Hôm nay,  

Nhiếp Ảnh: Hà Nội Nhìn Lại

05/04/200500:00:00(Xem: 5007)
LTS: Sau loạt bài với chủ đề giới thiệu hoa Poppy vùng Lancaster (CA) qua đề tựa "Theo Em Tìm Động Hoa Vàng" và chủ đề "Quan Họ Bắc Ninh" (VN), chúng tôi nhận được nhiều thư tán thưởng cho đề mục này. Một số bạn đọc muốn đóng góp bài vở, hình ảnh của mình. Chúng tôi hân hoan đón nhận sự đóng góp này.
Bài viết có thể dưới nhiều dạng phông khác nhau như VNI, VPS, UNICODE, VIQR…. Và có đánh dấu tiếng Việt, đi đôi với hình ảnh cần ghi rõ xuất xứ và tác giả. Chiều dài của bài từ 3-8 trang đánh máy chứa đựng trong đĩa CD, DVD hay điện thư. Đề mục này có tính cách văn nghệ, giải trí và không tiền nhuận bút. Bài viết và hình ảnh vẫn thuộc quyền sở hưũ của tác giả, nhưng bài vở lẫn hình ảnh sẽ không được hoàn trả cho người viết. Mọi thông tin, bài vở, hình ảnh gửi về sẽ được hồi âm trên Hộp thư bạn đọc mỗi tuần ở phần cuối bài này.
Địa chỉ gửi bài và hình ảnh trong CD, DVD:
Lê Minh - P.O. Box 2249 Westminster CA 92683 USA
Email: leminh9411@yahoo.com
*
Phi cơ đáp xuống phi trường Nội Bài an toàn, cách xa Hà Nội khoảng 30 cây số về phía Tây Bắc. Dù qua lại Nội Bài vài lần, lần nào cũng băn khoăn, chuyện gì sẽ xẩy ra cho mình. Tâm lý bất ổn sẵn có từ những kinh nghiệm trước, bị khó dễ về những điều không đáng bị khó dễ.
Đeo chiếc kính đen lên, nghiêm như kẻ bản lãnh, tôi trình thông hành và chiếu khán cho nhân viên di trú và nhất định không dán hình tờ Washington vào sổ thông hành .
"Chào anh".
Nhân viên di trú nhìn lên, không đáp lại lời chào, anh nhận giấy tờ một cách lạnh lùng, cắm cúi làm việc, thỉnh thoảng ngước lên liếc nhìn kiểm chứng xem người và hình có tương phản. Không khí ngột ngạt, căng thẳng không biết có gì trục trặc. Một lát sau nhận lại giấy tờ, tôi ngỏ lời cám ơn, anh chỉ dương mắt lên nhìn, xem ra có vẻ gì xa cách người đồng hương với người đồng hương. Lắc đầu, sua đuổi suy nghĩ về cách giao tế của nhân viên di trú phi trường Nội Bài. Tôi thở phào, an tâm biết mình vừa thoát được một cửa ải.
Lấy hành lý, chúng tôi tiến đến "ải" thứ hai, trình giấy tờ để kiểm tra quan thuế. Lần về Hà Nội năm trước, khi khai báo số tiền mang theo khi du lịch, chỉ đánh dấu trong ô "Tiền mang về nước dưới $10,000 Mỹ kim như sự hướng dẫn của tờ khai báo, chúng tôi đã bị đã bị hạch hỏi, nhân viên quan thuế đòi kiểm tra số tiền. Sau khi đếm tiền xong, anh ngần ngừ mãi chưa chụi trao số hiện kim cho chúng tôi. Cuộc đấu trí của kẻ đến, người thừa hành công vụ kéo dài vài phút, hương vị "cà phê" phảng phất đâu đây, quan chức này như dò xét xem đối thủ có yếu bóng vía để biết cách xử thế. Thấy tôi không chút phản ứng thuận lợi, vẫn khuân mặt lạnh như tiền, anh hoàn trả hiện vật cho khổ chủ và không quên đánh một câu "Về quê chỉ mang theo có ngần này à" . Tôi mỉm cười, nghĩ bụng chẳng mắc mớ gì đến anh.
