Hôm nay,  

California Phá Sản?

21/12/201000:00:00(Xem: 11087)

California Phá Sản"

Trần Khải
Tiểu bang California có thể sẽ khai phá sản" Hay là mấp mé bên bờ phá sản" Đó là viễn ảnh có thể xảy ra... và trước đó là một hoàn cảnh nhiều người Việt vùng Little Saigon đã chứng kiến khi Quận Cam khai phá sản.
Điều khác biệt giữa các quan chức Mỹ và các quan chức CSVN khi gặp cơ nguy phá sản là, Mỹ thẳng thắn cho dân bàn, cho các chuyên gia góp ý, cho các dân cử soạn thảo luật để giải quyết, còn CSVN thì nói đơn giản là Vinashin phá sản kiểu VN,” và rồi hăm dọa xù nợ quốc tế.
Tờ Chicago Tribune hôm 20-12-2010 trong baì viết nhan đề “Thinking the unthinkable: Banktrupcy in Chicago” (Nghĩ tới điều bất khả tư nhị: Phá sản tại Chicago) của Dennis Byrne, trong đó nêu khả thể là chuyện gì xảy ra nếu các tiểu bang khổng lồ như Illinois, California và New York khai phá sản để tòa bảo vệ trước các chủ nợ đang ra sức đòi...
Byrne nói rằng, nếu là liên bang thì đơn giản: cứ việc in tiền ra. Nhưng với cấp tiểu bang thì phức tạp hơn. Đặc biệt, tiểu bang California có sức mạnh kinh tế ở hàng thứ 8 toàn cầu, khi tính riêng như một quốc gia.
Trởø về chuyện chúng ta. Có thể hình dung thể này: chính phủ Việt Nam tuyên bố phá sản, vì không trả nợ nổi. Thế là xù nợ" Rồi quốc tế ngưng bán hàng cho VN" Nhưng Vinashin tất nhiên không phải là VN, vậy thì cớ gì lấy nợ Vinashin chuyển sang thành gánh nặng các quốc doanh khác, nghĩa là bắt toàn dân chịu đựng.
Trường hợp Hoa Kỳ thì khác. Đã có một tiền lệ: Thời Đại Suy Thoái, hàng trăm thành phố Hoa Kỳ đã khai phá sản vì trả nợ hết nổi. Gần đây cũng có. Tại  tiểu bang Illinois, thị trấn Washington Park đã khai phá sản năm 2009, nghĩa là phá sản lần thứ nhì kể từ năm 2004.
Tại tiểu bang California thì thành phố Vallejo, gần San Francisco, đã khai phá sản năm 2008 để xin tòa bảo vệ trước  các khối nợ.
Viễn ảnh phá sản dự kiến sẽ xảy ra cho hàng trăm thành phố Mỹ trong năm 2011. Ghi chính xác, bài phân tích trên tờ The Guardian  nói ngay trên nhan đề “$2tn debt crisis threatens to bring down 100 US cities” (Khủng hoảng nợ 2 ngàn tỉ đô la đe dọa kéo sụp 100 thành phố Hoa Kỳ).
Trong bài, nhà phân tích Elena Moya nói là có hơn 100 thành phố Mỹ có thể sụp tiệm vào năm tới trong khi khủng hoảng nợ đã làm sụp tiệm nhiều ngân hàng, và sắp tới sẽ đe dọa các cơ quan chính quyền. Thông tin này dưạ theo lời cảnh báo của nhà phân tích tài chánh Meredith Whitney, người trước đây đã chính xác tiên báo về khủng hoảng tín dụng toàn cầu, đã mô tả khối nợ của các tiểu bang và địa phương như là vấn đề lớn nhất kinh tế Mỹ đối diện, và là vấn đề có thể là trật đường rầy hướng đi hồi phục của Mỹ.


Whitney nói trên chương trình truyền hình CBS 60 Minutes hồi đêm chủ nhật, rằng kế tiếp sau khủng hoảng lĩnh vực địa ốc sẽ tới khủng hoảng “hàng loạt trái phiếu Mỹ” không trả nổi. Có nghĩa là, ông đưa ra con số, là hàng trăm tỉ đô la nợ không trả nổi.
Chris Christie, thống đốc New Jersey, nói, “Chúng ta xài quá nhiều cho mọi chuyện. Chúng ta xài các khoản tiền  mà chúng ta không có. Chúng ta mượn tiền một cách điên cuồng để xài. Thẻ tín dụng của chúng ta xài cạn rồi, và hết rồi. Chúng ta bây giờ phải trèo ra ngoaì hố sâu. Chúng ta đã đaò các hố này từ một thập niên hay từ lâu hơn. Chúng ta phải trèo ra thôi, và trèo là chuyện khó hơn.”
Các tiểu bang Mỹ đã xài gần nửa ngàn tỉ đôla hơn là tiền thu được từ thuế, và đối diện hố sâu 1 ngàn tỉ đôla trong các quỹ  hưu bổng, theo chương trình CBS cho biết.
Thế là thành phố Detroit phải cắt giảm cảnh sát, đèn đường, sửa chữa đường lộ và cả dịch vụ dọn sạch công ích.... đối với nhiều tới 20% dân số. Thành phố này nổi tiếng thế giới trước giờ vì là thủ đô xe hơi Mỹ, bây giờ không kiếm đủ tiền để cung cấp dịch vụ công ích cho 900,000 cư dân của mình.
Các nơi khác trong tiểu bang cũng khủng hoảng như thế. Riêng đại học University of Illinois nợ 400 triệu đôla, theo CBS. Tiểu bang này có 21% cơ nguy vỡ nợ, hơn là các tiểu bang khác.
Các tiểu bang khác cũng lúng túng với nợ. California đã tăng học phí đại học công thêm 32%, và bán nhiều khu đất và công ốc.
Arizona bán cả tòa nhà đại biểu nghị viện và tòa nhà tòa án tối cao cho giới đầu tư, để rồi chính quyền tiểu bang thuê lại các tòa nhà naỳ.
Điều chú ý khi chính quyền điạ phương Hoa Kỳ khai phá sản  là sẽ có một chương trình tái cấu trúc nộp lên tòa án. Và như thế sẽ là được hoãn nợ, nhưng đồng thời sẽ bị tòa án giám sát để phải đưa ra hàng loạt biện pháp để trả nợ dần theo kế hoạch mới -- nghĩa là sẽ cắt giảm công chức hàng loạt, giảm chi hàng loạt các dịch vụ, tăng kệ phí đủ thứ... Và như thế, đau đớn này san sẻ cho toàn bộ người dân.
Trường hợp Vinashin phá sản kiểu Việt Nam thì khác. Chắc chắn là khác. Thế giới thấy rồi đó: chia sẻ cho nhiều quốc doanh khác. Và bây giờ giấy nợ, và nhiều hồ sơ mua bán cũng không còn dò ra là trách nhiệm của ai. Nghĩa là nhiều công ty con chỉ là những khối sắt vụn.
Ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng biết cách xóa bài làm lại cho Vinashin, mà không cần đưa ra tòa án nào khai phá sản. Ông hoan hỷ xoa tay bảo đàn em, xin hoãn nợ nhé, ai không cho hoãn thì mình đành phải xù nợ. Không ai có quyền thắc mắc là “phe ta” tái cấu trúc ra sao...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.