Hôm nay,  

Đại Sư Khen Rinpoche Jangchup Choeden Nói Chuyện Tại Quận Cam

30/03/201000:00:00(Xem: 4309)

Đại Sư Khen Rinpoche Jangchup Choeden Nói Chuyện Tại Quận Cam: Giáo Pháp Phật Vượt Khỏi Biên Giới Quốc Gia, Văn Hóa

Đại Sư Khen Rinpoche tại hội trường Việt Báo.

WESTMINSTER (VB) – Hàng trăm chư Tăng, Ni Việt, Mỹ, Tây Tạng, đại diện các cơ quan truyền thông báo chí và đồng hương Phật tử đã tham dự buổi thuyết giảng về đề tài “Phật Giáo Vượt Qua Biên Giới Quốc Gia và Văn Hóa” của đại sư Viện Trưởng Tu Viện Gaden Shartse tại Ấn Độ Khen Rinpoche Jangchup Choeden tại hội trường sinh hoạt Việt Báo trên đường Moran, thành phố Westminster, vào chiều Chủ Nhật, ngày 28 tháng 3 năm 2010, với sự bảo trợ và tổ chức của Tu Viện Thubten Dhargye Ling tại thành phố Long Beach và Việt Báo.
Trong lời chào mừng chư tôn đức Tăng, Ni và chư Phật tử, nhà văn Nhã Ca, bày tỏ lòng cảm kích và hân hạnh khi được đón tiếp chư Tăng, Ni và đồng hương Phật tử tại hội trường Việt Báo, đặc biệt là Đại Sư Khen Rinpoche Jangchup Choeden trong thời thuyết giảng về đề tài “Phật Giáo Vượt Qua Biên Giới Quốc Gia và Văn Hóa.” Nhà văn Nhã Ca nhấn mạnh rằng đó là một thiện duyên cho mọi người. Nhà văn Nhã Ca cho biết rằng bây giờ vẫn còn trong không khí mùa xuân, nên kính chúc chư Tăng, Ni và đồng hương Phật tử một mùa xuân thân tâm an lạc.
Trong phần giới thiệu chư Tăng, Ni quang lâm tham dự trong buổi gặp gỡ và thuyết giảng của Đại Sư Khen Rinpoche Jangchup Choeden, cô Kim Chi, người điều hợp chương trình và cũng là thông dịch viên cho buổi thuyết giảng, đã giới thiệu chư Thượng Tọa Thích Như Minh, Viện Chủ Chùa Việt Nam Los Angeles; Thượng Tọa Thích Tâm Thiện, Viện Chủ  Tu Viện Cát Trắng Florida và Cát Sơn San Diego; Đại Đức Thích Phổ Hòa, Trú Trì Trung Tâm Sinh Hoạt Gia Đình Phật Tử Quảng Đức tại San Bernadino; quý chư Tăng Tu Viện Thubten Dhargye Ling tại Long Beach; quý chư Tăng tại Chùa Việt Nam Los Angeles; nhị vị Ni Sư Thích Nữ Chân Thiền và Chân Diệu Thiền Viện Sùng Nghiêm tại Garden Grove; Cư Sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả của Hội Phật Học Đuốc Tuệ; Huynh Trưởng Tâm Hòa Lê Quang Dật của Gia Đình Phật Tử Miền Quảng Đức; và nhiều vị thiện hữu tri thức khác, v.v…
