Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Thành Tâm Xin Lỗi Hay Chỉ Là Thủ Đoạn Chính Trị?

07/03/201000:00:00(Xem: 4713)

Thời sự nước Úc: Thành tâm Xin lỗi hay chỉ là thủ đoạn chính trị" - Hoàng Đ.Thư

Cuối tuần qua thủ tướng Rudd đã tạo sự kinh ngạc cho mọi người, đặc biệt là giới phân tích chính trị khi ông lên tiếng thừa nhận lỗi lầm liên quan đến chương trình lắp ráp đồ cách nhiệt cho tư gia (home insulation scheme). Trong một cuộc đối thoại qua điện thoại với thính giả của đài phát thanh thuộc công ty Fairfax ở Melbourne, ông đã thẳng thắn nói: “Tôi là kẻ lãnh đạo. Và tôi nhận lãnh trách nhiệm cho những gì đúng và cho những gì sai sót. Tôi là người đầu tiên thừa nhận rằng chúng tôi đã làm nhiều chuyện sai sót. Và công việc của tôi là phải sửa sai, và tôi sẽ sửa sai”.
Rồi trong suốt mấy ngày sau đó, qua nhiều chương trình khác nhau trên truyền hình cũng như truyền thanh, ông liên tục lập lại những lời xưng tội này. Ông nói: “Tôi đã thất bại không đạt được tiêu chuẩn cao mà tôi đã đề đạt ra cho chính bản thân tôi và cho chính phủ.. Tôi lãnh đạo chính phủ. Tôi là kẻ chịu trách nhiệm tối hậu.. Chúng tôi cần phải làm tốt hơn (We need to lift our game). Tôi cần phải làm tốt hơn trong việc hoàn thành cam kết..”
TT Rudd cũng thừa nhận thêm: “Chúng tôi hiện đang bị đập tơi bời trong những cuộc thăm dò dân ý. Tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ còn bị đập mạnh hơn nữa trong thời gian tới đây, và, nói cho cùng thì tôi nghĩ rằng chúng tôi đáng bị đập như thế”.
Sự thừa nhận sai lầm không khác gì phong thái xưng tội của một con chiên Công Giáo đã khiến cho không ít người trong giới truyền thông nghi ngờ và thậm chí nhạo báng. Ký giả Glen Milne, một ký giả kỳ cựu đặc trách chính trường liên bang của công ty truyền thông News Ltd, cuối tuần qua đã nhận xét như sau: “Nếu TGM George Pell có xem ông Rudd trên chương trình truyền hình Insiders thì chắc chắn rằng các ngón chân của Ngài sẽ bị cong vút lên trong đôi hài Hồng Y của Ngài. Sự tình đã tồi tệ đến cỡ này: ông Thủ Tướng vốn từng thú nhận rằng ông ta là người Công Giáo sa ngã (lapsed Catholic) đã biến học thuyết xưng tội thành một trò vẽ vời chính trị rồi".
Nhiều người khác cho rằng ông Rudd có thể đã tính sai một nước cờ khi mạnh miệng thừa nhận sai sót như thế và đã tự tạo nhiều nguy hiểm cho chính bản thân ông cũng như cho chính phủ liên bang, bởi vì ông sẽ khiến người dân dễ dàng quên đi những thành quả tích cực của chính phủ liên bang trong suốt hai năm qua và chỉ chuyên chú vào những cảm tưởng rằng chính phủ có quá nhiều thất bại, quá nhiều lời hứa hẹn không được thi hành cũng như một sự thất vọng về chính ông. Ông đã vô tình, qua việc muốn chụp lấy sự chú ý của cử tri và đồng thời tạo cú sốc cho bạn đồng liêu đồng đảng, ông đã vô tình gạt bỏ vụ khủng hoảng tài chánh toàn cầu như một nguyên nhân khiến cho những lời cam kết trong kỳ vận động bầu cử năm 2007 không được hoàn tất đúng theo hạn định. Thêm vào đó, sự mạnh mẽ của nền kinh tế Úc hiện nay cũng như những thiện cảm mà cử tri dành cho chính phủ vì nước Úc không bị lọt vào cảnh suy thoái kinh tế, cùng với chính sách giáo dục hiện hành là những điểm tích cực rõ rệt cần được nhấn mạnh, và ông đã không làm. Vì thế, trong hàng ngũ Lao động có nhiều người e ngại rằng trong tuần qua, vì muốn chứng minh với cử tri rằng ông vẫn còn bắt mạch được những hoài bão cùng lo âu và suy nghĩ của cử tri, ông Rudd đã vô tình giận cá mà chém bể cái thớt.
