Hôm nay,  

Tội Ác: Nữ Giáo Sư Đại Học Biến Thành Sát Thủ! - Vũ Hải

28/02/201000:00:00(Xem: 6180)

Tội ác: Nữ Giáo Sư Đại Học Biến Thành Sát Thủ! - Vũ Hải

Trong khi dư âm của vụ “thảm sát Virginia” đầu năm 2010 do hung thủ Christopher Speight giết hại tám mạng người vẫn còn đậm nét trong dòng ký ức của dư luận Hoa Kỳ thì một vụ nổ súng khác xảy ra vào ngày 12/2 cướp đi sinh mạng của ba nạn nhân và gây thương tích trầm trọng cho ba người khác lại tiếp tục xoáy sâu vào nỗi bàng hoàng của mọi người kèm theo làn sóng lo ngại về mức độ leo thang của tội ác trước viễn ảnh mù mờ của tình trạng kinh tế suy trầm dai dẳng trên đất Mỹ.
Đó là vụ nổ súng ngay trong khuôn viên trường đại học Alabama ở thành phố Huntsville (UAH: University of Alabama in Huntsvile) được giới truyền thông Hoa Kỳ gọi là “2010 University of Alabama in Huntsville Shooting". Điều đáng kể là vụ án này không phải do các sinh viên hoặc những tay sát thủ bên ngoài đột nhập vào trường gây án nhưng lại do chính một nữ giáo sư tiến sĩ ngành di truyền học làm việc tại đây dùng súng bắn bừa bãi vào những giáo viên khoa Sinh Hóa đang tham dự cuộc họp trong khuôn viên nhà trường UAH. Chính vì hung thủ là một nhà trí thức khoa bảng, hơn nữa lại là phụ nữ nên ngay sau đó những tin tức liên quan được loan tải trên hệ thống thông tin toàn quốc Hoa Kỳ đã khiến dư luận chú mục đặc biệt. Đồng thời, vụ án này còn trở thành một vấn đề “nhức nhối” của ngành giáo dục nói chung và giới trí thức Hoa Kỳ nói riêng.
Sự kiện xảy ra vào lúc 4 giờ chiều ngày thứ Sáu 12/2/2010, trong lúc 12 giáo sư đang chăm chú theo dõi diễn tiến buổi họp tại một căn phòng rộng lớn ở Trung Tâm Khoa Học & Kỹ Thuật vốn là khuôn viên của ngành Sinh Hóa, Toán Học thuộc trường đại học UAH thì bỗng nhiên có một nữ giáo sư tóc ngắn mặc quần Jean màu xanh, áo thun ngắn tay màu đỏ chợt đứng lên rút ra khẩu súng ngắn từ trong chiếc túi xách rồi nhắm vào các giáo viên đang ngồi, vừa đi vừa nổ súng liên tục. Sau đó, nữ giáo sư “sát thủ” bỏ chạy ra ngoài.
Âm thanh chát chúa của những tiếng súng cùng tiếng la hét hoảng hốt trong phòng vang dội khắp khuôn viên sân trường bên ngoài nên lập tức nhân viên bảo an của nhà trường đã gọi điện thoại cho cảnh sát. Chỉ trong vòng vài phút sau, lực lượng điều tra hình sự cùng nhân viên cảnh sát đã đến hiện trường. Đồng thời, qua sự liên lạc của toán cảnh sát tuần tra chung quanh đó, mọi người cũng biết được hung thủ đã bị bắt giữ khi đang đi lảng vảng trên con đường ở bên ngoài khuôn viên trường UAH.
Trong cuộc họp báo vào buổi tối cùng ngày, công tố viên Rob Broussard cho biết hung thủ tên Amy Bishop, 45 tuổi, là nhân viên không chính thức của UAH trong chức vụ giáo sư phụ trợ trong các chương trình giảng dạy khoa Sinh Hóa và Thần Kinh. Amy Bishop bị cáo buộc tội giết người, gây thương tích, sử dụng súng trái phép. Trong khi đó, dựa theo kết quả điều tra sơ khởi, phía cảnh sát cho hay nữ giáo sư Amy Bishop đã sử dụng loại súng ngắn khẩu độ 9 ly và có tất cả 16 đạn. Khẩu súng này được tìm thấy trong một phòng tắm trên tầng hai của tòa nhà Trung Tâm Khoa Học & Kỹ Thuật.
