Hôm nay,  

Tôn Giáo Thời WTO

27/01/200700:00:00(Xem: 3745)

Tôn Giáo Thời WTO

Sau hơn nửa thế kỷ không có bang giao và 30 năm tương quan hết sức dè dặt, nhân vật số 3 của CS Hà Nội Hà nội, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng, nhơn chuyến đi họp về kinh tế ở Genève, đến Vatican  chánh thức  viếng Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo La Mã.  Tòa Thánh Vatican trên phương diện ngoại giao là một quốc gia với lãnh thổ nhỏ bé. VN trên phương diện tôn giáo là một nước có giáo dân Công giáo đông  đảo ở Á châu. Chế độ CS Hà nội mới vừa " bung ra" được  vào WTO, Tổ chức Tự do Thương mại thế giới, thành viên thứ 150.

Cũng như  tin Thủ Tướng  Việt Công Phan văn Khải, một  đảng viên  CS cao cấp nhứt, một nhân vật cầm quyền cao cấp nhứt đến thăm TT Bush của Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới để vận động WTO.  Tin  Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn tấn Dũng lần đầu tiên đến thăm vị lãnh đạo tinh thần của Giáo Hội  Công Giáo La Mã có tính hoàn vũ  trở thành tin rất nóng.

Phải chăng đó là triệu chứng Vatican và Hà nội sẽ bang giao và Hà nội nới rộng tự do tôn giáo cho Công Giáo La Mã có tính toàn cầu ở VN trong thời đại WTO kinh tế toàn cầu" 

Thực ra việc Vatican và Hà nội thiết lập bang giao cũng không có gì mới lạ. Hai bên đã làm trước khi CS Hà nội " bung ra" vào WTO. Từ  rất lâu Vatican muốn bang giao với hai chế độ CS ở Á châu, Bắc Kinh và Hà nội. Vatican và Hà nội đã "đi lại" với nhau qua nhiều đường lối, nhiều chức sắc, nhiều viếng thăm của các giới chức; hai bên  gần như đã phá được tảng băng ngăn trở bang giao giữa hai chế độ hữu thần và vô thần rồi. Nhà cầm quyền CS Hà nội đã nới tay, "ưu đải" ( chữ dùng của đài Á Châu Tư do của Mỹ)  Công Giáo La Mã ở VN  khá nhiều rồi so với các tôn giáo khác ở VN. Truyền thông đại chúng quốc tế độc lập hơn một lần đã nhận định và không ngần ngại nói trắng ra như thế. 

Tuy nhiên tiến trình bang giao mà Vatican thực hiện đối với Hà nội coi vậy chớ còn chậm hơn với Cuba CS, Đức Giáo Hoàng còn đến thủ đô của Ong Trùm CS tây bán cầu nữa kia. Nên trong tương lai gần không có gì phải ngạc nhiên khi thấy một ngày nào đó, Đức Giáo Hoàng đến thăm Hà nội dù bây giờ trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tư do, "bà phụ tá phát ngôn Tòa thánh Christina Vendera nói rằng bà rất tiếc vì bà không được biết gì về chuyện này", chuyện liệu Thủ Tướng VC có mởi Giáo Hoàng viếng VNCS hay không.

Phản ứng của người Việt theo  đạo Công Giáo La Mã, chức sắc lẫn giáo dân trong cũng như ngoài nước, nói chung là mừng. Kể cả những những chức sắc Công giáo và giáo dân Công Giáo VN từng thiết tha đòi hỏi tư do tôn giáo cũng chỉ gởi thỉnh nguyện Đức Giáo Hoàng xin   " Tòa Thánh chỉ bang giao cùng Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam với một trong các mục đích chính yếu là tạo áp lực để đảng Cộng sản phải từ bỏ độc tài toàn trị và trả lại mọi Nhân quyền và Dân quyền cơ bản cho các Giáo hội và các Công dân". Và mong ước Đức Giáo Hoàng  nói với Thủ Tướng VC  "về nhu cầu cấp thiết của toàn thể dân tộc Việt Nam là được sống đúng phẩm giá con người trong lúc Việt Nam hội nhập cùng thế giới nhân loại văn minh."

