Hôm nay,  

Thơ Xuân Gửi Bạn Quê Nhà

14/02/200700:00:00(Xem: 3295)

Thơ Xuân Gửi Bạn Quê Nhà

Hằng thương mến!

Thoáng cái đến Tết rồi! như vậy là hai năm Thảo xa Hằng và gia đình đến xứ người du học. Hôm nay là ngày 23 đưa ông Táo về Trời, ngày này nhắc nhớ lại nhiều kỷ nhiệm của tụi mình thời còn ở đại học. Thảo nhớ Hằng quá, ngồi lại bàn hăm hở viết, như thói quen của mình hồi còn ở Việt Nam là mỗi lần gặp nhau, dù ở sân trường hay đường phố hoặc trong quán kem mình như hít vào nhau "kháo nhau" lung tung chuyện. Hết chuyện học, ông Thầy này cô giáo sư nọ, rồi đến anh chàng nào muốn tán tỉnh, hay chuyện đi mua sắm. Ối thôi là chuyện, không có bắt đầu và kết thúc gì ráo trọi, đến khi phải vào lớp hay chia tay ở ngã ba đường phố, với cái vẩy tay chào cười khúc khích. Lần này cũng vậy dù Thảo ở nước ngoài còn Hằng còn lại quê nhà nghìn trùng xa cách. Hai hoàn cảnh và môi trường có khác nhau, nhưng thư này mình giữ qui luật bất thành văn của hai đứa nhé, "kháo nhau lung tung chuyện".

Trước hết để mình tâm sự chuyện xứ người cho Thảo nghe nhé. Ngày đầu đến Paris đầy bỡ ngỡ, không còn lòng dạ cho Thảo thưởng thức cái thủ đô ánh sáng hoa lệ ra sao như trong sách vỡ hay đã thấy trên truyền hình. Mình phải lấy TGV về Montpellier tuốt xa ở tận miền nam nước Pháp.

Sau khi trình đủ thấy giấy tờ, người ta dẫn chỉ cho mình một phòng ở ký túc xá. Vừa vào đến phòng mình bỏ cù chiếc va li và túi xác tay đựng đồ lặt vặt nhào lên giường nằm lăn ra thở và thiếp đi lúc nào không hay biết. Hôm sau một nhân viên nhà trường gõ cửa kêu mình lên văn phòng làm giấy tờ. Vừa đánh răng vừa thay đồ lật đật mà bụng đói cào khó chịu. Nhìn thoáng trong gương thấy mặt mình khác đi phát sợ. Nhưng không kịp âu sầu phải sửa soạn nhanh để còn đi trình diện. Phải nói dài dòng với Hằng như vậy để nhớ lại kỷ niệm ngày đầu ở xứ văn minh thừa vật chất mà "bụng đói meo" chân bước run run trên hành lang nhà trường lạ hoắc. Nhưng lần lần mình cố thích nghi rồi mọi việc cũng đâu vào đó.

Nhớ lời mẹ dặn đi nhắc lại nhiều lần trước ngày đi, phải rán nhe con, một thân một mình xứ người khó lắm có gì viết thư về cho ba mẹ ngay nhá. Rồi bà dí vào xách tay mình một gói giấy dày cộm, bà nói con đem theo phòng thân nơi xứ người, nó giúp con giải quyết mọi khó khăn. Mình cầm lên mở ra xem, ô!! toàn là giấy 100 euros mới tinh, mình không đoán được là bao nhiêu. Nhưng tin chắc là nhiều nhiều lắm. Hồi nhỏ tới giờ chưa bao giờ mình cầm trong tay số tiền to lớn như thế. Mẹ cho chi nhiều quá vậy.Vừa thôi để khi qua đến đó cần mua sắm quần áo sách vở gì thêm thì con sẽ xin ba mẹ gửi qua cũng được vậy. Lần đầu mà mang theo chi nhiều quá. Mẹ đẩy tay mình cất tiền vào túi xách miệng nói, "con gái cưng của mẹ cầm theo đi, ba mẹ có nhiều lắm, đâu để con bị thiếu hụt xứ người. Khi qua bên đó rồi mẹ nói Ba sẽ chuyển cho con vài chục ngàn nữa."