Sau đây, để biết thêm về vấn đề này, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài phóng sự của nữ ký giả Lyndal Curtis, đặc trách chính trường liên bang cho chương trình truyền thanh PM, được phát thanh chiều thứ Hai 1/3/09 vừa qua, tựa đề: “Labor Figures Perplexed By Rudd’s Mea Culpa” – Các Nhân Vật Lao Động Ngẩn Ngơ Vì Chuyện Tự Phê Tự Kiểm của Ông Rudd”.
* * *
Thông điệp của TT Kevin Rudd cho rằng chính phủ của ông xứng đáng bị đánh tả tơi trong những cuộc thăm dò dân ý quả thật đã khiến nhiều người trong đảng của ông ngẩn ngơ.  Họ gặp nhiều khó khăn trong việc cố giải thích một cách thật chính xác về chuyện gì mà ông Rudd muốn đạt được qua việc xưng tội quá bao quát như thế.
Ông Rudd đã liên tục dùng giới truyền thông để cố hàn gắn những thiệt hại (cho chính phủ) mà chương trình  lắp ráp đồ cách nhiệt cho tư gia đã tạo nên.  Trong chương trình truyền hình 7.30 Report hôm Thứ Năm vừa qua, qua bài viết của ký giả Laurie Oakes trên một tờ báo ngày thứ Bảy và qua chương trình Insiders của đài truyền hình ABC, ông Rudd, nguyên là một nhà ngoại giao từng qua Trung Hoa, đã “tự phê tự kiểm”.
Thông điệp của ông Rudd rất là đơn giản: ông thừa nhận rằng chính phủ của ông đã làm cho người ta thất vọng, đã không đạt được mức độ như sự mong chờ của người dân và đáng bị đánh tả tơi trong các cuộc thăm dò dân ý. Và các tổng trưởng trong chính phủ đã không sẵn sàng bày tỏ một cách công khai sự bất đồng ý kiến với ba ngày xưng tội cho tất cả mọi thứ của ông.


Phó thủ tướng Julia Gillard tuyên bố: “Tôi đồng ý với sự thẩm định của Thủ Tướng”. Tổng trưởng truyền thông Stephen Conroy  nói thêm: “Đảng Tự do đang được tái tạo sinh lực quanh ông Tony Abbott, vì thế tôi đồng ý với những gì mà Thủ Tướng nói”.
Thế nhưng, khi nhắc đến những thất bại sơ sót cá nhân thì các vị tổng trưởng này lại ít thẳng thắn hơn. Khi được hỏi rằng ông đã phạm phải sơ sót lỗi lầm gì thì TNS Conroy lập tức trả lời các phóng viên rằng: “Tôi không nghĩ Thủ Tướng ám chỉ vào một cá nhân nào cả”. Khi được hỏi rằng “Chẳng phải là một tập thể thực ra dựa vào thành tích của từng cá nhân hay sao"” thì ông Conroy trả lời: “Tập thể là thu thập tất cả mọi thành tích cá nhân chung lại với nhau”.
Chính Thủ Tướng Rudd cũng không sẵn sàng đưa ra một lời giải thích sâu sắc hơn về sự tự kiểm, tự phê của ông. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng tối hậu là thế này: chúng tôi cần phải làm việc tốt hơn, chu toàn nhiều hơn và quay trở lại những chuyện căn bản nhất”.
Thế nhưng trong hàng ngũ đảng Lao động, cả trong lẫn ngoài Quốc Hội, thì có nhiều quan điểm lẫn lộn về ý nghĩa của lời xưng tội xin lỗi của ông Rudd cũng như về việc ông lẽ ra có nên làm như thế hay không. Một số nghĩ rằng ông Rudd đã đi quá đà, từ việc miêu tả tầm vóc của vấn nạn cho đến việc phủ nhận những gì mà chính phủ liên bang đã cố gắng đạt được.