Trong số sáu nạn nhân trúng đạn của Amy Bishop có ba giáo sư tắt thở ngay tại chỗ gồm Trưởng Khoa Sinh Hóa Gopi. K. Podila, Maria Ragland Davis và Adriel D. Johnson, Sr. Hai giáo sư khác bị trọng thương trong tình trạng nguy hiểm là Joseph G. Leahy và Stephanie Monticciolo. Riêng giáo sư Ruis Rogelio Cruz- Vera tương đối bị thương nhẹ nên đã xuất viện vào ngày 13/2/2010.
Theo lời khai của các giáo viên khoa Sinh Hóa thì nguyên nhân khiến Amy Bishop ra tay sát hại đồng nghiệp có lẽ là do cô uất ức vì không được Hội Đồng Quản Trị nhà trường chấp nhận cho cô trở thành giáo sư chính thức. Bởi lẽ, từ trước đến nay Amy Bishop vốn là một nữ giáo sư bình thường không bao giờ tỏ vẻ hung hăng hoặc gây hiềm khích với ai. Hơn nữa, Hội Đồng Quản Trị UAH cũng vừa ra thông báo về việc không tuyển dụng cô làm nhân viên chính thức trước đó không lâu.
Để tìm hiểu thêm chi tiết, cảnh sát đã thẩm vấn người chồng của Amy Bishop là ông James Anderson trong suốt buổi tối cùng ngày. Qua đó, cảnh sát thông báo cho ông James Anderson biết khẩu súng do vợ ông dùng để gây án vốn không được cấp giấy phép sử dụng. Về điểm này, ông Anderson khai rằng tuy ông biết vợ ông có một khẩu súng nhưng hoàn toàn không hỏi cô ta. Do đó, ông không biết cô Amy Bishop đã sở hữu khẩu súng này từ lúc nào hoặc làm thế nào để có được. Tuy nhiên, ông Anderson cũng tiết lộ rằng vợ ông là một người phụ nữ bình thường nhưng gần đây cô ta hay đi tập bắn súng ở trường huấn luyện và ông từng chở cô ta đến nơi này. Trong khi đó, riêng về phần nữ giáo sư “sát thủ” Amy Bishop thì ngay lúc bị bắt giữ cô không hề tỏ ra hoảng hốt hoặc lo sợ. Ngược lại, cô trả lời những câu hỏi ngắn của cảnh sát với vẻ lạnh lùng: “Mọi sự sẽ không xảy ra nếu có cách giải quyết, nhưng đáng tiếc không còn cách nào khác”. Khi được hỏi về việc cô nghĩ sao về những đồng nghiệp bị cô bắn chết, Amy Bishop vẫn thản nhiên nói: “Không có cách nào khác, nhưng họ vẫn còn sống”.
Amy Bishop sinh ngày 24/4/1965 tại Massachusetts. Cô kết hôn với giáo sư James Anderson và có được bốn người con. Vào năm 22 tuổi, cô tốt nghiệp đại học Northeastern tại thành phố Boston. Đây cũng là trường đại học mà cha cô là ông Samuel Bishop đã làm việc với chức vụ Trưởng Khoa ngành Nghệ Thuật Học. Sau đó, Amy Bishop lấy bằng Tiến Sĩ ngành Di Truyền Học tại đại học Harvard vào năm 1993 với bài luận án dài 137 trang, mang tựa đề “Vai Trò Của Chất Methoxatin Trong Quá Trình Phát Sinh Các Tế Bào Hô Hấp Thực Vật”. Công trình nghiên cứu của Amy Bishop mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển ngành sinh học khi được ứng dụng vào kỹ thuật phóng đại các tế bào thần kinh trên các mạch “chip” điện tử của máy điện toán. Đó là những kỹ thuật dựa trên phát minh của Amy Bishop về khả năng thích ứng và tình trạng đối kháng của hệ thống thần kinh trung ương với chất Nitric Oxide.
