Hôm nay,  

Những Nét Đẹp Trong Truyện Đỗ Lệnh Dũng Của Lê Thiệp

11/01/200700:00:00(Xem: 5062)

Những Nét Đẹp Trong Truyện Đỗ Lệnh Dũng Của Lê Thiệp

Hoa Thịnh Đốn.- Có nhiều Cuốn truyện viết ra chỉ để thỏa mãn chuyện riêng của Tác giả, nhưng cũng có những Tác phẩm được Tác giả dựng lên dựa vào những  chuyện không có thật mà vẫn  được nhiều người đọc vì ít hay nhiều nó gần gũi với đời sống và hòan cảnh của mình.

Riêng Lê Thiệp viết về  Đỗ Lệnh Dũng  là  chuyện kể có thật của một Thanh niên, đúng ra là một Sỹ quan Trung úy Quân lực  Việt Nam Cộng hoà hãy còn sống ở Mỹ.  Chàng Thanh niên này,  như hàng triệu người  khác cùng lứa tuổi hay trẻ hơn của cả hai miền Nam-Bắc, đã lao đầu vào lửa đạn rồi  bị lính Bắc Việt bắt làm Tù binh  lao động từ Nam ra Bắc rồi lại từ Bắc vô Nam ròng rã cả chục năm cho  đến khi được tha về rồi đòan tụ gia đình theo diện H.O. mà  vẫn chưa hiểu tại sao người Việt Nam lại giết nhau vô lý đến thế trong suốt 20 năm"

Nhưng chuyện của Đỗ Lệnh Dũng, dưới ngòi bút kể  mộc mạc dễ cảm nhận nhưng đôi khi cũng  rất xót xa, ray rứt  của Cựu Phóng viên báo Chính Luận, Lê Thiệp đã lôi cuốn người đọc đi theo Đỗ Lệnh Dũng suốt chặng đường trên 400 trang giấy của Nhà Xuất bản Tiếng Quê Hương, Virginia, do Nhà văn Uyên Thao  chủ trương từ năm 2000.  Cũng như hết thẩy những người cầm bút miền Nam trước 1975, Uyên Thao đã phải trả gía cho Tự Do bằng  gần 12 năm tù  Cộng sản.

Nhân vật chính của Lê Thiệp là Đỗ Lệnh Dũng, nhưng xung quanh Dũng còn có cả trăm, ngàn người Tù binh khác là đồng đội của anh, có người là Cấp Chỉ huy và cũng có người từng là Viên chức dân sự cao cấp đã "lỡ dại" nghe theo lời Cộng sản  "tình nguyện" đi "học tập dăm ba bữa",  để giữ sỹ khí của một Trí thức rồi bị tù mọt xương luôn!

Mỗi người tù có một chuyện và hòan cảnh riêng của họ, nhưng chuyện của ai cũng đáng đọc để suy gẫm về con người và tuổi trẻ trong cuộc chiến tranh gọi là "ý thức hệ", nhưng thật ra  là huynh đệ tương tàn, giữa hai miền Nam-Bắc.

Truyện kể  về Đỗ Lệnh Dũng  đã nói lên một số  sự việc khác nhau rất rõ, nhất là về   về nhân cách và tình người, giữa hai người lính VNCH và Cộng sản. Nếu người lính Cộng sản chỉ biết cúi đầu tuân lệnh đến mù qúang, không dám để lộ  tình cảm riêng tư của một con người thì ngược lại người lính VNCH, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nào chăng nữa, vẫn cố gắng đùm bọc lẫn nhau, vẫn còn đủ can đảm để nhường miếng ăn và chia sẻ cái ấm cho nhau trong hòan cảnh tù tội.

Ta hãy đọc nét đẹp thứ Nhất: "Đại úy Lương Văn Bình, Tiểu đoàn phó một tiểu đoàn Địa Phương Quân…Đại úy Bình nhỏ nhẹ ít nói…Tôi còn nhớ khi được chặt cùm ở Yên Bái, ông rơm rớm nước mắt, nắm tay hai đứa tôi nói : Trong tình an hem chiến hữu, tôi không cảm ơn hai ông nhưng nếu còn sống trở về, tôi sẽ kể lại cho vợ con tôi nghe những gì xẩy ra để con cháu tôi hiểu thế nào là tình đồng đội…." (Trang 211)

Nhưng không phải chỉ có duy nhất trường hợp Đại úy Bình đã có thái độ như thế  mà những chuyện như thế đã bao phủ khắp các trại tù giam giữ người lính VNCH từ Nam ra Bắc. Ở chỗ nào và hòan cảnh nào thì người lính VNCH cũng  biết bảo vệ tình "Huynh Đệ Chi Binh", có trên có dưới, dù có bị những con mắt cú vọ cán bộ cai tù canh chừng.

Nét đẹp thứ Hai  là hình ảnh thăm nuôi của các Bà Mẹ, người Vợ, Người chị, người em gái lặn lội từ Nam ra Bắc thăm tù.

Lê Thiệp viết cho Đỗ Lệnh Dũng: "Đằng sau cái huy chương là những giọt nước mắt của mẹ, của chị, của em gái và nhất là của những người vợ. Lúc ở Bắc, tôi đã xúc động đến ứa nước mắt khi thấy nhựng người phụ nữ vượt rừng vuợt suối vào thăm nuôi. Trông những người đàn bà, những người vợ, người mẹ hy sinh hết, vuợt qua hết chỉ được nói với người đàn ông vài lời, tôi đã tự nhủ thầm rằng tôi may mắn. Mẹ tôi, các em tôi và nhất là người vợ sắp cưới đã ở xa tít mù tắp nên không phải chịu những cảnh éo le đó…" (Trang 318)

Có sống trong hòan cảnh của những người tù miền Nam nơi rừng thiêng nước độc xa xôi ở miền Bắc mới hiểu nổi sức chịu đựng phi thường của các Bà mẹ, người Vợ, người Em hay người Chị miền Nam đến thăm nuôi tù, đôi khi phải "nuôi" luôn cả Quản giáo để được dễ dàng hay kéo dài thời gian nói chuyện.