Một số khác cho rằng đấy là dấu hiệu cho thấy ông Rudd bắt đầu không bắt mạch, không còn hiểu được dân ý nữa. Đấy là quan điểm mà lãnh tụ đối lập Tony Abbott hoàn toàn đồng ý. Ông Abbott tuyên bố: “Đây chỉ là trò chính trị xin thứ lỗi mà ông ta thực sự quan tâm đến. Đấy không phải là thực chất của việc cung cấp dịch vụ tốt đẹp hơn. Tất cả chỉ nhằm vào giật được tin hàng đầu mà thôi. Vấn đề ở đây là ông Thủ Tướng đã bị hoảng hồn bởi sự gần gũi của cái chết trên chính trường. Tôi cho rằng ông ta bị chấn động bởi tầm vóc của sự vụng về bất lực của chính phủ của ông”.
Nhiều người khác trong nội bộ đảng Lao động đồng ý rằng ông Rudd đã đi quá đà, nhưng họ lại nói rằng đấy chỉ là chuyện bình thường của ông mà thôi: khó đoán trước và chỉ làm việc riêng lẻ, theo ý của riêng ông ta mà thôi.
Họ cũng nhấn mạnh thêm rằng chính phủ liên bang đã đạt đến giai đoạn cuối của kỳ trăng mật kéo dài quá lâu. Họ cho rằng thông điệp của ông Rudd nhắm vào cử tri, những người tuy không giận dữ với chính phủ của ông nhưng có một vài quan ngại và muốn cảm thấy rằng họ được lắng nghe.
Thế nhưng, bây giờ ông Rudd lại bị so sánh một cách tệ hại với người lừng danh là kẻ liên tục xin lỗi: ông Peter Beattie cựu thủ hiến Queensland. Phát ngôn nhân tài chánh của phe đối lập liên bang, TNS Barnaby Joyce cho rằng ông Beattie xin lỗi hay hơn. Ông nói: “Cho dù tôi nhìn ông Rudd kỹ đến thế nào đi nữa tôi vẫn lẫn lộn ông ta với ông Beattie. Ông Beattie đã biến chuyện xin lỗi này thành một nghệ thuật và ít nhất, khi ông Beattie nói lời xin lỗi thì còn có tí ti gì xác thực trong đó”.
Thế nhưng, các dân biểu Lao động cho rằng chuyện xin lỗi đã chẳng làm thiệt hại gì cho ông Beattie cả vì ông thắng liên tục 4 kỳ bầu cử.
Một người trong nội bộ đảng Lao Động lên tiếng cảnh cáo người ta không nên xem thường khả năng của ông Rudd trong việc thay đổi thông điệp khi ông cần làm thế. Người này cho biết ông sẽ điều chỉnh và sẽ không là một cái mục tiêu bất động.
Giả thuyết cho rằng ông Rudd thực sự nhắm vào cử tri vào thời điểm mà cái chu kỳ bầu cử đang thay đổi cũng được lập lại bởi hai tổng trưởng cao cấp là các ông Anthony Albanese và Stephen Smith. Ông Albanese, tổng trưởng hạ tầng cơ sở nói: “Ông ta biết rõ công chúng Úc. Chuyện mà ông ta biểu lộ là chính phủ đã lắng nghe được thông điệp của quần chúng một cách thật rõ rệt: chúng tôi cần phải cải tiến”.
Ông Smith cho rằng những lời nói của ông Rudd được giải thích bằng chu kỳ bầu cử. Ông nói: “Chúng tôi bỏ ra 12 tháng đầu tiên nắm quyền để tìm được thế đứng, 12 tháng lèo lái và kế đến, một trong những đặc tính đáng tiếc của đời sống công cộng ở Úc là chúng ta có nhiệm kỳ ba năm. Và vì thế, hiên nay, chỉ mới sau hai năm thì chúng ta đã quay trở lại trong chu kỳ bầu cử rồi. Và vì thế chúng tôi phải làm một sự chuyển tiếp từ việc nắm quyền lèo lái sang việc dồn nỗ lực vào chuyện tái đắc cử và chúng ta lúc nào cũng có những khó khăn chuyển tiếp cả. Thủ tướng đã nhấn mạnh rằng chúng tôi tin rằng chúng tôi là một chính phủ có khả năng và quả quyết, nhưng chúng tôi không toàn hảo”.
Cho dù chiến dịch tự phê tự kiểm công khai của ông Rudd có sai hay đúng đi chăng nữa thì một số nhà bình luận đã bắt đầu nói về những việc mà chính phủ liên bang đã làm, hơn là nói về những chuyện vẫn chưa được làm. Và ông Garrett đã không còn là đề tài chính của tin tức nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.