Amy Bishop còn được biết đến là một tác giả và soạn giả chung với các nhà nghiên cứu sinh vật học, di truyền học khác qua việc xuất bản những quyển sách hoặc những bài báo có giá trị trong lĩnh vực khoa học. Từ năm 2003, cô trở thành nhân viên của trường đại học UAH với tính cách là một giáo sư phụ trợ giảng dạy ngành Sinh Học. Trước đó, cô cũng từng là người hướng dẫn cho các học sinh tại trường Harvard Medical School. Vào năm 2007, Amy Bishop cùng chồng là James Anderson tham dự cuộc thi “sáng kiến kỹ thuật” với kết quả đoạt giải hạng Ba kèm theo số tiền thưởng 25.000 mỹ kim qua việc phát minh “dụng cụ ươm tế bào di động”. Trong thời gian gần đây, Amy Bishop được phụ trách giảng dạy năm chương trình thuộc ngành Sinh Học tại UAH. Vào năm 2009 vừa qua, ông David Williams, hiệu trưởng UAH đưa ra quyết định thay đổi một số nội quy của nhà trường, trong đó có việc yêu cầu tất cả những sinh viên năm thứ Nhất và năm thứ Hai phải ở nội trú tại trường kể từ khóa học mới khai giảng vào mùa Thu năm 2009. Do đó, trong cuộc họp tổng kết của Ban Hội Đồng UAH vào tháng 11/2009, Amy Bishop đã lên tiếng phản đối kịch liệt quyết định của ông Williams khi viện dẫn lý do: “Nội quy bắt buộc các sinh viên năm thứ Nhất và năm thứ Hai phải ở nội trú trong trường UAH sẽ phát sinh ra những va chạm trong sinh hoạt vì sự khác biệt giữa các tầng lớp kinh tế và từ đó cũng nảy sinh ra nhiều vấn đề đa dạng”.
Sau khi xày ra vụ án mạng, ông David Williams đã giải thích với cảnh sát rằng trên thực tế từ tháng 3/2009, hợp đồng tuyển dụng được ký kết giữa Amy Bishop và UAH đã hết hạn và sau khi trải qua thời gian gia hạn thêm một năm, tức đến tháng 3/2010 thì nhà trường không có ý định tiếp tục thuê mướn cô ta. Vì lẽ này, Amy Bishop đã làm đơn kháng cáo nhưng vẫn bị Ban Hội Đồng UAH bác bỏ. Amy Bishop đã vận động rất nhiều đồng nghiệp ủng hộ cách làm việc của cô khi đưa ra những sáng kiến mới lạ trong chương trình giảng dạy sinh viên và cho rằng có lẽ Ban Hội Đồng UAH có cái nhìn thiên kiến về cá nhân mình. Đồng thời, Amy Bishop cũng thường tâm sự với những thành viên trong Ủy Ban Điều Hành Giáo Sư của UAH về những nỗi thống khổ của cô khi bị từ chối công việc giảng dạy và cho biết cô đã thuê luật sư để kiện Hội Đồng Quản Trị UAH về tội kỳ thị.


Về chi tiết này, chồng của Amy Bishop là ông James Anderson trình bày với cảnh sát rằng: “Tuy Amy tự biết hợp đồng giảng dạy đã chấm dứt nhưng cô vẫn kiên quyết kháng cáo với những lý do chính đáng. Thế nhưng, sự chiến đấu đơn độc của cô ta trên cương vị mất đi vị thế của một giáo sư tại chức đã khiến cô phiền muộn và đau khổ rất nhiều. Amy kể lại cho tôi nghe trong những cuộc họp với Hội Đồng Quản Trị và Ủy Ban Điều Hành Giáo Sư của UAH, mọi người thường né tránh mỗi khi Amy nêu lên vấn đề kháng cáo để cô được tiếp tục giảng dạy với tư cách giáo viên chính thức”.