Chuyến đi năm nay, cẩn thận hơn, ghi rõ số tiền mang về, vẫn bị phiền về mục mang tiền về. Tôi thản nhiên xoè tiền ra cho anh ta xem. Viên chức này không buồn liếc mắt kiểm tra, trả lại giấy tờ, không khám xét hành lý, thế là chúng tôi thoát nơ lần thứ hai. Người bạn đi đón chúng tôi, đứng ngoài, anh hồi hộp cho tôi, anh biết tôi đang phải đấu trí với các nhân viên quan thuế quen cà khịa có lý do tư lợi với du khách Việt về thăm quê.
Tâm sự với bạn tôi về nỗi bất ổn mỗi lần khi đến phi trường Nội Bài hay Tân Sân Nhất, mỗi lần là một kinh nghiệm khác nhau. Chúng tôi hoàn toàn không có cảm nghĩ bất an khi đến các phi trường quốc tế khác. Trên đường đến Nội Bài, chúng tôi đã ghé phi trường Siem Reap của Cam Bốt, phi trường Bangkok, Thái Lan, không gặp một trục trặc nào về đếm tiền, cầm bạc, nhân viên phi trường lịch lãm và không gây chút phiền hà cho du khách. Chúng tôi hiểu, du khách chỉ cầ gián tờ Washington vào cuốn sổ thông hành là mọi khó khăn sẽ biến. Tuy nhiên, tiếp tay kéo dài chuyện hối mại quyền thế mãi cũng không phải là chuyện hay, nên đành mua cái bực mình vào người, chấp nhận xem đó là một hành lý phụ của chuyến thăm quê nhà.
Bạn tôi cho biết tình trạng giao tế giưã du khách và những nhân viên chính phủ ngoài phi trường cải thiện rất nhiều, hệ thống thâu hình được gắn khắp nơi, lãnh đạo (giám thị) có kiểm soát nên nhiều điều chướng tai, gai mắt đã bớt đi nhiềâu so với những năm trước.
Ban điều hành phi trường có nhiều cố gắng cải thiện khuôn mặt của phi trường theo chỉ thị của trung ương để khuyến dụ du khách thăm Việt Nam, số lượng du khách đến cũng nhiều, nhưng trở lại rất ít. Khách đến Việt nam phần lớn là Âu Châu, Nhật và Đại hàn, Trung quốc và Đài Loan, du khách Mỹ phần lớn là các cựu chiến binh đã từng chiến đấu bên tại đây. Phần lớn họ đến Việt nam vì sự tò mò và kinh tế. Sau chiến tranh, Việt nam đóng cửa nhiều năm, và nay mới "thoáng" được gần thập niên, đã hấp dẫn du khách. Ngoài ra, du lịch Việt nam an ninh, rẻ hơn nhiều nơi khác, dù chút lung củng vì một số nhân viên tiếp trước khách du lịch chưa được huấn luyện chu đáo về kỹ thuật cũng như giao tế nhân sự.
Nói về cách nhân viênphục vụ du khách nước người tại phi trường, cả nước đều biết phần lớn nhân viên đều là con ông cháu cha, họ làm việc với đồng lương cố định, khoảng 1-1.5 triệu đồng ($1 US = 15,800 đồng VN) một tháng, chỉ đủ ăn 10-15 bát phở trong tháng. Đời sống căn bản thực tế cần một khoản tiền gấp 3,4 lần cho một gia đình có nhân số trung bình 2-4 người.
Việc được tuyển chọn vào ngành Hải quan, Công an nhân dân (Cảnh sát) là một "đầu tư" đắt giá ở Việt nan, phải là gia đình có gốc gác, đảng tịch, có tục lệ cha truyền con nối. Được nhậân vào trường đại học 4 năm về hai ngành nghề béo bở trên là một chi phí "đầu tư" đáng kể. Một ngân khoản biết điều vài ngàn đô la phải có sẵn đê đuộc nhận vào đại học rtấ phổ biến tại Việt nam. Sau khi tốt nghiệp, đi làm rồi cũng chưa yên tâm, qui luật "đầu tiên" để vừa đi làm nuôi thân, gia đình, chè chén cuối tuần, còn phải "bồi dưỡng" cho các quan lớn hàng tháng, để được giữ và ở lại những chỗ béo bở.
