Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Chính Trị & Tiền Bạc

14/02/201000:00:00(Xem: 3391)

Thời sự nước Úc: Chính trị & tiền bạc - Hoàng Đ.Thư

Trong thời gian vài năm gần đây việc giới doanh nhân tung tiền quyên tặng cho các đảng phái chính trị cùng việc giới vận động hành lang (lobbyist) có quá nhiều ảnh hưởng với các chính trị gia, và đặc biệt là vụ xì-căng-đan liên quan đến giới phát triển địa ốc ở NSW đã làm cho không ít người dân Úc e ngại về nguy cơ chính phủ các cấp, từ hội đồng thành phố, đến tiểu bang và liên bang lại rơi trở lại vào tình trạng tham nhũng, lạm quyền của thời xa xưa. Ai cũng cho rằng vấn nạn này bắt nguồn từ việc giới doanh nhân muốn vận động tìm thế lực chính trị để giúp cho chuyện làm ăn được thuận buồm xuôi gió. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài phân tích của Chris Berg- một nghiên cứu sinh (Research Fellow) tại học viện Institute of Public Affairs, đồng thời là chủ bút tập san chuyên đề IPA Review- tựa đề “Take The Politics Out Of Commerce, Not Vice Versa- Kéo Chính Trị Ra Khỏi Thương Mại Chứ Không Phải Ngược Lại” được đăng tải trên The Sunday Age ngày 7/2/10 vừa qua, để thấy được một quan điểm khá lý thú về vấn đề này.

*

Tuần qua, Uỷ Ban Bầu Cử Úc (Australian Electoral Commission- AEC) công bố những con số mới nhất của họ về các khoản tiền được quyên tặng cho các đảng phái chính trị. Tiền quyên tặng giảm nhiều so với năm trước. Tuy nhiên, những con số này vẫn được công bố kèm theo với các lời khẩn cầu kêu gọi phải “làm sạch sẽ” tiến trình chính trị và đẩy những ảnh hưởng của giới doanh nghiệp ra khỏi chính trường.
Tuần qua cũng là thời điểm mà chính phủ liên bang đã đệ nạp kế hoạch buôn bán khí thải của họ ra trước quốc hội thêm lần thứ ba. Theo lời của chính phủ, nếu được quốc hội thông qua, chương trình mua bán khí thải “sẽ thay đổi những thứ mà chúng ta sản xuất, phương cách mà chúng ta sản xuất những thứ này và những thứ mà chúng ta mua”.  Khi mà chính phủ có một tham vọng như thế, thì có gì đáng ngạc nhiên khi các thương nghiệp cố tìm cách tạo ảnh hưởng vào tiến trình chính trị hay không"
Vấn nạn của việc quyên tặng tiền cho mục đích chính trị (political donations) không phải là chuyện các doanh nghiệp cố gắng lợi dụng luật pháp một cách quá đáng để thủ lợi cho chính họ. Vấn nạn chính là việc giới chính trị gia cố uốn nắn một nước Úc mà trong đó, các thương nghiệp phải đích thân tham dự vào tiến trình chính trị, bằng không thì họ sẽ bị phá sản.
Chính phủ dự định sẽ trao ra giấy phép cho thải khí tự do trị giá nhiều tỷ Úc Kim trong chương trình mua bán khí thải của họ. Và chính sách của phe liên đảng thì lại bao gồm một “quỹ tiết giảm khí thải” trị giá khoảng $1,2 tỷ Úc Kim mỗi năm cho những công ty nào tiết giảm khí thải.
Và vì thế, nếu một người là chủ một lò nấu nhôm và người đó không dẫn một chính trị gia nào đi ăn tối trong năm 2009 thì rõ ràng người đó đã lơ là chểnh mảng trách nhiệm đối với thương nghiệp của họ. Những người cạnh tranh với họ sẽ chiêu đãi, thết tiệc cho bất kỳ một dân biểu bạch đinh nào mà họ có thể chụp được.
Tuy nhiên, một số những kẻ đã quyên tặng nhiều nhất trong năm qua không phải là những công ty chuyên về năng lượng. Các ngân hàng đã trao vài trăm ngàn thật dễ dàng cho các đảng lớn. Ngay cả khi họ đang nhức nhối vì cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu thì các ngân hàng vẫn còn đủ tỉnh táo để nhận thức được rằng việc chính phủ dùng tiền thuế của dân để bảo đảm cho tiền gởi vào ngân hàng của họ quả thật rất quan trọng cho những cổ đông viên của họ.