Đại Sư Khen Rinpoche Jangchup Choeden bắt đầu phần thuyết giảng với lời cảm tạ và tôn kính đối với sự quang lâm của chư Tăng, Ni và sự hiện diện của chư Phật tử. Ngài nói rằng chư vị đến đây chỉ vì tầm quan trọng của chủ đề “Phật Giáo Vượt Qua Biên Giới Quốc Gia và Văn Hóa,” chứ không phải vì cá nhân ngài.
Đại Sư Choeden trước hết thành kính tỏ bày lòng tôn kính và tri ân lên đức Phật, một đức Phật lịch sử đã thị hiện trong thế giới này cách nay trên hai mươi lăm thế kỷ, và đã tuyên dương giáo pháp giải khổ cho chúng sinh. Đại Sư cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với lịch đại tổ sư đã làm sống lại Chánh Pháp và Tam Bảo để chúng ta có cơ hội học hỏi và tu tập như hôm nay.
Đại Sư Choeden giảng rằng Đức Phật khi còn tại thế đã đến với tất cả mọi người không phân biệt đẳng cấp, giai cấp, chủng tộc, giới tính, không phân biệt biên cương quốc độ. Giáo pháp của đức Phật cho đến nay, sau hai ngàn năm trăm năm được truyền bá khắp nơi trên thế giới, vẫn không hề thay đổi, vẫn còn có hiệu quả sậu xa trong việc chuyển hóa khổ đau và thành tựu giác ngộ giải thoát. Đại Sư đưa ra thí dụ rằng dù cho một người tại Ấn Độ, hay một người tại một đất nước nào đó cùng hành trì giáo pháp của Phật thì đều đạt được hạnh phúc và an lạc như nhau. Đại Sư nói rằng ngài không phủ nhận sự khác biệt về bối cảnh văn hóa, xã hội có ảnh hưởng phần nào đến việc tu tập giáo pháp Phật đà, nhưng theo  Đại Sư thì yếu tố đó chỉ là phần phụ mà không phải là trở lực lớn lao làm sai lệch hiệu quả của sự thực nghiệm lời Phật dạy.
Đại Sư giảng rằng giáo pháp của đức Phật, dù thuộc Nam Truyền hay Bắc Truyền, trên căn bản phổ quát dựa vào giáo lý của mười nghiệp đạo. Khi một người khởi tâm ác, sẽ làm điều ác, và dẫn đến hậu quả xấu ác khổ đau. Ngược lại, khi một người khởi tâm thiện, làm điều thiện thì chắc chắn sẽ có hạnh phúc, an lạc. Thêm vào đó là cùng lấy Tam Bảo làm chỗ quay về. Đại Sư nói rằng, “Mọi người đều bình đẳng trước Tam Bảo (Phật, Pháp, và Tăng).”
Đại Sư giải thích vì sao giáo pháp của đức Phật lại đóng vai trò rất quan trọng cho cả thế giới, cho cả vũ trụ ngày nay, đó là bởi vì giáo pháp ấy phù hợp với tâm thức, với căn cơ của con người, có thể mang lại hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Và đây cũng là sự mưu cầu của con người trong tương lai nữa. 