Chính sách cải thiện bộ mặt chế độ cho sạch sẽ, vô tình đã làm chậm lại kế hoạch lấy lại "vốn đầu tư" ngành nghề. Cho dù Thủ tướng Phan Văn Khải có kêu gọi nhiều lần trên hệ thống thông tin nhà nước trong thời kỳ có mặt chúng tôi tại Hà Nội, không được tham nhũng, nhận quà từ cấp dưới, vẫn là chuyện nước đổ đầu vịt. Từ chuyên môn của người miền Bắc thường nói "trên bảo dưới không nghe" , đúng cho cả nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng của một chế độ quá già nua, cần thay đổi. Hệ thốngm ua bán chức sắc, tư lội cá nhân chằng chịt, giăng mắc trên mọi công việc hàng ngày. Một trong những nan đề không giải pháp cho tệ nạn tham nhũng tại Việt nam hiện nay. Bản báo cáo mới nhất của 1 cơ quan điều tra tham nhũng quốc tế tại Á Châu, đã xắp Việt nam là 1 trong 3 nước tham nhũng đứng hàng đầu trên thế giới.
Đường dẫn về Hà nội được sửa chửa khang trang hơn trước, ruộng đồng chung quanh lần lần biến dạng thành những khu đầu tư sản xuất nước ngoài. Xa lộ lưu thông khá xuông sẻo. Xe lớn còi to inh ỏi vô cớ dọc đường, xe hai bánh nhỏ thản nhiên phóng nhanh như không có gì xẩy ra. May sống mống chết, đụng phải nhau, không cần biết phải trái, xe to đền xe nhỏ là luật giao thông của Việt nam. Du khách quen theo luật lệ của xứ mình, chưa quen kiểu giao thông ở đây, toi mạng như không. Lưu thông tại Việt Nam không ai nhường ai, quyền lưu thông ưu tiên dành cho xe to, còi khỏe, khéo lách và gan dạ. Họ gan dạ như anh hùng xa lộ Biên hòa thời xưa của chúng ta.
Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ
Tôi vội vã trở về
Lấy cho mình dù chỉ là một chiều sương giăng lối cũ.
Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa ô (1)
Đến Thủ đô qua ngõ Ô Quan trưởng, cổng thành cuối cùng của Hà Nội. Trước đây Hà thành có 16 cửa ra vào, được xây từ thời Lê Hiển Tông (1740-1786). Nhu cầu phát triển đô thị, trong thời kỳ đô hộ, người Pháp đã phá đi 15 cửa ra vào Hà Nội. Nay chỉ còn lại Ô Quan trưởng nhờ vào lòng kiên quyết không nhượng bộ để chính quyền đô hộ của ông Đào Tam Trọng và dân Tổng Đồng xuân, họ hứa hẹn có đổ máu nếu người Pháp muốn xóa đi di tích cổng thành cuối cùng của Hà thành.
Trước đây được gọi là thành Thăng Long và tên Hà Nội bắt đầu xử dụng từ 1831, mang ý nghĩa là bên phía trong các con sông Hồng và sông Đáy, bao gồm thành phố Hà Nội, nửa tỉnh Hà Tây và toàn bộ tỉnh Hà Nam. Thống kê 1997 cho biết thành phố Hà Nội và các vùng phụ cận có dân số 3.5 triệu dân trên diện tích 1,000 cây số vuông. Con số này không có gì bảo đảm đúng cho đến ngày hôm nay. Tình trạng thất nghiệp trầm trọng của các vùng nông thôn, dẫn dắt ngươi that nghiệp đổ xô lên Hà Nội tìm sống. Người ta tiên đoán có khoảng 5-6 triệu người đang sinh sống tại đây.
Hà Nội đổ lạnh sớm hơn so với tháng Chạp năm ngoái. Dân Hà thành nai nịt trong chiếc áo lạnh, khăn quàng, món mũ trong nhiệt độ 70F (20 độ C), trai gái thi nhau trưng diện, áo quần sắc mầu hợp thời như Âu Mỹ. Riêng chúng tôi cảm thấy thoải mái với tiết trời như Nam California, nơi chúng tôi đang sinh sống.