Nét đẹp thứ Ba là mối tình "bỗng dưng" từ đâu đó xuất phát từ những Lá thư của Dũng gửi về cho người bạn Thương Binh cụt cả hai chân, Lê Hiếu Trung, đã đến tay người con gái tên  Nguyễn Thị Song Thu, người làm chung một sở với vợ Trung.

Thu cũng "tự nhiên" có cảm tình với anh tù "cải tạo" chưa bao giờ biết mặt, nhưng lời lẽ trong thư  của Dũng gửi cho Trung nói về tình bạn, tình chiến hữu và hòan cảnh của những người mất tự do  đã "vô tình" bắt được cả nhịp đập của con tim người con gái "chưa hề biết yêu" Song Thu.

Thế là từ chuyện theo Trung đi thăm Dũng cho biết mặt ở trại Hàm Tân (Long Khánh), họ đã thành vợ chồng sau ngày Dũng được tha.

Nét đẹp thứ Tư  là tình Cha Mẹ với con cái và tình của Ông Bà đối với tương lai hai  đứa Cháu chưa biết mặt cũng đã được Lê Thiệp vết lên cảm động: "Bây giờ sau bao năm trời, cái quyết định vào lúc này không còn là ở bố mẹ nữa mà là của chính con - đúng ra phải nói là của vợ chồng con.  Bố  chỉ muốn con chiêm nghiệm cái tình phụ tử của con đối với hai đứa cháu nội của bố. Lòng yêu thương của cha mẹ đối với con cái khó có thể đo lường so sánh được. Cái ray rứt từ bao năm qua vẫn còn nguyên nơi bố mẹ.  Bố chỉ mong con vì bố mẹ và hơn nữa vì tương lai của hai đứa nhỏ, sớm lo thủ tục để có thể nhập cảnh Hoa Kỳ. Bố mẹ đã hết sức. Ông Sam Graves cũng đã làm hết sức. Theo chỗ bố hiểu, Sở Di Trú Mỹ đã chấp nhận trường hợp của con…."

Sở dĩ có Thư này vì Đỗ Lệnh Dũng, sau khi đã tìm được một việc làm chụp hình cho Sở Du Lịch, cảm  thấy anh không cần đem gia đình ra khỏi Việt Nam mà vẫn có thể sống qua ngày, không đến nỗi túng bấn như những cựu tù khác đang bị chế độ mới hất hủi, nhiều người lâm cảnh màn trời chiếu đất không nơi nương tựa.

Nhưng cũng chỉ vì câu nói của người Bố, ông Đỗ Lệnh Thông bảo: "Bố chỉ mong con vì bố mẹ và hơn nữa vì tương lai của hai đứa nhỏ sớm lo thủ tục để có thể nhập cảnh Hoa Kỳ"  mà Cựu Trung úy Đỗ Lệnh Dũng và gia đình đã ra đi, bỏ lại một nửa đời người trên quê hương, cho chiến tranh và hàng trăm ngàn người lính VNCH khác không có cơ hội may mắn như anh.

Lê Thiệp đã khép lại cuốn phim Đỗ Lệnh Dũng bằng những nét đẹp hào hùng khác của người lính VNCH với Cố vấn, Cựu Trung úy Sam Graves, khi Dũng được Quân đội Hoa Kỳ tuyên dương Anh hùng, một thời gian sau khi đến Mỹ.

Dũng và đồng đội của anh  đã cứu Sam Graves, nay đã về hưu với chức vụ Đại tá, khỏi rơi vào tay lính Bắc Việt, sau khi bị thương, khi đơn vị của Dũng bị phục kích, bao vây sát  biên giới Việt Miên trong tỉnh Phước Long (nay là Phước Bình), trước khi Quân Cộng sản chiếm Tỉnh này năm 1973.

Truyện của Lê Thiệp cũng không bỏ quên nhiều  hình ảnh đẹp khác của những "mối tình quân-dân thắm thiết"  giữa người dân miền Nam đối với anh em tù "cải tạo"  VNCH khi họ gặp nhau.

Hình ảnh những em bé, những người phụ nữ rách rưới, gầy yếu đứng đường  bán bánh, bán nước, trái cây, ,mía ghim đã tự ý tung những món hàng của họ vào xe cho không tù miền Nam cho đến những người lái xe chở khách không lấy tiền tù nhân khi họ được thả, đã rực sáng trong xã hội đen tối của miền Nam từ sau ngày 30-4-1975.

Nhưng hành động bất chấp Công an, Bộ đội để làm như thế của người miền Nam có ý nghĩa  gì không"

Có nhiều lắm chứ.  Và nó  còn gói ghém trong mỗi câu nói và hành động của Đỗ Lênh Dũng và các nhân vật trong Truyện của Lê Thiệp.

Và như thế, Lê Thiệp đã không  chỉ viết  về  Đỗ Lệnh Dũng mà anh đã mượn hòan cảnh của một người Chiến sỹ VNCH để nói về  Cuộc chiến với những hình ảnh hào hùng, can đảm phi thường của quân và dân  miền Nam trước cuộc xâm lăng của Quân đội miền Bắc.

Tác giả đã viết cho mọi người, kể cả người miền Bắc và Quân đội của họ cũng nên đọc truyện Đỗ Lệnh  Dũng để thấy mình  đã  bị Đảng biến thành những "con người gỗ" ra sao trong Xã hội Chủ nghĩa. -/-

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.