Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông – Ls Lê Đình Hồ

28/03/201000:00:00(Xem: 2215)

Luật pháp phổ thông – LS Lê Đình Hồ

[LS Lê Đình Hồ là tác giả cuốn “Từ Điển Luật Pháp Anh Việt-Việt Anh” dày 1,920 trang được xuất bản năm 2004. Qúy độc giả muốn mua sách, xin vui lòng liên lạc ledinhho@hotmail.com]

Hỏi (Bà Nguyễn T.T.H.): Tôi kết hôn vào năm 1996, chúng tôi có 2 cháu, trai 9 tuổi và gái 7 tuổi. Hiện 2 cháu vẫn còn học tiểu học.
Sau khi kết hôn tôi vẫn tiếp tục công việc toàn thời của tôi cho đến năm 2000 khi tôi hạ sinh cháu gái đầu lòng.
Sau đó tôi phải nghỉ việc, chỉ một mình chồng tôi đi làm, ông ta là một kỹ sư điện, còn tôi thì lo chăm sóc các cháu.
Cách đây chừng 2 năm, khi cả 2 cháu đều đi học, tôi đã xin được một công việc part-time, mỗi tuần 20 giờ. Công việc này rất thích hợp vì tôi có đủ thời gian để đưa đón các cháu đi học.
Sau khi kết hôn chúng tôi có mua một căn nhà. Trị giá hiện thời là $520,000.
Vào năm 2004, mẹ chồng tôi bán nhà vì bà quyết định về Việt Nam sống trong tuổi già. Sau khi bán nhà bà đã cho chúng tôi mượn $80,000 để trả nợ ngân hàng mà không tính lãi, vì bà nghĩ rằng khi cần trở lại Úc bà sẽ đến sống với chúng tôi.
Vào năm 2007, mẹ chồng tôi đã trở lại Úc sống với chúng tôi. Vào năm 2008 bà đã qua đời. Trước khi qua đời bà có nói là bà tặng số tiền đó cho vợ chồng chúng tôi.
Sau khi bà qua đời, chồng tôi đã đưa linh cửu của bà về tống táng tại Việt Nam. Khi trở lại tình tình ông ta hoàn toàn thay đổi. Thế là chúng tôi quyết định ly thân.
Gần đây ông đòi chia tài sản mỗi bên 50% vì ông ta đã làm việc gần 20 năm, nhưng trước khi chia phải trừ số tiền $80,000 mà mẹ của anh ta đã đưa cho chúng tôi khi bán căn nhà.
Tôi không muốn thủ tục tranh tụng kéo dài. Xin LS cho biết là việc phân chia tài sản theo sự đề nghị đó của chồng tôi có khác xa lắm với quyết định của tòa nếu vấn đề được đưa ra xét xử trước tòa hay không" 

*

Trả lời: Điều 75(2) của “Đạo Luật Gia Đình 1975” (Family Law Act 1975) quy định “các vấn đề cần phải được lưu tâm liên hệ đến việc cấp dưỡng cho người phối ngẫu” (matters to be taken into consideration in relation to spousal maintenance).
Điều 75 (2) quy định rằng: “Các vấn đề cần phải được lưu tâm đó là: (a) tuổi tác và tình trạng sức khoẻ của mỗi bên đương sự; (b) lợi tức, các nguồn tài chánh và tài sản của các bên đương sự cùng khả năng trí tuệ và thể lực của họ đối với sự tìm được công việc thích hợp; (c) liệu có bên đương sự nào chăm sóc hoặc kiểm soát con cái thuộc về hôn phối chưa đạt đến 18 tuổi hay không; . . . (k) thời gian của hôn phối; (l) sự cần thiết để bảo vệ bên đương sự mong muốn tiếp tục vai trò làm cha hoặc mẹ; . . . (o) bất cứ sự kiện hoặc tình huống nào mà, theo ý của tòa, sự công bằng của vụ kiện cần phải được lưu tâm đến, và . . .” (The matters to be so taken into account are: (a) the age and state of health of each parties; (b) the income, property and financial resources of each of the parties and the physical and mental capacity of each of them for appropriate gainful employment; (c) whether either party has the care or control of a child of the marriage who has not attained the age of 18 years; . . . (k) the duration of the marriage; (l) the need to protect a party who wishes to continue that party’s role as a parent; . . . (o) any fact or circumstance which in the opinion of the court, the justice of the case requires to be taken into account, and . . .).
Trong vụ RH & JH [2005] FamCA 1295. “Hai bên đương sự kết hôn vào năm 1987, và ly thân vào năm 2003. Vào lúc xét xử người chồng được 49 tuổi và người vợ được 39 tuổi. Có 3 đứa con được sinh ra trong vụ hôn phối này - K sinh năm 1992, R sinh năm 1995 và và B sinh năm 1997. Các con đều ở với người mẹ theo án lệnh trước đây của tòa. Từ đó người vợ đã có mối quan hệ mới và sinh thêm được 1 đứa con trong mối quan hệ này” (The parties married in 1987, separating in 2003. At the date of trial the husband was aged 49 and the wife 39. There were three children born of the marriage – K born in 1992, R born in 1995 and B born in 1997. The three children reside with their mother pursuant to the order previously made by the court. The wife has since formed a new relationship and has a child born of that relationship).


