Hôm nay,  

Đức Gíao Hòang Gioan Phaolồ Và Đại Thế Chính Trị

04/04/200500:00:00(Xem: 5372)
"Một đốm lửa được cứu từ nhánh củi khô thực chẳng có trọng lượng, vậy mà vẫn vén nổi màn đêm nặng trĩu". Thơ Wojtila, sau này là Giáo hoàng….
Sinh trưởng tại bất kỳ một nơi nào, người ta cũng chịu những ảnh hưởng địa dư, kinh tế, chính trị và văn hóa ở nơi đó. Quốc gia cũng vậy, vì bị chi phối bởi các yếu tố khách quan nói trên, mà ta gọi là "địa dư chính trị", hay "đại thế chính trị", hay "geopolitics".
Tuy nhiên, trong lịch sử loài người, một số cá nhân hiếm hoi đã làm đảo lộn cái đại thế ấy. Đông phương ta gọi loại người ngoại hạng này là "anh hùng tạo thời thế".
Đức Giáo hoàng Gioan Phaolồ Đệ nhị là một trong những nhân vật đó.
"Giáo hoàng hả" Có mấy sư đoàn"" Bạo chúa mê dại về quyền lực có thể hỗn láo hỏi vậy. Một đứa trẻ hồn nhiên thì đã hỏi một bạo chúa xứng danh đại đế, rằng ngài chinh phục cả thế giới, chứ khi nhắm mắt thì chiếm được mấy thước đất" Hai câu hỏi chỉ ra hai hướng khác biệt về con người. Và quyền lực. Tinh thần và vật chất.
Về đại thế chính trị, Giáo hội La Mã có lãnh thổ chỉ bằng mụn vải, sản lượng kinh tế hay sức mạnh quân sự có khi không vượt quá một tài phiệt đỏ của Liên bang Nga. Có kể thêm hơn một tỷ giáo dân sinh sống trên toàn cầu, Giáo hội cũng không là một sức mạnh đáng kể, nhất là giáo dân lại không đánh bom tự sát, hoặc chơi trò khủng bố để làm lệch cán cân quyền lực. Sức mạnh của Giáo hội Công giáo hoàn vũ là sức mạnh tinh thần. Trong đại thế chính trị của các lãnh tụ lớn nhỏ trên thế giới, sức mạnh ấy là khả năng thông tin và vận động, loại sức mạnh khó đếm được bằng tỷ Mỹ kim đầu tư hay mậu dịch, hoặc bằng số đầu đạn nguyên tử. Thế giới kính trọng giới lãnh đạo tôn giáo vì giá trị tinh thần hơn là vật chất, nhưng khi hữu sự, các nước đều tính toán lợi hại căn cứ trên sức mạnh vật chất hơn là tinh thần.
Cho đến ngày một nhà tu Ba Lan tên Karol Wojtyla đăng quang là Gioan Phaolồ Đệ nhị.
Vị Giáo hoàng thứ 263 của Giáo hội La Mã là một trong ba giáo hoàng - kể cả người sáng lập là Thánh Phêrô - đã trị vì quá 25 năm và để lại những di sản lớn lao nhất.
Kể từ đấy, trục xoay của "đại thế chính trị" bị lệch.
Từ hơn bốn thế kỷ, đây là lần đầu có một Giáo hoàng không là người Ý. Kể từ ngàn năm, đây là lần đầu mà Vatican có kích thước chính trị toàn cầu, chứ không thu hẹp vào loại tính toán chính trị Âu châu, nghĩa là từ Âu châu nhìn ra ngoài ("Eurocentrist", "duy Âu"). Vatican ra khỏi phạm vi Âu châu để thực sự trở thành hoàn vũ. Chưa đầy một năm sau khi đăng quang, Gioan Phaolồ đã thăm viếng Ba Lan và, như lời thơ ngài viết hồi còn trẻ, đốm lửa lấp loáng từ Ba Lan năm 1979 đã vén màn đêm Đông Âu và góp phần làm Đế quốc Xô viết sụp đổ. Sự sụp đổ ấy lại khiến vai trò bản lề của Âu châu - giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết - trở thành không cần thiết: Gioan Phaolồ là người thực tế làm cho khái niệm Âu châu như một cột trụ chính trị toàn cầu trở thành lỗi thời. Con người xuất thân từ "Âu châu mới", từ Đông Âu, lại là thần tượng của thế giới ngoài Âu châu, của các nước nghèo tại Nam bán cầu.