Câu chuyện đến đó làm mình thắc mắc nhiều hơn nhưng đã gần đến giờ đi mình phải gác lại. Nhưng điều đó cứ làm mình thắc mắc mãi trong lòng suốt 2 năm qua. Giờ đây ngồi viết thư cho Hằng mình muốn đem giải bày cùng bạn.

Ba mình làm cán bộ trong ngành công an lâu năm. Anh Thông vừa học xong lớp 12 Ba bắt anh vào ngành công an thành phố làm việc với Ba. Sau khi đi học xong một khóa đào tạo anh về làm trong ngành an ninh chính trị gì đó, mình cũng không rành và để ý lắm. Nhưng điều làm mình ngạc nhiên là chỉ sau vài năm đi làm, tiền bạc đâu mà anh có nhiều quá. Đã mua nhà riêng và sắm xe xịnh lắm. Ba nhiều lần bảo anh ấy cưới vợ nhưng anh đều bác ra, viện lý bận nhiều công tác việc đó để từ từ đi ba. Á! viết tới đây mình nhớ lại hỏi xem tình cảm giữa Hằng và anh Thông tới đâu rồi" Mẹ mình kết Hằng lắm đó, thường nói với mình là Hằng ngoan, lễ phép đằm thắm mà học giỏi nữa. Hồi còn đi học ảnh mê Hằng lắm nên Thảo phải chìu ý anh Thông và mẹ làm người đưa thư. Hằng thì cứ đỏ mặt nói để thủng thẳng vì còn đi học. Sau mình biết lý do nhưng không tiện nói ra vì thương Hằng.

Hai gia đình hai đứa mình có khoảng cách. Ba Hằng là người làm việc cho chế độ cũ; gia đình Thảo thì cách mạng nòi. Tụi mình sinh sau 1975, học chung thích nhau trở nên thân thiết. Gia đình Hằng thanh bạch, còn gia đình Thảo thuộc hàng cách mạng nên có quyền và có nhiều tiền. Nhưng ranh giới đó đâu có ngăn cách tụi mình trong suốt những năm dài ở nhà trường. Mình tâm sự với Hằng điều này nhé. Cả tháng trước ngày đi, hết Ba rồi tới anh Thông khuyên mình qua Pháp nên cẩn thận với tụi Việt Kiều. Hãy tránh xa tụi đó, luôn tuyên truyền bêu xấu chế độ Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Ba và anh Thông tụng một khuôn giống hệt nhau về tụi Việt kiều làm Thảo phát bực. Sau này qua tới Pháp, rồi cái Tết đầu tiên Thảo và vài người bạn cùng du học được người quen của họ mời lên Paris dự Tết cộng đồng. Ban đầu Thảo còn do dự, nhưng sau quyết định đi vì hai lý do. Một là muốn biết lời Ba và anh Thông nói về tụi Việt Kiều phản động như thế nào; hai là giải tỏa ấn tượng ám ảnh trong lòng khi chưa biết sự thực ra sao. Thảo thắc mắc là tại sao nhà nước đưa ra chính sách kêu gọi Việt kiều ở Pháp, Mỹ, Úc mang tiền về đầu tư đóng góp xây dựng đất nước, trong lúc Ba và anh Thông (gia đình công an là cột trụ bảo vệ chế độ) lại coi Việt kiều như kẻ thù ghê gớm. Điều này Thảo cho là quá mâu thuẫn. Té ra Việt kiều là nguy hiểm còn tiền Việt kiều thì rất đáng quí" Sau 3 ngày ăn Tết ngắn ngũi ở Paris về lại trường học, Thảo như biến thành một con người mới, trưởng hành hơn với những suy tư mới và độc lập, lột bỏ được những tư tưởng bị nhồi nhét trước đây trong môi trường mình lớn lên trong nước.

Thảo và một số bạn du học như được mở con mắt và trái tim ra khi tiếp xúc với các anh chị Việt Kiều. Các anh chị rất dễ thương, tuyệt vời, nói năng từ tốn, truyền cho mình hiểu biết về tình hình xứ Pháp và thế giới. Các anh chị có kiến thức rộng về chuyên môn, đã không kiêu hãnh mà lại còn tỏ ra rất khiêm nhượng. Các anh nói Thảo và các bạn du học là biểu tượng cho quê hương mà các anh chị sờ mó được dù đang ở xứ người. Về phần mình xem các anh chị đúng là khúc ruột quê hương ở ngàn dậm xa đúng nghĩa; không phải theo kiễu trong nước: trước chửi sau tâng bốc, chỉ muốn Việt kiều mang nhiều tiền về.