Về tạm trú ở phố Hàng Gai, một địa điểm tiện nghi, ngay tại trung tâm phố cổ Hà Nội 36 phố phường. Người Hà Nội tự hào về phố cổ. Những căn nhà hình ống, sâu thẳm, cũ kỹ, được xây cất từ thời Pháp thuộc đến nay gần như không được sửa chữa, tu bổ. Lối xây cất của thế kỷ 18, các dẫy phố này thấp, tối tăm, ẩm thấp.
Các căn nhà cổ phần lớn tập trung tại các phố Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Bạc. Hà Nội còn khoảng gần 300 căn nhà được gọi là cổ truyền thống, nhưng chỉ khoảng 10% được trong tình trạng gìn giử tốt. Số nhà còn lại xuống cấp, hay ít nhiều bị sửa chữa không kế hoạch đánh mất đi nét cổ kính như phố cổ Hội An. Cứ 2, 3 căn nhà cổ san sát bên nhau, chen lẫn với các nhà mới tân trang, nhiều tầng làm cho huyền thoại phố cổ Hà Nội phai nhạt theo thời gian. Nhiều người Hà Nội nay đã không đồng ý với những ai tự hào về phố cổ Hà Nội. Họ cho rằng danh từ đúng nhất là "nhà cũ" vì đã xây cất từ lâu, không có gì cổ kính khi những căn nhà cổ siêu vẹo, bên cạnh những cao ốc, mới xây cất gần đây.
Tuy chính quyền đương thời cố vận động UNESCO công nhận Hà Nội 36 Phố Phường là một Di sản văn hóa thế giới. Đến nay sự tranh luận về phố cổ Hà Nội hay phố cũ Hà Nội chưa ngã ngũ và UNESCO cũng chưa có dấu hiệu nào chấp nhân quan điểm với chính quyền đương thời về nét cổ kính của Hà Nội.

Hà nội được xây cất cho một dân số vài chục ngàn dân từ thời Pháp thuộc. Với dân số trên 3-4 triệu, vấn đề cư trú của dân chúng là một vấn nạn. Nhiều gia hộ có đến 3,4 thế hệ cùng chung sống trong một căn nhà chật trội, chế độ buồng ngăn cách bởi tấm màn vải cho mỗi đơn vị gia đình nhỏ như nhà văn Dương Thu Hương diễn trong truyện của bà vẫn còn tồn tại. Họ quây quần sống trên chiếc gác lửng, một góc sau nhà, mặt tiền buôn bán kiếm sống.
Các con đường hẻm Hà Nội ngày một nhỏ dần, mỗi nhà tự lấy đất dọc theo hẻm lấn chiếm thêm 1, 2 thước ngõ, cho hợp với sư gia tăng dân số không kiểm soát trong gia đình, đã biến nhiều con ngõ tăm tối sâu hun hút, đôi lúc chỉ vừa đủ cho người ta lách qua. Nếu có tai nạn hỏa hoạn xẩy ra ngoài đầu ngõ, những người sống cuối ngõ không lối thoát.
Dân số Hà Nội gia tăng không kiểm soát, đưa đến giá nhà tại đây đắt nhất thế giới. Trung bình 1 căn nhà nhỏ quanh Little Saigòn tại quận Cam khoảng $560,000 Mỹ kim đã được gọi là cao giá so với nhieừ nơi trên đất Mỹ. Tại Hà Nội, nhất là trong khu phố cũ, những căn nhà hình ống, điêu tàn, không sân trước sân, diện tích khoảng 150 thước vuông(1,350 Sqft) trên mặt bằng, được bán vài triệu Mỹ kim và số cung không đủ thỏa mãn số cầu.
