Hôm nay,  

Phỏng Vấn Linh Mục Nguyễn Hữu Giải Về Sự Biến Kế Sung: Đặt Quan Tài Trước Nhà Thờ, Chống Cs Lấy Đất Giáo Xứ

23/03/200500:00:00(Xem: 5606)
Như đã thấy trong bản tường trình, sáng ngày 07-03-2005, sự biến Kế Sung bắt đầu từ lúc 6g30 thì 8g30, được tin cấp báo, linh mục Nguyễn Hữu Giải, từ giáo xứ hàng xóm (nhưng khác hạt) là An Bằng, đã vội đến hiện trường và đã chứng kiến gần như toàn bộ sự việc. Chúng tôi đã gặp được vị linh mục tranh đấu không mỏi mệt, người đồng nghiệp luôn sát cánh với anh em và là vị mục tử nhân lành can đảm này. Sau đây là cuộc phỏng vấn dành cho ngài:
1- Hỏi: Xin Cha tường thuật sơ qua những điều mắt thấy tai nghe khi vừa đến hiện trường.
Đáp: Tôi từ An Bằng theo quốc lộ 49B chạy xe về giáo xứ cha Nam. Khi đến gần Kế Sung, tôi thấy có công an giao thông đứng chặn đường. Sau đó tôi được biết hai đầu quốc lộ đi về Kế Sung, nhất là từ phía Cự Lại, giáo xứ chính của cha Nam, công an giao thông chặn đuổi mọi tín hữu Công giáo đi lui, sợ họ đến hỗ trợ đồng đạo. Khi tới nơi, tôi thấy cha Nam mình mẩy lấm lem cát và ximăng ướt, các giáo dân nữ thì ngồi ủ rũ ở sân nhà thờ, các giáo dân nam thì ngồi rầu rĩ ở trong nhà xứ (tất cả khoảng 15-20 người). Đang khi đó tại nhà anh Trần Ngọc Quỳnh, kẻ lấn chiếm đất, thì cả phe cánh đang hồ hởi xây móng, dưới sự hỗ trợ đầy khiêu khích và những giọng cười đầy đắc thắng của nhiều tay đảng viên cán bộ, đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ, súng lục giắt lưng quần hay đùi gậy lăm lăm nơi bàn tay (tất cả độ khoảng 100 người). Cha Nam trước đó có điện thoại khẩn cấp đến các cơ quan chức năng để xin can thiệp nhưng chẳng thấy một đại diện nào từ cấp xã, huyện, tỉnh đến. Chính quyền CS quả dàn dựng rất bài bản! Một dấu chứng có chủ trương đàn áp giáo dân Kế Sung. Đang lúc đó, ngoài đường nhiều người dân đứng quan sát, ngước đôi mắt thương cảm hay lắc đầu ngao ngán.
Nhân đây tôi xin nhắc lại một chuyện cũ có nhiều nét tương tự là cách đây gần một năm, ngày 06-01-2004, vẫn từ lúc 6 giờ sáng, 20 giáo dân yếu đuối cũng đã phải đối diện với một lực lượng 100 người gồm du kích, cán bộ phụ nữ, cựu chiến binh, đảng viên hưu, dân lao động làm thuê đến chiếm sân nhà thờ Kế Sung để làm con đường chạy ngang xương chỉ cách tam cấp 4 mét. Lần đó, cũng có hiện tượng công an chặn hai đầu đường dẫn về Kế Sung và hiện tượng đại diện chính quyền xã, huyện, tỉnh không hề có mặt dù được kêu cứu. Lần đó, cũng khoảng 8g30, trong tư cách Linh mục Hạt trưởng và là đặc phái viên của Đức Tổng Giám mục, tôi cũng đã đến can thiệp hỗ trợ và suýt mất mạng tại hiện trường. (Xin xem lại Bản tin ngày 16-01-2004 và các bản tin kế tiếp).
