Hôm nay,  

Đã Lấy Đất Nhà Thờ, Còn Đánh, Lột Áo Hạ Nhục Nữ Tín Đồ

25/03/200500:00:00(Xem: 4795)

Bản tin “Đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Giáo phận Huế” vừa phổ biến cho thấy tình hình Công Giáo một số địa phương ở Huế đang bị công an đàn áp dữ dội.
Một “Lời kêu cứu và bản tường trình về sự biến Kế Sung” gửi từ Phú Diên, ngày 01-03-2005, gửi Thủ Tướng Phan Văn Khải và các cấp cán bộ trung ương và Huế ký tên “linh mục Đặng Văn Nam, Quản xứ Địa sở Cự Lại-Kế Sung và Hội đồng Giáo xứ đại diện toàn thể tín đồ Công giáo của Họ giáo Kế Sung, thuộc xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, khẩn thiết kính trình Quý lãnh đạo của Quý cấp một vụ việc như sau...”
Vấn đề đơn giản: cán bộ cướp đất giáo xứ để làm nhà và cấm lớn tiếng. Câu chuyện tóm gọn như sau:
“...Bởi vì, vào ngày hôm qua (28/02/2005), có ông Bá và ông Thẻo, là cán bộ của UBND xã Phú Diên đến nhà chị Linh, một tín đồ Công giáo của Họ giáo Kế Sung, nói rằng ông Quỳnh sắp làm nhà, chị đừng nói tiếng to làm gì...”
Sau đó, một lá thư ký ngày 08-03-2005 cũng từ Phú Diên, cũng gửi Thủ Tướng và các cấp, cũng ký tên “linh mục Đặng Văn Nam, Quản xứ Địa sở Cự Lại-Kế Sung và Hội đồng Giáo xứ đại diện toàn thể tín đồ Công giáo của Họ giáo Kế Sung...” rằng xin quý ngài trả đất giáo xứ giùm.
“Như chúng tôi đã trình bày lên Quý vị lãnh đạo cấp Trung Ương và cấp tỉnh Thừa Thiên Huế về vụ việc có thể xảy ra trên thửa đất đang tranh chấp giữa Họ giáo và gia đình ông Trần Ngọc Quỳnh và ông Trần Ngọc Tuấn, qua Đơn Xin Can Thiệp (lần thứ 4) đề ngày 01 tháng 03 năm 2005.
Đúng như thông tin mà chúng tôi được nghe, vào sáng ngày 07 tháng 03 năm 2005, lúc 6g30, gia đình ông Quỳnh và rất nhiều người đến thửa đất đang tranh chấp để đào móng làm nhà.
Trước tình hình như thế, tôi (linh mục Quản xứ) và ít bà mẹ tín đồ Công giáo đến gặp ông Quỳnh để cố gắng trao đổi lần nữa. Chúng tôi xin ông Quỳnh tạm hoãn việc làm nhà, để chờ thêm một thời gian nữa thôi, sau khi cấp Trung Ương quyết định, rồi ông làm nhà thì tốt đẹp mọi sự hơn. Sau đó chúng tôi đã giải thích vì sao chúng tôi xin ông tạm ngưng làm nhà trên thửa đất đang tranh chấp và khẳng định rằng theo Luật Đất Đai, khi UBND tỉnh giải quyết không thỏa mãn cho người dân, thì người dân có quyền khiếu nại lên cấp Tối Cao. Vậy nếu ông vẫn quyết định làm, thì chúng tôi buộc lòng bảo vệ đất của Họ giáo chúng tôi.