Điều làm ngạc nhiên nữa, nhiều tân gia chủ của những căn nhà mới mua là những người ở vùng xa, những người không khả năng tài chính hay không có dịch vụ thương mại tại Hà Nội. Anh bạn cho biết, họ chỉ là những người đứùng tên hộ cho các quan to mặt lớn tại Hà Nội hay viên chức chính quyền từ các địa phương xa sôi, mua tài sàn để bạch hóa các nguồn lợi tức quá lớn so với đồng lương cố dịnh chết đói của họ. Nhiều quan to súng lớn tại Hà Nội có khuynh hướng đầu tư bất động sản suôi về Nam, ở các vùng đang phát triển, nhất là Saigòn hay hướng ngoại. Các viên chức cỡ nhỡ thuộc các tỉnh xa xôi lũ lượt kéo về "tiến chiếm" thủ đô hay các vùng lân cận Hà Nội sau nhiều năm theo phương châm "hy sinh đời bố, để củng cố đời con", họ chủ trương tham nhũng tối đa dù bị tù đầy, sẽ dùng số tiền này để chạy tội, và tạo mãi tài sản cho đời con cái được bảo đảm hơn. Hiện tượng phá giá mua bán tài sản tại quận Cam là sự đóng góp không nhỏ đầu tư của những quan tư bản đỏ này.
Sau chiến tranh, thành phố được xây dựng lại không kế hoạch. Nhà cũ, nhà mới nằm kề bên nhau. Phố xá chật hẹp, xe cộ, người ngợm chen chúc trên vỉa hè, dưới đường phố một cách vô trật tự. Chúng tôi quen dần với cái bất tuân luật lệ lưu thông, len lỏi, bạo dạn chen lấn khi qua đường, đi trên hè phố. Thú thật, tôi vẫn chưa rõ việc di chuyển ở thành phố ít đèn lưu thông, không biết xe tránh người hay người tránh xe. Người ta ví von, cứ nhìn cách di chuyển hàng ngày trên đường phố, dù ở Hà Nội, Sàigon hay bất cứ nơi nào tại quê nhà là biết ngay luật lệ của đất nước này. Thôi đành "khôn sống dại chết" như mọi người.
Thủa ấu thơ, sống với bên ngoại ở Hà Nội trong lúc ba mẹ tôi tần tảo buôn bán dưới Nam định. Dù là cậu bé 7,8 tuổi, hình ảnh đẹp về Hà Nội vẫn không phai nhoà trong trí nhớ. Mỗi lần thăm viếng, tôi đều trở lại nơi chốn cũ, thăm lại căn nhà phố Hàng Chuối của Ngoại, nhìn lại giàn hoa thiên lý trước cổng, dõi theo những chú chim vành khuyên nhẩy từ cành này sang cành nọ bắt sâu. Sân chơi cạnh nhà dùng đậu xe, chỗ chơi của bọn con nít mọc lên thêm 2 căn nhà khác hẹp cao 3,4 tầng. Người chiếm đoạt căn nhà của Ngoại, cho biết trong một miếng đất nhỏ, họ xây lên 4 căn nhà khác cho 4,5 hộ khác nhau sinh sống.
Hàng Chuối ngày xưa là khu phố khang trang của nhiều công chức làm cho người Pháp , nhà nào cũng cửa cao nhà rộng, mang dấp dáng của một biệt thự đúng nghĩa có sân trước sân sau. Hình ảnh khang trang xa xưa không còn nhận ra nữa, đất đai được sử dụng tối đa, cây cối cắt chặt rụi nhường chỗ cho sự phát triển ngổn ngang trong thành phố.
Thành phố chật ních người, xe cộ đi như mắc cửi, sự yên tĩnh của Hà Nội xưa hiếm có, du khách, hay chính người dân thành phố muốn tìm một ít giây phút thoải mái, người ta phải dậy thật sớm, tản bộ quanh các con phố đầy rác rến, mỗi góc phố là một ít hàng quán đủ kiểu, từ bán điếu thuốc lá, hay hút viên thuốc lào, uống cốc chè xanh, cũng thành một quán, vừa bán vừa trông chừng Công an nhân dân cho giấy phạt, tịch thu đồ đạc hàng hóa di động của họ.
Dù đời sống chập hẹp, sự giầu, nghèo trong xã hội khá cách biệt, người dân nghèo, ở Hà Nội hay những người thất nghiệp từ các vùng nông thôn lên, sống chui rúc trong một căn nhà that nhỏ. Họ vẫn thấy thoải mái hơn thời kỳ bao cấp (lương thực phát theo coupon) sau chiến tranh.