Tiêu biểu có Đức Giám Mục Mai Thanh Lương ở Mỹ phát biểu trên RFA, cũng thấy "đây là cơ hội tốt, là dịp để Việt Nam đối thoại với toà Thánh, và cuộc gặp gỡ này có khả năng mở đường cho các đối thoại tương tự trong tương lai". Theo Vị Giám Mục  gốc Việt ở Mỹ này, "chính quyền Hà Nội cần có rất nhiều cải tổ, một trong những điều căn bản nhất trả lại các cơ sở tôn giáo mà nhà nước đã tịch thu, để những nơi này lại được dùng để phục vụ cho nhu cầu phụng vụ giáo dân". Đức Hồng  Công Giáo La Mã ở trong nước là Ngài Phạm minh Mẩn cũng tỏ ra vui mừng như nhiều giáo dân trong ngoài nước đã phát biểu với đài RFA.

Đặc biệt cho đến bây giờ chưa có ai ngoài Công Giáo La mã lên tiếng về vụ này. Sư im lặng này có thể hàm những ý sau.  Một, các tôn giáo khác dù không được nhà cầm quyền CS Hà nội " ưu đãi" như Công Giáo La mã, nhưng vẫn mừng thầm cho  tôn giáo bạn. Được một đạo, mừng cho một đạo, tốt thôi.  Hai, các tôn giáo  ngoài Công Giáo ở VN đã nhiều kinh nghiệm CS, không để lọt kế CS muốn chia để trị. Không phải lần đầu CS Hà nội dùng hình thức phân biệt đối xử đối với tôn giáo để khích động tị hềm, suy bì, hiềm khích, cống đối nhau. Rất nhiều linh mục, chức sắc Công Giáo đi Mỹ, mà có bao bao nhiêu  hòa thượng Phật Giáo thuần túy được  đâu. Ba, tuy Phật Giáo là tôn giáo nhiều người Việt theo nhiều lần hon đối với Công Giáo La Mã, nhưng Phật Giáo vốn vô vi, không lập cơ cấu tổ chức như một quốc gia với lãnh thổ riêng, guồng máy cai trị đủ ban bộ nha, cục vụ viện như chánh phủ một nước, không có hệ thống giáo quyền, trung ương tập quyền về Tòa Thánh La Mã với  đẳng cấp, chức phận cứng rắng như  hệ thông văn giai và quân giai. Nên Phật Giáo không xây dựng ảnh hưởng tinh thần đối với các quốc gia như Ky tô giáo đối với các nước Tây Phương đa số là siêu cường thế giới. Đạo Tin Lành ở VN tuy gần gũi với Mỹ, nhưng tín hữu không nhiều. Tin Lành ở Mỹ lại nhiều chi nhánh, không tập quyền,  không có  tư cách quốc gia riêng, không có thế ngoại giao chính thức  như  Công Giáo La Mã. Còn Cao Đài, Hòa Hảo là đạo dân tộc Việt lại càng ít thế quốc tế hơn. Nên cả bốn đạo này ở VN  dù bị CS bách hại rất nặng, tiếng kêu cũng không đánh động mạnh chánh quyền các nước như Công Giáo La Mã.  Năm, CS Hà nội  vốn coi dân Việt, đạo Việt không ra gì, mà chỉ sợ  Mỹ, sợ Liên Au  trong thời đại WTO, tư do kinh tế. Nên CS Hà nội phải nới tay với Công Giáo La mã có tính toàn cầu trong thời kinh tế toàn cầu.

Sau cùng, nhưng CS Hà nội  sẽ bị phản tác dụng. Những ưu đãi của CS Hà nội đối với Công Giáo La mã sẽ tạo thêm điều kiện và chánh nghĩa cho phong trào đấu tranh cho tự do, tôn giáo, và tự do dân chủ nhân quyền. Nhơn danh bình đăng tôn giáo, các tôn giáo khác và những nhà đấu tranh dân sự trong nước có thể dùng những ưu đãi đó để đòi hỏi CS Hà nội phải được đối xử đồng đều.  Nếu CS Hà nội trả lại tài sản của Công Giáo thì  phải trả lại tài sản của  Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài, và Hòa Hảo. Nếu CS  cho Công Giáo đào tạo  và bổ nhiệm chức sắc, thì CS Hà nội cũng phải để các tôn giáo khác làm như thế. Nếu không  CS Hà nội  sẽ bị lên án là phân biệt đối xử, kỳ thị tôn giáo. Nếu thế CS Hà nội đã tạo thêm sức mạnh đấu tranh cho tư do tôn giáo, tự do, dân chủ, nhân quyền VN.