2- Hỏi: Qua sự biến vừa rồi, cha nhận xét thế nào về linh mục quản xứ Đặng Văn Nam"
Đáp: Cha Phaolô Đặng Văn Nam là một linh mục trẻ (sinh năm 1960, chịu chức 29-6-2001) rất hiền lành, cung cách dịu dàng, ăn nói nhỏ nhẹ, hay đỏ mặt nữa! Cha sống chiêm niệm sâu sắc, nhưng cũng hoạt động rất năng nổ. Cha bác ái từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn và chuộng công bằng trong mọi lãnh vực, vì thế cha chuyên cần phục vụ giáo dân và bền bỉ đấu tranh cho lẽ phải. Thật là một mục tử nhân lành!
Tuy bản tính hướng nội và hiền hòa, nhưng đứng trước cường quyền CS đàn áp giáo xứ, chà đạp công lý, cha Nam quyết không chịu ngồi yên. Khi thì cha đối thoại trực tiếp với chính quyền các cấp, gửi văn thư khiếu kiện hầu như mỗi tháng kể từ đầu năm 2004 đến nay lên cấp tỉnh, lên cả cấp trung ương; khi thì cha can đảm xông xáo cản trở việc làm sai trái của chính quyền địa phương huyện xã (vụ con đường bêtông ngang qua sân nhà thờ Kế Sung và vụ chính quyền bảo vệ ông Quỳnh làm nhà trên đất của giáo xứ), mau mắn nhờ người đưa lên mạng những bằng chứng (văn bản và hình ảnh) về tội ác của CS. Cha chấp nhận mọi nhục nhã, mọi nguy hiểm, mọi khổ cực với đàn chiên. Bị tạt cát sạn, nước, ximăng vào người, bị gậy giáng xuống đầu và bị đánh cho văng máy chụp ảnh, cha vẫn la to: Đàn áp tôn giáo! Đất đang tranh chấp, không được xây dựng!
3. Hỏi: Do đâu mà trước cửa nhà thờ Kế Sung có để một chiếc quan tài thưa Cha"
Đáp: Thứ hai ngày 07-3-2005, từ sáng sớm, người đi đường rất ngạc nhiên nhận thấy một chiếc quan tài nằm trước cửa nhà thờ Kế Sung. Nguyên do là thế này: Mấy ngày trước, nhiều cán bộ địa phương đi hù dọa một số các bà mẹ Công giáo Kế Sung là những người mùa xuân năm ngoái đã anh dũng ngăn cản chính quyền xã Phú Diên xây dựng con đường bêtông và xúi giục một gia đình lương làm nhà trên đất của giáo xứ. Các cán bộ dọa : lần này cấm cản trở gia đình ông Quỳnh làm nhà! Ai không chấp hành lệnh sẽ bị còng tay, bị đánh chết, làm giấy tờ sẽ khó khăn, con cái sẽ bị đuổi học! Các bà mẹ ấy đã khẳng khái trả lời: "Còng tay thì cứ còng, nhưng không được tháo còng. Cứ còng cho chết luôn! (Con cái chúng tôi không cần học làm gì! Giữ trâu chăn bò cũng sống được! Điều quan trọng là sống đứng thẳng, sống có tư cách!" Và để trả lời cho việc hù dọa đánh chết, nửa đêm 06-3-2005, giáo dân đã đi mua một chiếc quan tài gần hai triệu đồng đặt công khai trước cửa nhà thờ, ý nói: chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ tự do tôn giáo!!!
4- Hỏi: Thưa Cha, sáng kiến và thái độ đó làm người ta hết sức ngạc nhiên và xúc động. Xin Cha nói rõ hơn về sứ điệp "chiếc quan tài trước cửa nhà thờ" này.