Người Phật giáo thường nói đến hạnh bồ tát "bi trí dũng". Đức Giáo hoàng Gioan Phaolồ hội đủ cả ba đức tính ấy. Ngài xót thương những kẻ cùng khốn, có mưu lược của một lãnh tụ thượng thặng để giải thoát những người ấy và có cái dũng ít ai bì khi gặp nghịch cảnh và bệnh tật. Sau khi ngài mất, mọi người đều nói đến chữ dũng trong con người sắt thép ấy. Cuộc đời ngài là một minh họa chói lọi cho sức mạnh giải phóng nếu ta thắng được cái sợ, một đề tài rất thời sự khi nói đến sức đấu tranh của quần chúng ngày nay.
Lòng nhân ái - tánh từ bi của Gioan Phaolồ - có sức cảm hóa rất lớn, nhưng cũng ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển của Giáo hội La Mã. Trong khi dân Âu châu và Bắc Mỹ mất dần đức tin tôn giáo thì Giáo hội lại bành trướng với tốc độ cao nhất và đông đảo nhất là tại các nước nghèo đói đang phát triển. Đấy là công sức của Gioan Phaolồ, vị giáo hoàng không biết mỏi và đã vượt triệu cây số để thăm viếng cả trăm nước trên thế giới trong gần 26 năm trị vì, đa số là các nước Phi Châu cùng khốn.
Mọi người đều đồng ý rằng ngài là một trong vài nhân vật cấp tiến nhất lịch sử Giáo hội, với kỹ thuật và nghệ thuật xuất hiện và vận động để làm thay đổi bộ mặt thế giới. Nhưng, "nghịch lý Gioan Phaolồ" là ngài cũng là người bảo thủ về giáo luật (phá thai, ngừa thai, nữ tu) dù lập trường ấy có thể làm nản lòng nhiều người công giáo trong các nước giàu có đã phát triển. Từ đấy, ta còn thấy một nghịch lý khác: cơ sở giáo hội hoàn vũ da màu nhiều hơn da trắng, mà thượng tầng ở trên vẫn chưa xoay kịp với những đổi thay của Gioan Phaolồ.
Trên thượng tầng, Giáo hội Vatican vẫn còn ảnh hưởng "duy Âu": hệ thống lãnh đạo cao nhất của Giáo hội có gần 200 vị Hồng y, thì phân nửa là người Âu châu, 20% là dân Nam Mỹ (Mỹ châu Latinh), còn lại, mỗi khu vực Bắc Mỹ, Phi Châu và Á châu (kể cả Úc châu) có chừng 10%. Hệ thống ấy sẽ bầu ai để tiếp nối bước chân Gioan Phaolồ" Trong khoảng 120 vị Hồng y sẽ có quyền chọn ra Giáo hoàng mới vì dưới tuổi bát tuần, chỉ có ba vị là không do Gioan Phaolồ đề cử. Tuyệt đại đa số còn lại đều là những người đồng hành chung thủy trên con đường ngài vạch ra. Họ sẽ chọn ai để làm vị chủ chăn dẫn dắt Giáo hội sau này trên con đường ấy" Đây là câu hỏi đầy kích thước "đại thế chính trị" (xin đọc lại "Giáo hội sau Giáo hoàng" trên cột báo này vào ngày ba tháng Hai, 2005).
Nếu tân Giáo hoàng là một người của "Thế giới thứ ba" - Nam Mỹ hay Phi châu - Giáo hội hoàn vũ sẽ ra sao" Mối quan hệ của Giáo hội ấy với Đệ nhất siêu cường Hoa Kỳ sẽ chuyển biến thế nào" Chúng ta sẽ còn cơ hội kiểm nghiệm lại thực tế này và nhìn ra ảnh hưởng sâu đậm của Gioan Phaolồ.
Sau cùng là một cảm nghĩ ngậm ngùi: sinh thời, Đức Giáo hoàng đã đến rất nhiều nước Á châu. Riêng có hai nơi thì chưa đến được, dù rất muốn. Đó là Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi nguyện cầu cho ngài, người ta cũng có thể tự hỏi là nếu giới lãnh đạo Hà Nội biết thắng được cái sợ, để Gioan Phaolồ đặt chân tới Việt Nam vào một thiên niên kỷ mới, năm 2000, tình hình đất nước sẽ ra sao"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.