Sau hơn nửa thế kỷ không có bang giao và 30 năm tương quan hết sức dè dặt, nhân vật số 3 của CS Hà Nội Hà nội, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng, nhơn chuyến đi họp về kinh tế ở Genève, đến Vatican  chánh thức  viếng Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo La Mã.  Tòa Thánh Vatican trên phương diện ngoại giao là một quốc gia với lãnh thổ nhỏ bé. VN trên phương diện tôn giáo là một nước có giáo dân Công giáo đông  đảo ở Á châu. Chế độ CS Hà nội mới vừa " bung ra" được  vào WTO, Tổ chức Tự do Thương mại thế giới, thành viên thứ 150.

Cũng như  tin Thủ Tướng  Việt Công Phan văn Khải, một  đảng viên  CS cao cấp nhứt, một nhân vật cầm quyền cao cấp nhứt đến thăm TT Bush của Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới để vận động WTO.  Tin  Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn tấn Dũng lần đầu tiên đến thăm vị lãnh đạo tinh thần của Giáo Hội  Công Giáo La Mã có tính hoàn vũ  trở thành tin rất nóng.

Phải chăng đó là triệu chứng Vatican và Hà nội sẽ bang giao và Hà nội nới rộng tự do tôn giáo cho Công Giáo La Mã có tính toàn cầu ở VN trong thời đại WTO kinh tế toàn cầu" 

Thực ra việc Vatican và Hà nội thiết lập bang giao cũng không có gì mới lạ. Hai bên đã làm trước khi CS Hà nội " bung ra" vào WTO. Từ  rất lâu Vatican muốn bang giao với hai chế độ CS ở Á châu, Bắc Kinh và Hà nội. Vatican và Hà nội đã "đi lại" với nhau qua nhiều đường lối, nhiều chức sắc, nhiều viếng thăm của các giới chức; hai bên  gần như đã phá được tảng băng ngăn trở bang giao giữa hai chế độ hữu thần và vô thần rồi. Nhà cầm quyền CS Hà nội đã nới tay, "ưu đải" ( chữ dùng của đài Á Châu Tư do của Mỹ)  Công Giáo La Mã ở VN  khá nhiều rồi so với các tôn giáo khác ở VN. Truyền thông đại chúng quốc tế độc lập hơn một lần đã nhận định và không ngần ngại nói trắng ra như thế. 

Tuy nhiên tiến trình bang giao mà Vatican thực hiện đối với Hà nội coi vậy chớ còn chậm hơn với Cuba CS, Đức Giáo Hoàng còn đến thủ đô của Ong Trùm CS tây bán cầu nữa kia. Nên trong tương lai gần không có gì phải ngạc nhiên khi thấy một ngày nào đó, Đức Giáo Hoàng đến thăm Hà nội dù bây giờ trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tư do, "bà phụ tá phát ngôn Tòa thánh Christina Vendera nói rằng bà rất tiếc vì bà không được biết gì về chuyện này", chuyện liệu Thủ Tướng VC có mởi Giáo Hoàng viếng VNCS hay không.

Phản ứng của người Việt theo  đạo Công Giáo La Mã, chức sắc lẫn giáo dân trong cũng như ngoài nước, nói chung là mừng. Kể cả những những chức sắc Công giáo và giáo dân Công Giáo VN từng thiết tha đòi hỏi tư do tôn giáo cũng chỉ gởi thỉnh nguyện Đức Giáo Hoàng xin   " Tòa Thánh chỉ bang giao cùng Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam với một trong các mục đích chính yếu là tạo áp lực để đảng Cộng sản phải từ bỏ độc tài toàn trị và trả lại mọi Nhân quyền và Dân quyền cơ bản cho các Giáo hội và các Công dân". Và mong ước Đức Giáo Hoàng  nói với Thủ Tướng VC  "về nhu cầu cấp thiết của toàn thể dân tộc Việt Nam là được sống đúng phẩm giá con người trong lúc Việt Nam hội nhập cùng thế giới nhân loại văn minh."