Và họ muốn có được tiếng nói, góp ý vào những vấn đề sẽ xảy ra sau đó, chẳng hạn như cuộc điều tra của Thượng Viện về vấn đề nguồn tài chánh cho các tiểu thương, và bất kỳ chuyện gì mà chính phủ muôn làm với sự cải tổ về lương bổng cho giới tổng giám đốc, cũng như kết quả của cuộc tái duyệt thuế má của tổng giám đốc ngân khố Ken Henry. Điều mà tôi muốn nói ở đây không phải là chúng ta nên cảm thấy tội nghiệp cho các ngân hàng bởi vì họ được chính phủ bảo vệ nhiều như họ bị chính phủ quản chế.
Nhưng khi thủ tướng Kevin Rudd tuyên bố rằng ngân hàng Westpac nên “tự xét một cách thật kỹ càng”, hoặc khi mà lãnh tụ đối lập Tony Abbott nói bóng gió rằng nếu ông thắng cử, ông sẽ áp đặt thêm nhiều quy chế về ngân hàng để đối phó với việc gia tăng lãi suất. Trước những viễn ảnh này, các công ty phải làm gì" Chỉ ngồi yên thụ động hứng chịu bất kỳ một quy chế nào mà chính phủ cảm thấy thích đề ra chăng" Hay, tệ hại hơn nữa, bất kỳ một quy chế nào mà những đối thủ cạnh tranh với họ thuyết phục chính phủ áp đặt"
Nếu các công ty không quyên tặng tiền bạc thì họ sẽ nỗ lực vận động hành lang. Sổ đăng bộ của chính phủ ghi nhận gần 300 công ty vận động hành lang. Hơn 1.800 tổ chức ở Úc trả tiền cho những tay vận động hành lang này để họ thơ thẩn trong hành lang của Quốc hội. Thậm chí, ngay cả tạp chí The Big Issue- một bán nguyệt san vốn chuyên chú vào các vấn đề xã hội, được xuất bản với mục đích giúp đỡ những người vô gia cư có công ăn việc  làm bằng cách đứng rao bán báo trên vỉa hẻ thành phố và thâu nhận huê hồng thật hậu hĩ từ mỗi tờ bán được- cũng cảm thấy họ cần có được một đại diện chuyên nghiệp ở Canberra: họ được liệt kê là thân chủ của hai công ty vận động hành lang lớn nhất nước Úc là Hawker Britton và Enhance Corporate.
Thật là lạ lùng khi chúng ta đổ lỗi cho các công ty quyên tặng tiền bạc cho các đảng phái chính trị. Chúng ta cho rằng họ đã làm hư hỏng, hủy hoại nền tảng dân chủ của chúng ta hơn là quy tội cho giới chính khách vốn nhận tiền và thay đổi luật pháp cho thích hợp. Một cuộc nghiên cứu trong năm qua ở Hoa Kỳ cho thấy cứ mỗi một Mỹ Kim mà các công ty Hoa Kỳ tung ra để vận động ở Hạ Viện thì họ nhận được $220 lợi ích từ thuế vụ (tax benefit). Có công ty nào mà không muốn lợi nhuận như thế từ tiền bỏ ra đầu tư"
Giái pháp không phải là chỉnh lý lại chuyện quyên tặng tiền cho các đảng chính trị, hoặc áp chế giới vận động hành lang. Chúng ta có thể cố thử làm như thế. Nhưng vì canh bạc quá lớn nên rất khó có bất kỳ hạn chế nào đối với sự ảnh hưởng của giới doanh nghiệp đối với các chính trị gia một khi họ đã bỏ tiền quyên góp. Một công ty vốn cảm thấy lý do tồn tại của nó có thể bị hủy diệt chỉ bằng một chữ ký, một nét bút, chắc chắn sẽ tìm mọi cách để tạo ảnh hưởng với các chính trị gia, cho dù chúng ta có thích hay không thích cũng vậy thôi.
Chúng ta hiện lọt vào hoàn cảnh này vì một sự tin tưởng mà cả hai phe trên chính trường đều có. Đó là không có một giới hạn nào về những việc mà chính phủ nên làm cả: gần như không có một lãnh vực nào về kinh tế mà chính phủ không nên giám thị, kiểm soát, chỉnh lý hoặc chỉ thị. Vì thế, nếu chúng ta thực tình muốn đẩy thương mại ra khỏi chính trường thì trước tiên, chúng ta phải đẩy chính trị ra khỏi thương trường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.