Hôm nay,  

Ông Anh Hiếu Chân

29/03/200500:00:00(Xem: 5811)
Năm 1986 anh Hiếu Chân (1) ở phòng 11, tôi ở phòng 10 khu ED Nhà Tù Chí Hoà, hai phòng sát vách nhau, có mấy lần ra hành lang xách nước tôi trao đổi được với anh mấy câu. Anh ấy đứng trong phòng tù, tôi ở ngoài hành lang, cách nhau hàng song sắt. Anh ấy mang theo cái veston, những tháng cuối năm trời lạnh anh ấy suốt ngày bận veston, và hút thuốc lào. Một lần anh ấy nói với tôi: “Lúc ra đi tôi dặn vợ con tôi nhớ ngày này làm giỗ tôi.”
[HHT]
Còn viết dưới tên thật, ngoài đời, là Nguyễn Hoạt. Bút hiệu HC lần đầu xuất hiện trên nhật báo Tự Do, mục Nói hay Đừng.

2.

Một trong số những thú vui của Gấu, những ngày ở Bạch Mai cùng gia đình ông anh Hiếu Chân, là, vào buổi chiều, ăn cơm xong, ra đứng ở cửa trước nhà, nhìn xe điện từ trên phố trở về. Trong truyện ngắn đầu tay, Những Con Dã Tràng, Gấu đã nhắc đến cái vụ việc thằng bé nhà quê ra Hà Nội học, và bị tiếng leng keng của chiếc xe điện hớp hồn, nhưng quên nhắc tới cái thú mặc quần xà lỏn, cởi trần, vươn cái bụng no kềnh ra phiá tầu điện, để khoe. Đám con trai lớn hơn Gấu, ở ngay nhà kế bên, bầy trò chơi khiếm nhã, một đứa thủ cái thước dài, hoặc khúc cây, lăm lăm chờ, khi tầu điện đang chạy qua, thằng bạn đứng bên đang đăm đăm nhìn mấy cô nữ hành khách trên tầu, bèn tụt ngay quần xà lỏn của nó xuống, ngáng cái thước qua háng. Thằng kia, theo phản xạ, bèn kéo vội quần lên, nhưng vướng cái thước, thế là cứ nhẩy nhẩy, cả thằng lớn lẫn thằng nhỏ!
Kỳ cục thật, về già, sắp xuống lỗ, tại sao vẫn còn nhớ, một kỷ niệm chẳng đáng nhớ"
Riêng Gấu thì thường chơi cái trò để một viên gạch, hoặc sỏi, nhỏ thôi, lên đường rầy xe điện, và khi tầu chạy qua, nghiến hòn sỏi, toé ra những tia lửa. Có lần, để hòn sỏi quá lớn, từ xa, ông tài nhìn thấy, bèn kéo thắng, bánh xe nghiến trên đường rầy toé lửa, kêu két két. Lần đó, Gấu bị một trận nên thân, và chừa luôn trò chơi dại.
Ông HC có một cái thú nhất trên đời, là... phở. Nhưng, như tất cả những đấng đàn ông của miền đất đó, không hiểu sau này thì thế nào, nhưng vào thời Gấu còn nhỏ ở Hà Nội, qua quan sát ông HC mà suy rộng ra, thì, bất cứ ông chồng nào, cuối tháng lãnh lương, là phải về ngay nhà, đưa hết cho vợ. Bà vợ, sau khi đếm kỹ, thấy không thiếu một xu, bèn cho lại ông chồng, một tô phở, ấy là nói về ông HC. Ông khác, có thể chầu cà phê, gói thuốc lá. Còn cái chầu đi xóm, chẳng bao giờ, chắc chắn vậy.
Một tô phở, cả một tháng, làm sao ông anh HC lại có thể chịu đựng được"
Một trong những cách mà ông HC nghĩ ra, là, khi nào thèm phở quá, bèn ngang nhiên tiến vào tiệm phở, gọi một tô, ấy xin lỗi, một bát! Làm sao bồi không bán, khi thấy một ông ăn bận đàng hoàng như vậy"
Ăn xong, ông từ tốn đến bên ông, hoặc bà, hoặc cô chủ quán, tay móc bóp, miệng nói, xin lỗi ông hay bà, tôi thèm phở quá, mà lại quên đem theo tiền, xin gửi cái căn cước, lát nữa thằng em mang tiền lên xin lại....
Gấu thường làm cái công việc đem tiền đi, để chuộc căn cước về.
Hoặc đêm đêm, vào lúc thiu thiu, nhớ phở quá, đúng lúc đó, hàng phở gánh từ phía đầu phố lên tiếng, thế là ông HC nhỏm dậy liền, ra lệnh cho thằng em, mày mang cái bát ra... Bà chị Gấu, còn có mấy đứa em ở trọ, đành bấm bụng trả tiền.
Trong số những bà con ở trọ, có, trước tiên, là N. Gấu phải gọi là dì, dì N.; cậu H. em dì N. Cùng cha, khác mẹ. Rồi tới Gấu. Sau có chú Quyến, lúc đó đã khá lớn, người Phú Hữu, cũng xuống Hà Nội trọ học, và ở nhà ông HC.
Cái dì N. đó, tuy Gấu phải gọi là dì, nhưng lại là em gái, của chị Giậu, vợ ông HC. Bà này, là cả một câu chuyện. Cả một thiên tiểu thuyết. Không phải của Gấu. Không phải Gấu là tác giả. Cuốn tiểu thuyết, hồi đó đăng phơi-ơ- tông trên tờ nhật báo Tự Do, có một cái tên thật là lãng mạn, thật là ướt át.