Mặt khác, ngay sau khi Amy Bishop gây ra vụ nổ súng tại khuôn viên đại học UAH, những hồ sơ về chi tiết cá nhân của cô được xem xét lại kỹ lưỡng và từ đó cảnh sát phát hiện được cô có liên quan đến một vụ án giết người trước đó nhưng không bị truy tố trước pháp luật. Đồng thời, câu hỏi quan trọng được đặt ra là tại sao khi thuê mướn Amy Bishop giảng dạy, nhân viên trường đại học UAH hoàn toàn không hay biết về vụ án này"
Đó là vụ án sát nhân cách đây 24 năm, xảy ra vào ngày 6/12/1986 do Amy Bishop vô tình nổ súng giết chết người em trai của cô tên Seth Bishop chỉ mới 18 tuổi. Trình bày nguyên nhân sự việc với cảnh sát, Amy Bishop khai rằng trong lúc đang tìm hiểu cách sử dụng khẩu súng mà cha cô mua để phòng thân thì vô ý làm nổ phát súng thứ nhất trúng vào bức tường trong ngủ của mình. Sau đó, vì quá hoảng sợ, cô chạy ra ngoài phòng khách và đang loay hoay run rẩy với khẩu súng trên tay thì bất chợt cô lại thấy súng nổ lần thứ thứ hai, tức phát đạn chí mạng ghim vào ngực người em trai cô. Cuối cùng, trong lúc có ý định chạy ra ngoài thì khẩu súng của cô lại nổ tiếp phát thứ ba trúng trần nhà. Do quá sợ hãi vì sự tình diễn ra đột ngột, hơn nữa còn gây án mạng nên Amy Bishop vất bỏ khẩu súng rồi chạy ra khỏi nhà đến chỗ chiếc xe hơi của cô đậu bên lề đường.
Theo cảnh sát trưởng vùng Braintree, Massachusetts là ông Paul Frazier thì căn cứ vào lời khai của Amy Bishop phối hợp với kết quả điều tra tại hiện trường, vụ án này được ghi nhận chỉ là trường hợp tai nạn rủi ro. Bởi vì Amy Bishop không có động cơ chính đáng nào để phải ra tay giết hại em trai cô. Hơn nữa, cô không có triệu chứng bị bệnh tâm thần và cũng không có quá khứ từng được chữa trị các chứng bệnh thần kinh. Tuy nhiên, công tố viên đương thời là ông Billa Delahunt vẫn cho rằng hồ sơ báo cáo của cảnh sát trưởng Paul Frazier thiếu chính xác vì không hội đủ yếu tố nhân chứng nên ra lệnh tiếp tục bắt giữ Amy Bishop để tiếp tục điều tra. Kết cuộc, tuy không có nhân chứng trực tiếp chứng kiến tại hiện trường nhưng phía Viện Công Tố cũng không tìm ra chứng cớ hữu hiệu buộc tội Amy Bishop cố ý giết người nên cô được thả với điều kiện đặt dưới sự giám sát của nhà chức trách thành phố Braintree. Nhờ vậy, Amy Bishop được miễn truy tố và sau đó vụ án này đã chìm dần vào quên lãng bởi vì cô có một cuộc sống lành mạnh, lập gia đình và nhất là trở thành một nhà trí thức danh tiếng. Thế nhưng, qua vụ án nổ súng giết chết ba giáo sư và gây thương tích cho ba người khác tại trường đại học UAH lần này, phía cảnh sát cho biết hồ sơ vụ án gây ra cái chết người em trai của Amy Bishop cũng có nhiều khả năng sẽ được xem xét lại.
Ngoài ra, cả Amy Bishop và người chồng James Anderson còn bị tình nghi là hai thủ phạm chính của vụ kiện gửi “bom ống” (Pipe Bomb) vào năm 1993. Đương thời, tiến sĩ y khoa Paul Rosenberg là giáo sư trường Harvard Medical School kiêm bác sĩ bệnh viện nhi đồng thành phố Boston, bỗng nhiên nhận được một bao thư lớn trong đó có chứa hai quả “bom ống” nhưng may mắn là không phát nổ. Lúc đó, Amy Bishop đang làm việc tại phòng nghiên cứu sinh hóa của bệnh viện nhi đồng Boston cũng như phụ trách hướng dẫn sinh viên của trường Harvard Medical School tại đây cùng với ông Paul Rosenberg. Theo kết quả điều tra của cảnh sát thì trước khi sự kiện xảy ra khoảng một tuần, Amy Bishop và ông Paul Rosenberg đã từng tranh cãi kịch liệt vì bất đồng ý kiến trong công việc. Do đó, Amy Bishop trở thành đối tượng bị cảnh sát tình nghi lớn nhất. Nhưng một mình cô không thể nào có khả năng chế tạo được hai quả “bom ống” tinh vi nên cảnh sát buộc phải “dòm ngó” đến chồng cô. Cuối cùng, vì không tìm được đầy đủ chứng cớ xác thực nên nhà chức trách không thể nào truy tố được thủ phạm và hồ sơ vụ án này cũng bị khép lại trong 17 năm qua.