Đáp: Chiếc quan tài trước cửa nhà thờ Kế Sung, theo tôi, có một sứ điệp rất rõ ràng trong cuộc đấu tranh bảo vệ tự do tôn giáo hiện nay. Nhìn chiếc quan tài tại vị trí cửa chính nhà thờ của một giáo xứ nhỏ bé nghèo nàn miền duyên hải, nhìn cảnh xô đẩy giữa cha quản xứ áo chùng bê bết ximăng cát vữa và mười một bà mẹ Công giáo tay không lăn lộn kêu la giữa đất đá bụi bặm... với gần một trăm thanh niên dữ dằn, phụ nữ hùng hổ, nông dân thô bạo, tay cuốc xẻng, tay đùi gậy, dưới sức thúc ép của nhiều cán bộ đảng viên đằng đằng sát khí, quyết làm cho bằng được móng nhà trên đất giáo xứ (sau khi đã làm con đường băng ngang sân nhà thờ giáo xứ), người khách qua đường không khỏi chợt nghĩ: thực tế tại Việt Nam hiện giờ, quyền tự do tôn giáo giống như một sinh vật đang hấp hối, ngắc ngoải trong chiếc thòng lọng pháp lý đủ mọi mức độ, trong những kềm kẹp của cán bộ đủ mọi cấp ngành. Nay giờ báo tử của quyền tự do ấy đã điểm, vì Cộng sản quyết tâm bắt nó chui vô quan tài. Quan tài này chính là Pháp lệnh tôn giáo! Xin cảm ơn cộng đoàn giáo xứ Kế Sung đã cảnh tỉnh mọi người về thực tại bi đát này và đã minh họa nó một cách sống động. Xin biểu dương đức anh dũng kiên cường của vị mục tử nhân lành nhưng can đảm và của những giáo dân nghèo khổ nhưng hào hùng giữa gông cùm đàn áp của bạo quyền CS vô thần chuyên chế!!
5- Hỏi: Thưa Cha, từ đó người ta phải nghĩ thế nào về luật pháp hiện thời tại Việt Nam"
Đáp: Ở Việt Nam hiện giờ, không biết bao nhiêu là luật lệ chồng chéo bủa vây cuộc sống người dân và tôn giáo. Những luật lệ ấy có tính chất rất tùy tiện, chính quyền giải thích và áp dụng ra sao cũng được; có chủ ý rất thâm độc: trấn áp mọi sự phản kháng của người dân và cầm giữ người dân trong im lặng, khiếp hãi, nô lệ; có mục tiêu rất rõ ràng: gia tăng quyền lực và quyền lợi cách không ngừng và vô độ cho đảng và nhà nước, cho đảng viên và cán bộ. Cụ thể trong Giáo hội Công giáo tại Thừa Thiên Huế, từ ba mươi năm nay, chính quyền đã dùng thứ luật rừng đó để tước mất tự do của dân Chúa, để tước đoạt vô số cơ sở của Giáo phận, đặc biệt gần đây là cướp 102/107 ha của đan viện Thiên An, 17/23,5 ha của thánh địa La Vang, 1700 m2 đất thị xã của dòng Chúa Cứu Thế Huế và mới đây (tháng 11-2004) là 2000 m2 đất giữa lòng thành phố của dòng Đức Bà Đi Viếng (Trung tâm sinh viên Xavie cũ, xin xem lại Bản tin ngày 20 tháng 01 năm 2005). Để bóp chết sự phản kháng của các nữ tu dòng này, chính quyền đã dọa áp dụng luật đăng ký hộ khẩu thường trú, đòi trục xuất khỏi tu viện gần 2/3 tu sĩ và tu sinh đang tu chui tại đó. Nói cách khác, từ lâu biết các nữ tu vi phạm luật cư trú (vì tình thế bắt buộc, điều này đang xảy ra tại hầu hết mọi dòng tu khắp VN), nhà nước CS không xử phạt ngay sự vi phạm này nhưng biến nó thành một thòng lọng treo hờ để buộc im lặng nhượng bộ hay đầu hàng chịu thua khi nhà nước xâm phạm tài sản Giáo hội hoặc các quyền tự do tôn giáo.
6- Hỏi: Xin Cha cho biết phản ứng của linh mục quản xứ và giáo dân Kế Sung sau thất bại của cuộc đấu tranh lần này.
