Hôm nay,  

Báo Động Trường Sa: Lượng Cá Giảm 2/3

06/05/200700:00:00(Xem: 4621)

(Dumaguete City, Philippines).- Một ký giả Phi Luật Tân, Alex Pal, vừa lên tiếng báo động: trữ lượng cá ở Trường Sa đang bị cạn kiệt. Bài báo viết như sau:

Các nhà khoa học Việt Nam và Philippines vừa báo động về trữ lượng cá ở đảo Trường Sa đang bị cạn kiệt và một uỷ ban nghiên cứu của chính phủ Phi Luật Tân kêu gọi phải bảo vệ ngay lập tức rặng san hô Jackson Atoll. Cuộc nghiên cứu đã được tiến hành trong khu vực 200 dặm về phía tây Palawan cho thấy cần phải có nhiều sự cam kết phục hồi môi sinh trong vùng. Rặng san hô khác, the Great Danger Reef cũng đang cần phải được bảo vệ gấp.

Các nhà khoa học đã đưa ra lời kêu gọi hôm Thứ Tư tại cuộc họp báo sau khi đi thăm rặng san hô North Danger Reef và the Jackson Atoll nằm trong vùng tranh chấp của đảo Trường Sa, từ 16-4 tới 1-5. Đảo Trường Sa có liên quan tới 7 nước Đông Nam Á và Hoa Lục. Cuộc thám hiểm của các nhà khoa học lần này là một phần của chuyến khảo sát lần thứ tư của nhóm Thám Hiểm Nghiên Cứu Khoa Học vùng Biển (Joint Oceanographic and Marine Scientific Research Expedition) tại biển Đông. Cuộc thám hiểm được tiến hành sau hiệp ước được ký kết giữa TT Phi Luật Tân Fidel V. Ramos và chủ tịch nước CSVN Lê Đức Anh vào năm 1994 nhằm hợp tác nghiên cứu khoa học vùng lãnh hải và bảo vệ môi sinh ở biển Đông.

Các nhà khoa học nói rằng đảo Trường Sa được cho là một trong những vùng có trữ lượng cá quan trọng nhất tại Đông Nam Á, các nghiên cứu lại cho thấy hầu hết các loại cá và thủy sản đã bắt đầu biến mất.

Các cuộc thám hiểm đã được tổ chức vào các năm 1996, 2000 và 2005 trong khuôn khổ thi hành hiệp ước của LHQ về luật biển (Law of the Sea) của hai nước. Hiệp ước này được ký kết vào năm 1994 kêu gọi các quốc gia và các tổ chức liên chính phủ hợp tác trong cuộc nghiên cứu, bảo vệ các vùng biển.

Các nhà khoa học đã chia ra làm 6 nhóm và bắt đầu khảo sát ở những vùng khác nhau của hệ sinh thái đảo Trường Sa. Brian Stockwell, một thành viên của nhóm nghiên cứu trữ lượng cá nói rằng ông phát hiện rằng tất cả vùng san hô được khảo sát ở Trường Sa còn rất ít cá so với san hô được bảo vệ ở Visayas. Stockwell còn kết luận rằng các vùng san hô được bảo vệ ở Phi Luật Tân, như đảo Apo ở ngoài thành phố Dauin tại Negros Oriental và đảo Panglao ở ngoài Bohol có cá lớn và nhiều loại cá hơn.

Ông nói: 'Vùng san hô tốt nhất ở Trường Sa chỉ còn khoảng 1/3 cá ở vùng san hô được bảo vệ của chúng tôi. Nhiều khu san hô được khảo sát ở Trường Sa chỉ có thể thu được từ 20 tới 60 tấn mỗi kí lô mét vuông trong khi ở vùng san hô trong vùng Central Visayas có thể thu được tới 150 tấn cá. Tình hình đã đáng báo động.'

Các nhà khoa học cũng đồng thời đặt vấn đề về sự vắng mặt của các loài sinh vật biển như hào, trai, rùa, rắn biển, cá mập, cá đuối, thú ăn thịt sống…Chỉ có 3 trong 7 loài trai lớn của Phi Luật Tân được khảo sát, còn 4 loài kia gần như đã bị tuyệt chủng.

Tiến sĩ Nguyen Ngoc Lam, trưởng nhóm khoa học của VN cũng đã nhấn mạnh tới sự quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với Việt Nam và vùng Đông Nam Á. Theo ông ta thì có nhiều câu hỏi cần phải được giải đáp.

Tuy nhiên, Calumpong nêu nhu cầu phải tiếp tục đối thoại giữa Việt Nam và Phi Luật Tân cũng như nhiều nước khác, để đi tới các giải pháp bảo vệ san hô ở Trường Sa. The North Danger Reef nằm ở khu vực tây bắc của quần đảo Trường Sa. Có hai đảo đã bị quân đội Phi Luật Tân và Việt Nam chiếm đóng. Hải quân Phi Luật Tân chiếm Northeast Cay, còn được gọi là Parola, trong khi SouthWest Cay, còn được gọi là Pugad, VN chiếm đóng, dựng hải đăng và đóng quân trên đảo này.

Trong khi đó Hoa Lục xây một 'trạm ngư phủ' tại Mischief Reef, sát kề bên tỉnh Palawan như là một công trình xây dựng xảo thuật để xác nhận chủ quyền của mình tại đây, ngay sau khi Việt Nam và Phi Luật Tân ký hiệp định siết chặt quan hệ hợp tác ở biển Đông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.