Thế nhưng, ông Quỳnh vẫn quyết định đào móng, thì các bà mẹ tín đồ Công giáo liền lấp lại, không cho đào, để rồi dẫn đến có đôi chút xô xát nhau và tranh cãi một hồi. Lúc này, tôi lại nêu các lý do cần thiết về pháp luật, thì phía ông Quỳnh tạm ngưng một lúc. Khi đó, chúng tôi thấy ông Bá (thôn trưởng), ông Lai (công an thôn) và ông Bồi (chủ tịch hội Nông dân) nói rằng cứ làm đi. Các cán bộ này đứng ra công khai hướng dẫn. Thế là phía ông Quỳnh bắt đầu làm lại và dẫn đến vụ việc nghiêm trọng hơn. Chúng tôi mới nói rằng: như vậy đúng là đường hướng chủ mưu của xã Phú Diên, đứng sau lưng ông Quỳnh để thúc đẩy ông bằng mọi giá phải làm nhà dù có xô xát, có rạn nứt tình nghĩa giữa người dân với nhau, giữa các tôn giáo với nhau!!! Tư cách đại diện của chính quyền địa phương là như vậy sao""" Hậu quả dẫn đến như sau:
Các phụ nữ tín đồ Công giáo không cho họ đào, thì nhiều phụ nữ (trong đó có cô bí thư của hội Phụ nữ) được mời đến để ủng hộ ông Quỳnh, vây quanh bảy phụ nữ Công giáo. Họ tập trung nhiều đến nỗi nhìn đâu cũng là người và người, đủ mọi thành phần, trong đó hai phần ba là phụ nữ trẻ và thanh niên. Như đã bàn tính trước, nhóm phụ nữ này nhắm trọng tâm vào ba phụ nữ Công giáo phản đối mạnh nhất, tức là bà Hương, bà Linh và chị Thu Hà. Tình hình mỗi lúc một căng thẳng!
Chúng tôi điện thoại khẩn cấp đến các cơ quan chức năng để xin can thiệp như trong Đơn Xin Can Thiệp đã gởi trước đó ít ngày. Thế mà chúng tôi không thấy một đại diện nào từ cấp xã, huyện, tỉnh đến can thiệp "!!!
Nỗi bức xúc của chúng tôi càng lớn. Các phụ nữ Công giáo liền kéo về Nhà thờ (còn lại chị Hà) để chuyển một chiếc quan tài sang thửa đất tranh chấp, để có ai trong chúng tôi chết thì chôn luôn!

Nói đến chiếc quan tài là nói đến nguồn gốc của sự bức xúc tột cùng của chúng tôi. Chúng tôi cùng nhau tâm sự rằng chắc là chuyến này phải có người hy sinh, không thể sống trong một sự dồn ép vào bước đường cùng, khi mà cán bộ xã, công an xã luôn hù dọa người dân. Chẳng hạn có đến bốn lần cán bộ đến gặp bà Linh (trong đó hai lần là ông Lộc, trưởng công an xã), nói rằng ông Quỳnh sắp làm nhà, chị đừng to tiếng làm gì, nếu không sau này ký giấy tờ cho con cái sẽ khó khăn. Hay họ còn tung tin rằng bà nào ra cản đường sẽ còng hết, bắt lên xe thùng. Tin khác rằng bà nào nhảy vào cản việc làm ông Quỳnh sẽ mất mạng. Những hung tin như thế cứ dồn dập, đã làm xuất hiện trong lòng mỗi người chúng tôi hai xúc cảm trái nghịch: vừa làm chúng tôi thêm phần lo sợ, vừa làm cho sự bức xúc trong chúng tôi càng tăng lên, đến nỗi trong khi nói chuyện với nhiều tín đồ Công giáo, tôi nghe có người bộc phát ý tưởng quẩn rằng thôi thì dùng xăng mà tự thiêu để nói lên sự uất ức bị dồn nén...
Xin trở lại diễn tiến của vụ việc. Khi các phụ nữ Công giáo chuyển quan tài đến thửa đất đang tranh chấp, thì lực lượng thanh niên và phụ nữ phía ông Quỳnh, dưới sự chỉ đạo của các cán bộ xã, tập trung tất cả để cản ngăn, không cho các phụ nữ Công giáo mang quan tài vào. Các phụ nữ Công giáo cố tìm đường vào. Trong lúc đó, tại đất tranh chấp thì chị Thu Hà, phụ nữ Công giáo, đang vùng vẫy giữa vòng vây kín của các phụ nữ do cán bộ xã chỉ đạo. Chị bị số phụ nữ này lột áo ngoài rồi lấy tấm mền trùm lại. Thấy vậy, bà Linh chạy đến cản và cứu được. Phần tôi, tôi đến bên một thanh niên đang trộn hồ, yêu cầu tạm ngưng thì anh ta cho tôi một trận mưa cát và ximăng, phủ từ đầu xuống toàn thân. Cát và ximăng chỉ vào mắt tôi, chứ không gây thương tích gì.