Hằng biết không, các anh chị này không phải toàn là dân du học trước 1975 rồi ở lại sau khi toàn Việt Nam bị trở thành Xã Hội Chủ Nghĩa. Họ có cả những người vượt biển trốn chạy vì bị trả thù dưới chế độ mới; và những anh chị lao động từ Đông Âu ở lại sau khi các nước cộng sản và Liên xô sụp đổ. Thảo nhận xét những anh chị này học được cái văn hóa Tây phương là biết làm con người văn mình. Họ không có những lời thô tục khi nói về những người cai trị trong nước, dù họ không đồng ý với chính sách một đảng, và tình trạng thiếu tự do dân chủ tôn giáo ở Việt Nam. Họ không gọi thằng này, con mẹ nọ như Ba và anh Thông hay các cán bộ khác khi nói về "tụi phản động" Việt kiều, cùng các đại diện tôn giáo hay các nhà Dân chủ trong nước. Đó là sự văn minh và lòng tự trọng Thảo học được ở các anh chị em Việt kiều.

Nói những điều đó ra nếu Ba hay anh Thông nghe được chắc chắn nổi cơn thịnh độ quát rằng còn nhỏ này bị tuyên truyền đầu độc. Đi du học xa là để trau giồi thêm kiến thức và học làm người. Khi ra khỏi căn nhà dưới sự thống trị tư tưởng của hai ông quan công an gộc (Ba và anh Thông) tư tưởng Thảo được giải phóng, suy nghĩ độc lập hơn. Những điều Ba hay anh Thông nói đều rập khuôn cán bộ nhà nước và đảng nói. Không có gì là của họ. Từ những người trung kiên bảo vệ chế độ triệt để như vậy việc gia đình Thảo có tiền muôn bạc triệu, mẹ Thảo chỉ ở nhà không đi làm gì cả mà hột xoàn đầy hộp. Từ đâu mà có, giờ Thảo đã biết rõ rồi.

Trước đây ở nhà cứ ru rú trong phòng lo việc học Thảo không hề để ý đến điều đó. Ông bà mình nói không sai: đi một ngày đàng học một sàng khôn. Trường hợp Thảo thì hơn thế nữa. Hai năm sinh sống học hỏi và quan sát xứ người, Thảo biết so sánh sự khác biệt giữa các nước Tự Do và Việt Nam mình ra sao. Và biết rõ gia đình Thảo hơn.

Sinh hoạt xứ người cũng hoàn toàn khác với nước mình Hằng ạ. Thảo xem truyền hình thấy dân Pháp dân Mỹ xuống đường đòi hỏi quyền lợi được chính quyền lắng nghe và cứu xét. Họ không bị đàn áp bắt bớ khi nói lên quan điểm của mình. Nước Mỹ dân không muốn chiến tranh Iraq kéo dài thêm nhiều con em họ chết chóc, họ đã biểu tình trước quốc hội đòi chính phủ rút quân. Họ có quyền sử dụng lá phiếu trừng phạt đảng cầm quyền, để đảng mới kiểm soát cơ quan lập pháp. Còn đảng cộng sản cai trị nước mình cứ duy trì một đảng. Họ tự cho tiếng nói của đảng là của toàn dân. Dân bị đảng cướp mất tiếng nói.

Theo dõi báo chí được biết hội nghị thượng đỉnh Apec họp ở Hà Nội, qui tụ nhiều lãnh đạo các nước lớn đến dự chỉ một tuần sau Việt Nam được gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Đó là một danh dự cho Việt Nam. Cớ sao nhà nước không giữ mà đánh mất dễ dàng. Thảo không hiểu nổi tại sao công an lại canh cửa các nhà ly khai, "ngoại bất nhập nội bất xuất"". Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn ra ngoài mua thức ăn bị công an đánh đập nhừ tử. Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bị giam biệt trong nhà, ngoài cửa công an ngồi uống bia" Sao kỳ vậy. Chị Trần Khải Thanh Thủy cũng là con một cựu đại tá quân đội về hưu, viết thư giùm dân kêu oan bị cướp đất mà xem chị như kẻ thù phá hoại, đối xử tàn tệ. Thật tình Thảo không hiểu nỗi.