Sự bất mãn với chế độ có thể thấy trong câu chuyện hàng ngày. Liệâu người dân Hà Nội nói riêng, miền Bắc nói chung có thể tạo ra một cuộc nổi dậy đòi quyền sống, công bằng xã hội như những nghiệp đoàn nhân công của các nước tiền tiến. Nói chuyện với nhiều vị hiểu biết tại đây. Họ không nghĩ chuyện này có thể xẩy ra trong tương lai gần. Người miền Nam hy vọng sĩ phu Bắc hà đứng lên. Sĩ phu Bắc Hà ngoe nghe là bị theo dõi, bắt giữ. Vả lại số đông người Hà Nội đã hy sinh nhiều thế hệ cho cuộc chiến nửa thế kỷ, họ không còn muốn vướng mắc, hy sinh thêm nữa. Đối tượng của họ không còn là thực dân Pháp, My,õ một đối lực nào khác có thể đánh động được lòng yêu nước của ho..
Du lịch Việt nam được mô tả là một nơi an toàn, hơn cả nước Mỹ, chúng tôi tìm hiểu về cách tổ chức an ninh của họ. Lấy ví dụ một chòm khóm có mấy chục nóc gia là nơi đó có một đồn Công an Nhân dân, gồm vài viên chức gửi xuống làm việc hàng ngày từ quận tỉnh . Tại đây đồn Công an có trách nhiệm tuyển chọn thêm nhiều tình nguyện có lương tượng trưng, làm việc bán thời gian từ các cựu chiến binh, thanh niên xung phong, hội các bà mẹ liệt sĩ làm việc cho chính quyền. Nhất cử nhất động bất thường của người dân trong xóm được báo cáo, mời lên làm việc ngay. Tất cả các nhu cầu về hành cánh đều phải qua tay họ duyệt xét, chấp thuận rồi mới được chuyện lên các cơ quan cao hơn. Mô thức này được dụng chặt trẽ tại miền Bắc, nhất là các vùng thượng du Bắc Việt có nhiều biến động về sự đòi tự trị của một số đồng bào thiểu số.
Một điểm ít ai để ý đến, tại Hà Nội không còn bóng dáng của người Trung Hoa, dẫy phố Khách, nơi sinh sống của người Tầu từ bao thể kỷ đã biến mất, nhường lại sinh hoạt cho người Hà Nội. Trong biến cố " Dậy cho Việt nam một bài học" của Trung cộng vào năm 1979, sau khi Việt nam hất cẳng Trung Cộng ra khỏi Cam Bốt, chính quyền Cộng sản Việt nam đã mau chóng khôn khéo buộc tất các con cháu của đồng chí vĩ đại Trung Cộng về cố quốc qua ngõ Ải Nam quan, Lào cai hay đường biển. Đến Hàø Nội tìm một quán a(n Tầu là một vấn đề khó khăn cho du khách.
Điểm thứ hai, ngay cả dân Hà Nội tuổi trung niên trở xuống, không biết đến thế nào con người Hà Nội thực sự. Người dân chính gốc Hà Nội chẳng còn mấy ai, phần vì mai một, phần đã di cư vào Nam từ ngày phân chia đất nước 1954, phần bị đẩy ra bưng biền sau ngày cách mạng thành công. Dân chúng Hà Nội ngày này phần lớn là dân các vùng đồng sâu nước mặn, họ đi theo kháng chiến, chiến thắng về thủ đô và đã trở thành cư dân Hà thành thứ thiệt. Tiếng nói của họ không còn thanh tao duyên dáng như người Hà Nội trước 1954. Giọng nói hơi chua, nhiều người có cách phát âm lộn ngược về những chữ bắt đdầu bằng chữ "L" hay "N".