Tình hình căng thẳng có phần giảm đi. Lực lượng đông đảo phía ông Quỳnh, dưới sự hướng dẫn của các cán bộ xã, đã lùa dần các phụ nữ Công giáo và tôi ra khỏi thửa đất đang tranh chấp, đồng thời một số thanh niên khác làm ngay những hàng rào chắn ngang lối vào. Do đó, từ từ tất cả phụ nữ Công giáo không còn ai ở lại được trong đó. Họ dùng lưới B40 chắn ngang con đường bêtông và nhiều thanh niên án ngữ tại các hàng rào chắn.
Đứng ngoài thửa đất tranh chấp, các phụ nữ Công giáo lớn tiếng tranh luận. Còn tôi, tôi nói những câu tại sao: chẳng hạn tại sao đại diện chính quyền không đến can thiệp mà để người dân xâu xé nhau" Tại sao chính quyền địa phương lại xúi giục, thúc đẩy ông Quỳnh làm nhà cho bằng được, trong khi biết rằng Họ giáo đang khiếu nại" Phải chăng chính quyền địa phương muốn chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, muốn chia rẽ các tôn giáo với nhau hay sao" Nhìn hành động của các cán bộ xã, chúng tôi phải đau xót thốt lên lời: Việc làm này cho thấy chính quyền địa phương muốn đàn áp tôn giáo. Nếu vậy, thì hãy giết chúng tôi luôn đi!!!
Chúng tôi nhận thấy thật tiếc cho quê nhà chúng tôi có những đại diện chính quyền mang bộ mặt cường hào ác bá của thời đại mới, họ tung hoành ngang dọc chẳng sợ ai, chẳng xem ai ra gì, coi thường pháp luật! Phải chăng "phép vua thua lệ làng""""
Sau đó, vào khoảng 9 giờ, có nhiều linh mục đến thăm hiện trường, trong đó có linh mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Hoàng, hạt trưởng hạt Hương Phú, được Tòa Tổng giám mục phái đến. Ngài đến hàng rào chắn B40 mong gặp ông Quỳnh hay người đại diện phía ông Quỳnh để nói chuyện, nhưng phía ông Quỳnh trả lời là bận việc không gặp được. Thế là ngài đành phải trở về Nhà thờ. Và đến khoảng 13 giờ kém thì mỗi người chúng tôi ai nấy trở về gia đình.
Tường trình vụ việc trên đây, chúng tôi khẩn thiết kính xin Quý vị lãnh đạo cấp Tối Cao sớm cứu xét cho chúng tôi, để chúng tôi ra khỏi bầu khí căng thẳng mà mỗi ngày chúng tôi phải chịu đựng từ những vị đại diện chính quyền không còn tư cách lãnh đạo là sống và làm việc vì hạnh phúc của nhân dân. Như thế, chúng tôi mới có được cuộc sống an lành và tự do tôn giáo mà cùng nhau chung sức xây dựng đất nước mỗi ngày một tốt đẹp hơn trong khả năng mỗi người chúng tôi có thể.
Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành tri ân và rất tin tưởng cùng hy vọng Quý vị lãnh đạo cấp Tối Cao giải quyết thỏa đáng cho chúng tôi.
Trân trọng kính tường trình...”
Đính kèm hồ sơ là bài phỏng vấn linh mục Nguyễn Hữu Giải mà VB đã phổ biến mấy hôm trước.
Đặc biệt, hồ sơ lần này có nhiều tấm ảnh “về cuộc đấu tranh đòi công lý của linh mục quản xứ và giáo hữu Kế Sung trong ngày 07-03 đó. Tác giả các bức hình là một thanh niên trong giáo xứ, làm chủ một quày hàng tạp hóa. Công an đang trả thù anh bằng cách cấm dân quanh vùng không được đến mua hàng hóa của anh nữa. Xin Quý vị làm vang dội tiếng nói bất khuất của Kế Sung và tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ anh dũng này. Xin chân thành cảm ơn Quý vị. Nhóm Phóng viên từ Huế.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.