Viết đến đây tự nhiên làm Thảo sáng ra một việc, chị và gia đình không chịu gã cho anh Thông chỉ vì anh Thông nhắm mắt làm theo lệnh trên, gieo nhiều oan khiên cho đồng bào và người dân bất hạnh. Mới đây nhất, tuần qua nghe đài Á châu Tự Do phỏng vấn luật sư Lê Thị Công Nhân vừa mới được thả ra, những lời chị nói trên đài làm Thảo rơi nước mắt. Chiếu theo luật pháp, luật sư Nhân có làm điều gì đâu sai trái mà bị công an đến bắt. Luật sư Nhân không chịu đi đã bị công an ôm đại vào người bế ra xe như là bọn vũ phu bắt phụ nữ đi hãm hiếp. Cái xứ mình công an là pháp luật. Nghe đài được biết, các bà bị cướp đất biểu tình dầm mưa dãi nắng chầu chực tại vườn hoa Mai xuân Thưởng Hà Nội, kể lại cảnh đêm khuya nhiều công an từ xe đổ xuống tung chòi hốt mùng mền quần áo, bắt các bà lên xe chở đi. Một số người phải chạy dưới mưa như ma đuổi. Thảo thật không cầm nổi nước mắt trước cảnh tượng hải hùng này. Rõ ràng chế độ nước ta là chế độ công an trị. Mấy ông lớn ngồi ở văn phòng chỉ thị, tay chân là công an thi hành lệnh các quan to. Thảo suy nghĩ rằng đây là điểm mạnh của chế độ, nhưng nó cũng là yếu huyệt của chế độ Hằng ạ. Nó sụp đổ trong nháy mắt khi các nhà dân chủ, các tổ chức chính trị nhân quyền và đồng bào thuyết phục được công an không tuân lệnh đảng. Làm cho những tay chân chế độ không đàn áp dân, khi thời cơ tới, chính họ biến thành những chiến sĩ dân chủ bắt gọn các lãnh đạo chính trị. Chế độ sụp đổ ngay lập tức. Lỗ Ma Ni là một thí dụ điển hình, sau khi họ xử tử vợ chồng nhà cựu độc tài Nicolae Ceaucescu, tái lập chế độ dân chủ không có công an hay bộ đội nào bị trả thù.

Thảo sẽ nói những điều biết được cho Ba Thảo và anh Thông khi về nước. Và thiết tưởng mọi người cũng nhắm vào mục tiêu này làm như vậy thì việc thay đổi chế độ một đảng của Việt Nam thành chế độ tự do dân chủ hơn mà không phải đổ nhiều xương máu. Sau khi đọc thư này Thảo tin rằng Hằng sẽ thương mến Thảo hơn, và tình bạn mình sẽ gắn bó bền chặt vì ý hướng cùng chung của tuổi trẻ. Thảo cũng nói điều cắt ruột này, Hằng đừng bao giờ nên lấy anh Thông nếu ảnh không thay đổi. Anh ấy phải là người của dân bảo vệ dân chứ không thể là công cụ đàn áp đồng bào vô tội.

Tất cả những suy nghĩ trên khiến lòng Thảo nhiều bộn bề không vui. Nên Xuân này Thảo không về quê ăn Tết, mà sẽ lên Paris ăn Tết với các bạn mới. Gần họ Thảo thấy như mình có một niềm hy vọng mới. Còn nhiều chuyện muốn tâm sự với Hằng hẹn các thư sau. Thế hệ mình sinh sau chiến tranh không vướng vấp gì với quá khứ, mình sẽ là những thanh niên xây dựng dân chủ để đất nước mình tiến bộ hơn theo kịp các nước văn mình thế giới. Hằng đừng cười Thảo mà rủa thầm rằng "con nhỏ này thay đổi mau quá"!

Thương mến,

Montpellier, 10/02/2007.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.