cho công an đánh bằng dùi cui, mặt quay nghiêng ra sau. Tất cả tiếng nói đường hoàng dõng dạc, tự tin. Đôi mắt là cả một bầu trời của niềm tin và hy vọng độc lập, tư do cho Tây Tạng. 

Nhìn những  thanh niên và tu sĩ trẻ Tây Tạng xơ xác, thất thế nhưng can trường vì yêu nước, yêu đời, kính đạo, học Phật tu thân; những con người không rã rời, không đau khổ, bất chấp chết sống, đôi mắt làm sống dậy những sự nghĩa vụ và bổn phận  thiêng liêng,  cao cả đối với đạo pháp và dân tộc. Một lớp người trẻ như vậy tại sao không xứng đáng là những rường cột, một tương lai cho quốc gia, dân tộc Tây Tạng. Tại sao lớp người như vậy không có quyền làm thay đổi tình hình tồi tệ và số phận hẫm hiu mà Tây Tạng đã phải chịu cả nửa thế kỷ nay.

Tin ghi nhận được chánh quyền lưu vong của Tây Tạng đồng cảm với những đồng bào trong nước có thể xét lại chủ trương đối thoại vô bỗ bị TC cắt đứt lâu nay, và có thái độ cứng rắng hơn trong cuộc đấu tranh với TC.

Đức Đạt Lai Lạt ma có thể qua đời theo lẽ vô thường của Tạo Hóa. Đường lối đối thoại với TC có thể bế tắc. Đức Đạt Lai Lat ma có thể không kiểm soát được tính bạo động của cuộc biểu tình, Ngài có thể từ chức lãnh đạo tinh thần Tây Tạng. Nhưng Tây Tạng phải sống. Quốc gia dân tộc Tây Tạng phải còn. Quốc gia dân tộc Tây Tạng, lớp trẻ là rường cột, là tương lai của đất nước phải làm chủ đất nước của mình. Chính lớp trẻ tin và hành động vì niềm tin đó, nổi dậy biểu tình để rút ngằn thời gian khổ ải cho quốc gia dân tộc.

Sau cùng, bất cứ cuộc biểu tình bạo động hay không bạo động, lằn ranh chỉ là sợi chỉ mành. Người biểu tình dù muốn ôn hòa, bất bạo động, cũng không được. Nguyên nhân bạo động trăm lần như một là do lực lượng giải tán biểu tình. Công an cảnh sát và mật vụ dùng dùi cui, mã tấu, lựu đạn cay, thượng cẳng chân hạ cẳng tay, xe tăng, xe vòi rồng - là vũ khí, là võ lực , là bạo động. Bạo động sẽ khêu gợi bạo động. Phản ứng, phản xạ tự vệ chánh đáng của người biểu tình  vì thế phải có. Con người đâu ai cũng thánh thiện như Đức Chúa Giê su, người ta đánh má này của mình thì đưa mà kia cho người ấy đánh.

Phong trào biểu tình khi có tính nhân dân, trở thành một thực thể xã hội, có hồn riêng, có tâm riêng, có thái độ và hành động khác với những cá nhân tổ chức.  Như các cuộc biểu tình lật đổ chế độ CS ban đầu đều chủ trương bất bạo động. Nhưng có cuộc biểu tình nào không có máu đổ thịt rơi người chết. Chính con số bị bắt bớ, đánh đập, chết và bi thương mà người biểu tình phải chịu tạo nên làn sóng biểu tình lớn mạnh hơn và chấn động thế giới hơn. Ở một mức độ nào đó hai quan điểm biểu tình bất bạo động bỗ túc cho nhau.

Quan điễm về biểu tình bạo động hay bất bạo động đáng cho người Việt đang chống Cộng sản vì tư do, dân chủ, nhân quyền VN, suy gẫm. Có lúc tùy cơ ứng biến, chớ không thể nói biểu bạo động hay bất bạo động là hoàn toàn đúng hay sai. Chánh trị là vô thường. Chiến lược, chiến thuật không bất biến.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.