Mắt Em Ở Bốn Phương Trời.
Như Gấu đã có lần thưa gửi, làng của Gấu, là làng Thanh Trì. Làng của bà trẻ Gấu, người sau này nuôi Gấu ăn học đến thành [đậu tú] tài, ở Sài Gòn, là làng Phú Hữu, ở chân núi Bà Vì, hay Tản Viên [tanvien.net là từ đó mà ra]. Còn cái làng quê mẹ Gấu, là làng Vân, hay Vân Xa, nổi tiếng với nghề dệt lụa, và nổi tiếng với một thứ lụa có tên là lụa làng Vân.
Làng Thanh Trì nổi tiếng về nghèo, do đất học. Cái chuyện ông cụ Gấu lấy gái làng Vân, theo như Gấu hiểu được, là do bà nội Gấu có tính toán từ trước!
Về già, nghĩ lại, quả là may mắn cho Gấu vô cùng. Giả sử không tính toán, không thể nào có chuyện Gấu được ăn học, đến thành [đậu tú] tài.
Ba làng trên thường trao đổi trai gái, thành thử, chức tước, bà con họ hàng, giữa ba bên thật là không biết đường nào mà lần. Cô ĐV, con gái ông bà HC đó phải gọi cậu H là cậu, phải gọi Gấu, cũng là cậu, vì là em mẹ. Nhưng Gấu gọi chị Giậu, là chị, trong khi người mà Gấu phải gọi là cậu, cậu H đó, cũng gọi bà vợ ông HC, là, chị Hoạt, hay chị Giậu. Ấy là do gọi theo đằng bố, hay gọi theo đằng mẹ. Giả như chị Giậu về làm dâu ông Bá Quán, tức ông ngoại của Gấu, thì Gấu lại phải gọi bằng... mợ. Mợ Cự.
Sự thực chị Giậu đã từng về nhà ông ngoại Gấu, như là vợ cậu Cự, nhưng sau đó, bỏ về nhà bố mẹ. Gấu không hiểu, hai người đã từng thành vợ thành chồng chưa, và sau này, cũng chẳng dám hỏi.
Duyên do, chị Giậu bỏ về nhà bố mẹ, là do Bà Ba.
Khi Bà Hai mất, do chị Giậu nổi tiếng đảm đang, ông ngoại Gấu bèn cưới vội về lo coi nhà, trông người làm, trong khi chờ đón Bà Ba về. Bà này quê làng Vũ, mãi tít trên Phú Thọ. Khi về, thấy chị Giậu trông nom nhà cửa giỏi giang quá, bèn sợ quá, bèn vu cho chị Giậu ăn cắp tiền. Bà chị cáu quá, bèn bỏ về. Ông ngoại cho đón trở lại, bà lắc đầu, ra điều kiện, phải làm lại đám cưới, và phải bắt Bà Ba xin lỗi.
Sau đó, chị đi buôn đường Hà Nội, rồi qua Bà Tham Dương mai mối, về làm dâu làng Bưởi.
Ông Cự này, như tôi biết, vẫn không quên chị Giậu. Và đã có lần hỏi thăm, chia buồn, khi nghe tin từ miền nam đưa ra [ai đưa ra, làm sao tới ông Cự, cho đến nay Gấu vẫn không làm sao hiểu nổi]. Vụ việc này có liên can tới ông Hiếu Chân, và, tới Gấu.

Ông HC, thời gian ở Bạch Mai, làm Nha Thông Tin, cơ quan nằm ngay ở Bờ Hồ. Khi xẩy ra vụ di cư, ông bỏ nha Thông Tin, qua làm sĩ quan đồng hoá [cứ thế gắn lon, chẳng học tập quân sự gì hết, giống như chuyển ngành, đang từ dân sự qua nhà binh], phụ trách việc đưa người di cư vào Nam. Thời gian 300 ngày Hải Phòng chưa lọt vào tay VC, ông và những bạn bè lo việc đưa người xuống tầu há mồm, ra Đệ Thất Hạm Đội, ở bên ngoài Vịnh Hạ Long. Đầy một tầu, là đi. Chị Giậu đưa bà chị chồng, hai đứa con vô Sài Gòn trước, lúc đầu thuê, sau mua nhà ở ngay Chợ Vườn Chuối, và mở sạp bún chả ở chợ này, cho tới ngày mua nhà Xóm Vẹc, tức khu Cổng Xe Lửa Số Sáu, và chuyển sạp bún chả từ chợ Vườn Chuối lên chợ Trương Minh Giảng.
Cái tin chị Giậu mất, là do Gấu đánh đi, từ Bưu Điện Sài Gòn, ra cho ông Hiếu Chân, ở Hải Phòng.
Điện tín như thế này, Gấu vẫn còn nhớ như in. Vì đây là một tác phẩm rất ư là ly kỳ của Gấu.
"Chị mất. Trả lời ngay. NQT".
Ông HC đọc, biết ngay là điện dởm. Nhưng vẫn phải vội vàng vô Sài Gòn.

Bạn đọc thân mến,
Làm sao bạn đoán ra, như ông HC đoán ra, đây là một điện tín dởm"
Cái vụ đánh một bức điện tín dởm như thế đó, là cả một kỳ công, một lao tâm khổ tứ của Gấu. Và cũng còn là nhờ Gấu ngày nhỏ mê đọc truyện trinh thám. Nói rõ hơn, nhờ ông Phạm Cao Củng, nhờ thám tử Kỳ Phát của ông. Nhờ Lê Phong Phóng Viên, Bên Đường Thiên Lôi, Vàng và Máu... của Thế Lữ nữa..... [còn tiếp]

[còn tiếp]
Nguyễn Quốc Trụ
tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.