Hơn nữa, Amy Bishop còn bị cáo buộc về tội hành hung một phụ nữ vào năm 2002 khi hai người dành nhau chỗ ngồi trong nhà hàng IHOP (The International House Of Pancakes) ở thành phố Peabody, Massachusetts. Lúc đó, Amy Bishop ra tay đánh vào mặt đối phương và hét to nhiều lần: “Tôi là tiến sĩ Amy Bishop”. Qua vụ kiện này, cô bị xử phạt kèm theo án treo.
Qua việc phát hiện những chi tiết quan trọng về đời tư cá nhân của Amy Bishop có liên quan đến pháp luật, dư luận giới trí thức Hoa Kỳ càng thêm xôn xao với nhiều lời đồn đãi về nguyên nhân khiến trường đại học UAH chấm dứt hợp đồng tuyển dụng với cô. Bởi vì xét về khả năng giảng dạy và thành tích nghiên cứu chuyên môn xuất sắc từng cống hiến nhiều lợi ích cho sự tiến bộ của khoa học, không có lý do gì để UAH từ chối Amy Bishop nếu không muốn nói ngược lại là rất cần đến tài năng của cô. Tuy có một số ý kiến phàn nàn từ giới sinh viên rằng: “giáo sư Amy Bishop giảng bài rất khó hiểu ngay cả trong lĩnh vực chuyên môn của cô là môn di truyền học”, nhưng điều này chưa đủ là nguyên nhân để UAH từ chối hợp đồng tuyển dụng với Amy Bishop. Đối lại, nguyên nhân chính yếu được suy diễn là vì Hội Đồng Quản Trị đại học UAH muốn giữ thể diện của một trường “danh môn” vốn vang dội tiếng tăm ở vùng Bắc Hoa Kỳ từ bấy lâu nay nên không muốn tuyển dụng một giáo sư có lý lịch khá mờ ám như Amy Bishop. Có thể lúc tuyển dụng Amy Bishop vào giảng dạy với tư cách một giáo sư phụ trợ, không ai nghi ngờ về lý lịch của cô và mãi đến thời gian gần đây Hội Đồng Quản Trị UAH mới tình cờ biết được quá khứ từng gây án nhưng không tiết lộ vì sợ ảnh hưởng đến thanh danh nhà trường. Do đó, sau khi họp bàn nội bộ, họ mới đi đến quyết định từ chối cô và để tránh gây bất mãn họ đã dùng phương pháp xoa dịu bằng cách gia hợp đồng thêm một năm rồi mới chính thức cho cô nghỉ việc.
Sau khi Amy Bishop bị bắt, toàn bộ những giấy tờ liên quan đến công việc, máy tính và kể cả chiếc “van” của gia đình cô cũng bị tịch thu. Qua đó, cảnh sát tìm được những chứng cớ cho thấy cô quyết định “kháng cáo tới cùng” về việc trường đại học UAH từ chối tuyển dụng cô. Đồng thời, cô cũng thường liên lạc với một luật sư ẩn danh ở quận Madison, Alabama để nhờ giúp đỡ thủ tục pháp lý cáo kiện trường UAH. Theo luật hình sự hiện hành tại tiểu bang Alabama, nếu bị kết tội Amy Bishop sẽ đối diện với án phạt từ mức tù chung thân đến tử hình vì tội giết người và một số tội danh khác. Chính vì tính cách nghiêm trọng của vụ án nên vào ngày 15/2/2010 vừa qua, Amy Bishop đã được giải thích về tình trạng của cô trong một phiên tòa kín với sự tham dự của vị thẩm phán cấp cao của tiểu bang Alabama.
Trong thời gian thu thập các chứng cớ liên quan khác, một phiên tòa tạm thời xét xử Amy Bishop về vụ án nổ súng tại trường UAH cũng sẽ diễn ra vào ngày 10/3/2010 sắp tới. Hiện nay, cô được giam giữ và được giám sát đặc biệt trong một phòng giam có thiết trí hệ thống video camera để phòng ngừa trường hợp cô tự tử.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.