“Bằng chứng liên hệ đến việc tậu mãi toàn bộ tài sản là tài sản được tậu mãi do sự làm việc siêng năng của hai bên đương sự, tài sản quan trọng nhất là căn nhà hôn phối trước đây trị giá $435,000 nhưng còn nợ ngân hàng $67,554” (The evidence relating to the acquisition of the pool of assets was that it was acquired through the extent of the hard labour of both of the parties, the most significant of which was the former matrimonial home which had a value of $435,000 subject to a mortgage of some $67,554).
“Vào năm 1988, cha mẹ của người chồng cho mượn $50,000 theo phương thức món nợ có cầm cố với lãi suất thấp cho 2 bên đương sự để giúp họ tậu mãi căn nhà” (In 1988, the husband’s parents had provided $50,000 by way of mortgage loan at a favourable interest rate to the parties to assist them in the acquisition of the home).
“Một thời gian ngắn sau đó, trước khi ly thân người mẹ chồng qua đời và người chồng đã nhận được gia sản từ người mẹ số tiền $75,000 cùng việc xóa bỏ số nợ cầm thế [$50,000]” (Subsequently shortly prior to separation the husband’s mother had died and he had received from her estate a sum of $75,000 and the forgiveness of the mortgage loan).
Vị thẩm phán tọa xử cho rằng nếu không có việc để lại di sản cho người chồng thì sự phân chia tài sản phải đồng đều, tuy nhiên vì người chồng nhận được số tiền do người mẹ để lại nên bà chánh án đã chia cho người chồng 67.5% và người vợ 32.5% trên tổng số tài sản. Luật sư của người vợ bèn kháng án.
Vào lúc kháng án luật sư của người chồng cho rằng số tiền thừa hưởng di sản do người chồng nhận được chỉ một thời gian ngắn trước khi ly thân, vì thế việc người chồng được phép hưởng 62.5% là hoàn toàn thích đáng. Tuy nhiên, Tòa đã cho rằng việc đóng góp vào tài sản của vợ chồng trong thời gian ly thân không có gì khác biệt so với sự đóng góp trong thời gian sống chung.
Tòa cho rằng việc đánh giá người chồng đã đóng góp 60% là hoàn tòa thích đáng. Tuy nhiên, trong thủ tục tranh tụng về việc phân chia tài sản Tòa cần phải xem xét để quyết định các yếu tố mà luật pháp đã quy định trong Điều 75(2) của Đạo Luật Gia Đình. Trong vụ tranh tụng này Tòa phải lưu tâm đến việc người vợ phải chăm sóc và nuôi dưỡng 3 đứa trẻ dưới 18 tuổi của hôn phối. Việc nuôi dưỡng 3 đứa trẻ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người vợ trong việc tìm kiếm việc làm thích hợp. Vấn đề này trở nên phức tạp hơn khi bà hạ sinh thêm một đứa nhỏ. Dù không lưu tâm đến đứa bé mới sinh thì việc nuôi dưỡng 3 đứa trẻ của hôn phối cũng là vấn đề mà Tòa cần phải lưu tâm để điều chỉnh lại quyết định phân chia này.
Hơn nữa, người chồng có lợi tức lớn hơn so với người vợ. Lợi tức hàng năm của người chồng là $70,000 trong lúc đó lợi tức của người vợ khoảng từ $40,000 đến $50,000 một năm. Mặc dầu người vợ hiện nay đã có một quan hệ ổn định với người đàn ông khác, nhưng lợi tức của này cũng rất thấp so với lợi tức của người chồng.
Tòa cũng đồng ý rằng những đứa trẻ của hôn phối sẽ được tiếp tục nhận trợ cấp từ người chồng, tuy nhiên việc người vợ chăm sóc và nuôi dưỡng cho 3 đứa trẻ của hôn phối dưới 18 tuổi là điều mà tòa cần phải lưu tâm đến.
Cuối cùng Tòa đã phân chia lại tài sản như sau: người vợ sẽ nhận được 52.5% và người chồng sẽ nhận được 47.5% [thay vì 67.5%] tính trên toàn bộ tài sản.
Dựa vào luật pháp cũng như phán quyết vừa trưng dẫn bà có thể thấy được rằng việc chồng bà yêu cầu chia cho bà 50% toàn bộ tài sản của 2 vợ chồng, đặc biệt với điều kiện là ông ta sẽ lấy ra $80,000 trước khi chia, là một điều không thể chấp nhận được.
Ngoại trừ chồng của bà đề nghị một sự phân chia công bằng hơn, ít nhất là 60% cho bà [tính luôn tiền hưu trí của cả 2 người, vì tiền hưu trí cũng sẽ được tính như là tài sản của hai vợ chồng, và không được lấy trước $80,000], bất cứ tỷ lệ nào cũng đều mang lại sự thiệt thòi cho bà vì bà cần phải chăm sóc 2 cháu cho đến ngày khôn lớn.
Nếu bà còn thắc mắc xin điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.