Đáp: Bà con giáo dân Kế Sung nghèo hèn, chất phác, quanh năm lam lũ với ruộng vườn. Họ chỉ muốn an lành sinh sống, giữ tình làng nghĩa xóm đậm đà, sốt sắng kinh lễ thờ phượng Chúa. Nhưng trước bất công của chính quyền, cụ thể là cán bộ cường hào ác bá, họ đã anh dũng xả thân để bảo vệ mảnh đất của giáo xứ do cha ông gầy dựng nên, trong tinh thần bất bạo động và thái độ gắn bó một lòng với vị chủ chăn của mình. Mảnh đất tuy nhỏ nhưng lẽ phải là lớn, công bằng là trọng, vì thế họ không ngại gian khổ trong hiện tại và bấp bênh trong tương lai. Khốn khổ thay, vì "chính quyền ở đầu mũi súng" nên nhúm giáo dân đành bất lực! Trưa ngày 7-3-2005, sau khi thất bại trong việc bảo vệ đất giáo xứ, họ đã vào nhà thờ đọc kinh cầu nguyện. Họ dâng đau khổ của bản thân và cộng đoàn lên Chúa, xin Chúa thêm lòng tin cậy mến và can đảm cho mình, xuống nhiều ơn cho những kẻ bách hại mình, cầu nguyện cho tự do tôn giáo, cho công bằng lẽ phải. Đáng phục thay những giáo dân nhỏ bé nghèo hèn mà tâm hồn quảng đại và chí khí hiên ngang.
Phần linh mục quản xứ, khi được hỏi: "Cuộc đấu tranh đầy đau khổ suốt hơn một năm qua tại giáo xứ Kế Sung chỉ gặt hái thất bại này đến thất bại khác có làm cha buồn nản tuyệt vọng không"", linh mục Nam đã trầm ngâm phát biểu: "Chén đắng cần phải đầy Cha ạ! Khi nào Chúa thấy vừa đủ, Chúa sẽ ban bình an cho ai nấy xa gần. Tất cả đều là con cái Chúa. Sự thật sẽ thắng. Phần chúng con chấp nhận tiếp tục đau khổ và quyết lòng tiếp tục đấu tranh! Không thành công thì cũng thành nhân, thành nhân chứng Cha ạ!"
7- Hỏi: Vụ việc không lớn, mảnh đất rất nhỏ, giáo xứ lại bé tí, thế mà chính quyền vẫn không theo công bằng lẽ phải mà giải quyết, tại sao vậy Cha"
Đáp: Theo thiển ý của tôi, điều này có thể do nhiều nguyên nhân: hoặc là lòng tự ái rất lớn của cán bộ nhà nước, rất hiếm khi nhận lỗi trước nhân dân (có vô số bằng chứng về chuyện này); hoặc là sự đút lót của kẻ lấn chiếm đất (một cán bộ trung ương khi nhận Đơn Kêu oan ngày 25-01-05 của giáo xứ từ người đại diện đã phỏng đoán như vậy); hoặc là não trạng thâm căn cố đế "chính quyền không thể thua nhân dân và càng không thể thua tôn giáo" (trong vụ phản kháng của mục sư Nguyễn Hồng Quang, người ta cũng đã lý luận như thế; và vô số vụ tranh chấp đất đai tôn giáo hơn nửa thế kỷ nay xác nhận điều này); nhất là nỗi lo sợ phản ứng dây chuyền: nhân dân và tôn giáo thắng được chỗ này sẽ xông lên đấu tranh ở hàng ngàn hàng vạn chỗ khác khắp đất nước VN. Đang khi đó, nạn cán bộ đảng viên cướp đất của dân thường và của tôn giáo đang hoành hành từ nam chí bắc.
PV: Chúng con xin hết lòng cảm ơn Cha. Xin Chúa chúc lành cho Cha cũng như cho cha Nam và giáo xứ Kế Sung bất hạnh của ngài.
Nhóm Phóng viên tường trình từ Huế
(Lần tới, hình ảnh đầy đủ về cuộc đấu tranh của giáo xứ Kế Sung)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.