Tiêu biểu có Đức Giám Mục Mai Thanh Lương ở Mỹ phát biểu trên RFA, cũng thấy "đây là cơ hội tốt, là dịp để Việt Nam đối thoại với toà Thánh, và cuộc gặp gỡ này có khả năng mở đường cho các đối thoại tương tự trong tương lai". Theo Vị Giám Mục  gốc Việt ở Mỹ này, "chính quyền Hà Nội cần có rất nhiều cải tổ, một trong những điều căn bản nhất trả lại các cơ sở tôn giáo mà nhà nước đã tịch thu, để những nơi này lại được dùng để phục vụ cho nhu cầu phụng vụ giáo dân". Đức Hồng  Công Giáo La Mã ở trong nước là Ngài Phạm minh Mẩn cũng tỏ ra vui mừng như nhiều giáo dân trong ngoài nước đã phát biểu với đài RFA.

Đặc biệt cho đến bây giờ chưa có ai ngoài Công Giáo La mã lên tiếng về vụ này. Sư im lặng này có thể hàm những ý sau.  Một, các tôn giáo khác dù không được nhà cầm quyền CS Hà nội " ưu đãi" như Công Giáo La mã, nhưng vẫn mừng thầm cho  tôn giáo bạn. Được một đạo, mừng cho một đạo, tốt thôi.  Hai, các tôn giáo  ngoài Công Giáo ở VN đã nhiều kinh nghiệm CS, không để lọt kế CS muốn chia để trị. Không phải lần đầu CS Hà nội dùng hình thức phân biệt đối xử đối với tôn giáo để khích động tị hềm, suy bì, hiềm khích, cống đối nhau. Rất nhiều linh mục, chức sắc Công Giáo đi Mỹ, mà có bao bao nhiêu  hòa thượng Phật Giáo thuần túy được  đâu. Ba, tuy Phật Giáo là tôn giáo nhiều người Việt theo nhiều lần hon đối với Công Giáo La Mã, nhưng Phật Giáo vốn vô vi, không lập cơ cấu tổ chức như một quốc gia với lãnh thổ riêng, guồng máy cai trị đủ ban bộ nha, cục vụ viện như chánh phủ một nước, không có hệ thống giáo quyền, trung ương tập quyền về Tòa Thánh La Mã với  đẳng cấp, chức phận cứng rắng như  hệ thông văn giai và quân giai. Nên Phật Giáo không xây dựng ảnh hưởng tinh thần đối với các quốc gia như Ky tô giáo đối với các nước Tây Phương đa số là siêu cường thế giới. Đạo Tin Lành ở VN tuy gần gũi với Mỹ, nhưng tín hữu không nhiều. Tin Lành ở Mỹ lại nhiều chi nhánh, không tập quyền,  không có  tư cách quốc gia riêng, không có thế ngoại giao chính thức  như  Công Giáo La Mã. Còn Cao Đài, Hòa Hảo là đạo dân tộc Việt lại càng ít thế quốc tế hơn. Nên cả bốn đạo này ở VN  dù bị CS bách hại rất nặng, tiếng kêu cũng không đánh động mạnh chánh quyền các nước như Công Giáo La Mã.  Năm, CS Hà nội  vốn coi dân Việt, đạo Việt không ra gì, mà chỉ sợ  Mỹ, sợ Liên Au  trong thời đại WTO, tư do kinh tế. Nên CS Hà nội phải nới tay với Công Giáo La mã có tính toàn cầu trong thời kinh tế toàn cầu.

Sau cùng, nhưng CS Hà nội  sẽ bị phản tác dụng. Những ưu đãi của CS Hà nội đối với Công Giáo La mã sẽ tạo thêm điều kiện và chánh nghĩa cho phong trào đấu tranh cho tự do, tôn giáo, và tự do dân chủ nhân quyền. Nhơn danh bình đăng tôn giáo, các tôn giáo khác và những nhà đấu tranh dân sự trong nước có thể dùng những ưu đãi đó để đòi hỏi CS Hà nội phải được đối xử đồng đều.  Nếu CS Hà nội trả lại tài sản của Công Giáo thì  phải trả lại tài sản của  Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài, và Hòa Hảo. Nếu CS  cho Công Giáo đào tạo  và bổ nhiệm chức sắc, thì CS Hà nội cũng phải để các tôn giáo khác làm như thế. Nếu không  CS Hà nội  sẽ bị lên án là phân biệt đối xử, kỳ thị tôn giáo. Nếu thế CS Hà nội đã tạo thêm sức mạnh đấu tranh cho tư do tôn giáo, tự do, dân chủ, nhân quyền VN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.