Khi được hỏi về sinh quán, tôi mạnh dạn trả lời là người Hà Nội, Cô bé bán hàng hoàn toàn không tin. Cô bảo tôi tiếng nói không giống người Hà Nội, cô sinh trưởng ở đây, cô mới chính là người Hà Nội. Nghĩ lai cũng đúng, cô mới đích thực là người Hà Nội sau 1954. Tuy vậy nếu được như cô để trở thành dân Hà Nội thứ thiệt tôi không ham vì câu trước câu sau đã ""lói ló, nàm, nàm, nấy, nấy"
Tản bộ ra bờ hồ Hoàn kiếm sáng sớm. Anh mât trời vừa ló dang sau tòa nhà Bưu điện thành phố, một sinh hoạt sống động diễn ra trước mắt. Từng nhóm người hít thở không khí trong lành của buổi sáng tinh sương bên hồ, góc này tập thể dục, góc kia tập tài chi, các cụ già vừa đi bộ, vừa ngồi tiêm chầu, vừa trò chuyện vui tuổi già.
Tôi xà xuống ngồi gần các cụ nói chuyện, các cụ nói chí có quanh bờ hồ là chỗ có thề cho các cụ và nhiều người gặp nhau mỗi buối sáng, hay tối, chiều. Ban ngày thành phố nhường lại cho sinh hoạt thương mại mại sầm uất, tràn ngập những tiếng còi inh ỏi khắp thành phốá. …..
Còn tiếp - Hà Nội 36 Phố Phường sẽ gửi đến độc gỉa vào tuần tới.
Ghi chú:
(1) Về lại phố xưa, nhạc Phú Quang
Tài liệu tham khảo: Hà Nội Xưa và Nay (Bộ Văn Hóa), 1000 nămThăng Long - Hà Nội (Bộ Văn Hóa)
Hình ảnh cung cấp bới Mạnh Hưng(PSC), Leonard Smith, Nguyễn Đạt (PSC) và BMCường
HỘÂP THƯ BẠN ĐỌC:
-- C. Nguyễn:
Sáng nay em có đọc báo... bài viết dưới đề tài "Theo em tìm động hoa vàng". Em rất thích thú với bài viết của anh nên viết thư naỳ cám ơn anh rất nhiều vì em đặc biệt thích đi phiêu lưu đây đó ngắm cảnh đẹp khắp nơi. Em mong rằng những ngày sắp tới em sẽ được anh chỉ dẫn nhiều nơi hấp dẫn khác . . . . nhờ anh chuyển lời hỏi thăm và cám ơn đến các anh Phạm Dinh và Trịnh Hảo Tâm vì những bài viết thật hấp dẫn
Đ: Cám ơn lại em nhé. Lần tới có viết thư nhớ tìm cách bỏ dấu nhé. Viết tiếng Việt bằng Unicode, VNI đi, chữ việt không bỏ dấu đôi khi nguy hiểm. Xin cho anh em biết ở vùng nào. Nếu có đi chơi xa, chụp lại vài hình, viết lại vài trang kể chuyện lại chuyến đi. Nếu thích hợp anh sẽ đưa lên báo để mọi người cùng thưởng thức. Mong tin.
-- L. Phạm, Anaheim CA:
H: Cháu muốn làm người mẫu cho nhóm nhiếp ảnh của chú. Chú có nhận không "
Đ: trước hết phải cho chú biết cháu thuộc vào lứa tuổi nào. Và cần gửi cho chú xem 1 tấm hình mới chụp gửi về email: leminh9411@yahoo.com. Khi có đoàn đi chụp hình chú sẽ thông báo e-mail riêng cho. An vui.
-- Peter Trần, (San Jose):
H: Đi chụp hình, chú dùng lại máy loại nào.
Đ: Máy móc không quan trọng lắm, máy nào cũng có thể chụp hình đẹp, miễn sao người chụp biết cách bố cục hình thật khéo gọn, lấy ánh sáng thật chuẩn. Chú đang dùng Canon D20, lúc trước thường dùng phim nhựa, nay chuyễn hẳn qua digital, mua máy thì mắc, nhưng có nhiều công dụng độc đáo. Tiết kiệm hơn về lâu về dài. Cháu có máy dùng phim cứ dùng chán thì mua máy Digital chưa muộn. Còn thắc mắc nhớ viết email cho chú. Mau lành bệnh nhé.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.