Đại Sư nói rằng sự khác biệt về truyền thống văn hóa và tôn giáo là điều tất nhiên, và ngài khuyên mọi người hãy tôn trọng sự khác biệt đó, hãy tôn trọng những truyền thống văn hóa và tôn giáo khác với chúng ta. Nhưng đồng thời, Đại Sư cũng nhấn mạnh rằng chúng ta phải hãnh diện vì mình là một Phật tử thực hành theo lời Phật dạy.
Thời thuyết giảng đến đây thì chấm dứt. Đại Sư Khen Rinpoche Jangchup Choeden đã dành 15 phút để trả lời những câu hỏi có liên quan đến đề tài giảng. Nhưng không thấy ai nêu câu hỏi nào. Đại  Sư vừa cười vừa nói rằng không ai đặt câu hỏi thì có 2 trường hợp có thể xày ra: Một là thính chúng đều thông hiểu hết những gì ngài đã giảng; hai là thính chúng không hiểu gì cả. Nhưng ngài nghĩ là trường hợp đầu là chính xác.
Trước khi hồi hướng, Đại Sư Khen Rinpoche Jangchup Choeden đã giới thiệu về Tu Viện Gaden Shartse mà ngài đang đảm nhận chức vụ Viện Trưởng. Đại Sư cho biết Tu Viện Gaden Shartse có lịch sử trên 600 năm. Đây là ngôi Tu Viện do vị thánh tăng Tsongkhapa Lobsang Dragpa sáng lập. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và đoàn tùy tùng chạy thoát khỏi Tây Tạng vào năm 1959 vì cuộc xâm lăng của Trung Cộng và được chính phủ Ấn Độ cho định cư tại Dharamsala đã khởi sự từ đầu thiết lập các Tu Viện, Phật Học Viện, Đại Học Phật Giáo để đào tạo Tăng tài. Đại Học Gaden Shartse được tái phục hưng cũng là nằm trong chương trình bảo tồn, phát huy và truyền bá truyền thống Phật Giáo Tây Tạng tại xứ người. 
Nhưng, Đại Sư Khen Rinpoche Jangchup Choeden nói rằng cộng đồng Phật Giáo Tây Tạng phải dựa vào sự hỗ trợ của thập phương thiện tín để duy trì nhiều hoạt động Phật sự, xã hội, và văn hóa giáo dục, cho nên, Đại Sư kêu gọi mọi người Phật tử hãy tiếp tay để vận động nhằm hỗ trợ các Phật sự mang lại lợi lạc cho mọi người đó.
Sau đây là khái lược về cuộc đời của Đại Sư Khen Rinpoche.
Khen Rinpoche sinh trưởng ở tiểu bang Himachal Pradesh, Ấn Độ. Năm 1979 được vào Đại Học Gaden Shartse Norling College ở Mundgod, miền Nam Ấn, đặc biệt về thâm cứu Phật Pháp, dưới sự hướng dẫn của các đại đạo sư Khensur Lobsang Choepel Rinpoche (cựu viện trưởng Shartshe College), Kyabje Khensur Lati Rinpoche (viện trưởng danh dự Shartshe College) và Khensur Konchog Tsering Rinpoche (viện trưởng danh dự  Shartse College). Khen Rinpoche còn được học khóa tranh luận và kinh điển tại nhiều Phật Học viện Tây Tạng nổi tiếng ở Ấn Độ và được thọ học nhiều đại đạo sư quan trọïng từ Đức Đạt Lai Lạt Ma, từ  Kyalje Ling Rinpoche, Kyabje Triang Rinpoche, Kyabje Zong Rinpoche ...
Cũng từ năm 1979 tới năm 1988, Khen Rinpoche cùng theo học Pramana Vidya (Luận Lý và Tâm Thưc). Prajnaparamita (Trí Tuệ Bát Nhã), Madhyamika (Trung Luận), Abhidarma (Tạng Luận, A Tỳ Đạt Ma) và Vinaya (Luật Học). Năm 1997, Khen Rinpoche đứng đầu cuộc thi Geshe Lharam Examination (Tiến Sĩ Phật Họïc danh dự), rồi vào Đại Học Mật Tông Gyuto Tantric University và tu học thâm sâu trong Mật Tông.
Song song với việc học, Khen Rinpoche còn phục vụ trong tự viện và cộng đồng địa phương, giữ chức Thư Ký Văn Phòng Phật Học Viện nhiều nhiệm kỳ. Năm 1998, được bầu Tổng Thư Ký Dự Án Phát Triển Giáo Dục, một chương trình quan trọng trong tu viện cho tới khi được bổ nhiệm quản trị các hoạt động hoằng pháp của tu viện tại Đài Bắc, Đài Loan.
Cuối năm 2004, Khen Rinpoche trở về Ấn Độ tu tập pháp quỳ lạy tại Bodhgaya (nơi Đức Phật Thích Ca thành đạo). Năm 2005 dự khóa thi Đại Mật Tông Grand Tantra Examination ở Gyuto Tantric University . 
 Vào năm 2009, trong khi Khen Rinpoche đang giảng dạy tại Norbu Choling, Singapore thì bất ngờ được báo tin được bổ nhiệm làn tân Viện Trưởng Tu Viện Gaden Shartse Monastery, một tu viện lớn, có lịch sử lâu dài của Mật Tông Tây Tạng.
Từ Singapore trở về Ấn Độ,  việc đầu tiên của Khen Rinpoche là xin sự ban phước và lời chỉ dạy từ Đức Đạt Lai Lạt Ma về việcï được bổ nhiệm đặc biệt này rồi mới trở về tu viện chính thức nhậm chức vào ngày 26 tháng 7 năm 2009.
Khen Rinpoche nói được nhiều thứ tiếng, lưu loát Anh ngữ và Quan thoại,  cả tiếng Tây Ban Nha.
Được biết, trong tháng 4-2010, Đại sư Khen Rinpoche sẽ dạy trong các ngày 2, 3, 4 và 6 với chủ đề "Bảy điểm luyện tâm."
Tất cả các lớp trên đều dạy ở chùa:
Thubten Dhargye Ling
3500 E. Fourth Street ,
Long Beach , California , 90814
Tel: (562) 621-9865
Cần thêm thông tin, xin mời Phật Tử vào xem ở trang:
http://www.tdling.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.