Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

31/01/201000:00:00(Xem: 2858)

Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Tâm lý của con người, có nhiều khi, chính mình đôi khi cũng không hiểu bản thân mình. Ngày ấy, biết bao nhiêu lần đêm ngày nhớ thương về người mẹ, như đói thèm ăn, khát thèm uống. Tôi đã hình dung suy đoán, cái thịt ở rốn của mình là cái thịt cắt với cuống nhau, của mẹ. Để phần nào coi như là đã được sờ thấy, cầm tận tay, của mẹ; nên tôi đã sờ rốn của tôi nhiều lần, bất kể ngày đêm mỗi khi tôi nhớ tới mẹ tôi. Một ước mơ khi ấy như một đặc ân của Trời, của Chúa mà tôi không thể có, là được gục mặt vào đôi tay của mẹ mình, rồi có từ giã cõi đời lòng tôi vẫn thỏa mãn, với cuộc đời.
Thế mà từ ngày về được gặp cha me, chưa bao giờ tôi thực hiện, dù cũng đã có lần gục vào vai, vào tay mẹ, nhưng chưa lần nào có ý niệm là tôi đang thực hiện, được giấc mơ ngày ấy ở trong tù! Tôi vẫn chưa thấy đầy đủ giá trị, những điều tôi đang có. Dứt khoát, chiều nay đi làm về, tôi sẽ thực hiện được cái ước mơ cao qúy đó. Chỉ mới có ý định, chủ trương, còn hơn hai giờ nữa mới đến giờ về, mà tôi nhìn mọi người trong tổ mành trúc hôm nay, ai cũng dễ thương, ai cũng như có thêm nguồn sinh lực mới, của cuộc đời.
Tôi lửng thửng đạp xe về nhà, ngay từ xa, nhìn ngôi nhà tôi cũng cảm thấy hôm nay, tôi thương yêu ngôi nhà hơn. Mở cửa, thầy tôi đang lom khom chuẩn bị hút điếu thuốc lào, cũng như mọi khi tôi vừa dựng chiếc xe đạp, vừa lễ phép:
- Thưa thầy con về! Thầy lại hút thuốc! Thầy có nhớ đây là điếu thứ mấy trong ngày hôm nay, không ạ"
Thầy tôi quay lại nhìn tôi, như có vẻ lạ lùng, rồi người thủng thẳng:
- Điếu thứ hai!
Thấy thầy tôi có vẻ tỉnh táo, tôi hỏi luôn:
- Thầy ơi! Có bao giờ thầy nghĩ đến bỏ thuốc, không hút nữa không"
Thầy tôi đã bắt đầu rít thuốc, tôi vẫn thấy thầy tôi duy trì một ngày hút ba điếu, chỉ có thuốc lào là người không lẫn lộn. Tôi vào trong, định vào chào mẹ tôi, lại nghe tiếng lách cách bát đĩa ở ngoài chiếc sân con, nhà bếp. Mẹ tôi đang mò mẫn rửa chén bát! Tôi đã định chào người như mọi khi đi làm về, nhưng hôm nay tôi muốn đứng yên, để ngắm nhìn người rửa chén đũa.
Mẹ tôi ngồi trên chiếc ghế con, chiếc ghế tôi đóng tạm bợ khi tôi mới về, cho mẹ tôi. Người đang xát xà bông từng cái bát, cái thìa, đôi đũa. Tuy chậm, nhưng người làm rất kỹ, từng động tác nhỏ nhặt, hộp xà bông, miếng ghẻ, vòi nước, cái rổ con úp bát, cho đến cái thau con. Tuy chỉ có ba bốn cái bát, mấy cái thìa, mấy đôi đũa, người lại chỉ sờ soạng và suy đoán. Bất cứ vật gì trong nhà phải để đúng chỗ cũ. Đã từ hơn một chục năm nay, các cô Xuân, Cô Thu, hai người con gái cứ thay nhau một tuần, đến tắm cho mẹ tôi, một lần.
Hút thuốc xong, thầy tôi đã vào mùng đi nằm, tôi kiên nhẫn chờ cho mẹ tôi rửa vừa xong, chiếc thìa cuối cùng. Mẹ tôi một tay sờ chiếc rổ, một tay cầm chiếc thìa từ từ đặt vào rổ.
Tôi không thể kìm hãm được nữa, tôi đã bước đến nhẹ ôm lấy mẹ. Mẹ tôi tươi hẳn mặt, ngửng quay lại như muốn nhìn tôi, nhưng đôi mắt của người đã hoắm vào, làm sao người nhìn thấy đứa con trai của người, bây giờ ra sao" Tôi kéo tay người vào vòi nước, rửa từng kẽ ngón tay. Đôi tay này ngày xưa, đã bao lần tắm rửa cho tôi, đã bế ẵm, ôm ấp tôi bao nhiêu đêm ngày. Thậm chí, cứt đái, mủ máu hôi thối cũng do bàn tay này, đã rửa ráy săn sóc cho tôi. Mẹ ơi!...
Tôi đã dẫn mẹ tôi vào trong giường của người, tôi ra dọn dẹp hết những phần việc còn lại. Liếc nhìn chiếc chạn, thố cà muối vơi đi một nửa, như vậy các người chỉ ăn cà với cơm nhão. Nhớ kỳ này cô Thu đã không kịp mua cho lọ mắm tôm như mọi khi. Mắm tôm chưng là món dễ ăn nhất, nhưng tôi chợt nghĩ, cô Thu cũng đang quằn quại với mấy đứa con nhỏ, chồng còn nằm trong Chí Hòa, những cảnh sống, trong xã hội dưới chế độ này, chẳng nên ai trách buồn ai. Mẹ tôi đang dò dẫm ra bàn uống nước, tôi đưa người trở lại giường, để người ngồi.
Mẹ tôi đang định tụt dép, để cho cả hai chân lên giường. Không thể chờ được nữa, tôi định tối nay sau khi ăn cơm tối xong, tôi sẽ biến hóa giấc mơ ngày ấy, ở trong tù thành hiện thực. Tôi đã tiến đến cầm đôi tay cao qúy của mẹ tôi, lật ngửa để trên hai đầu gối của người. Tôi nhẹ quỳ xuống nền, rồi gục đầu, mũi tôi hà, hít mãi cái hơi thương nhớ, ngọt ngào, ruột thịt. Bàn tay mớm cơm, đút cháo nâng niu, ẵm bế tôi, ngay khi tôi mới lọt lòng ra chào đời. Tôi đang được hưởng ân sủng của người, tôi đang sướng vui nhưng sao nước mắt của tôi lại trào ra làm ướt cả tay mẹ. Để rồi mẹ tôi đã rút một tay ra, xoa đầu của tôi, lo lắng hỏi:
- Làm sao mà con khóc"
Dù trái tim của tôi đang bị dúm dó, vặn vò do những cái vòi của con Hồng Tuộc. Từ ngàn xưa biển cả có giống Bạch Tuộc, hay gọi là qủy trắng. Nó có hàng trăm cái vòi, chuyên hút máu loài hải sản. Thế kỷ 20, thế giới mới sản sinh ra một giống Hồng Tuộc "qủy đỏ". Nó ác độc và thâm hiểm, gấp nghìn lần hơn Bach Tuộc. Giống Hồng Tuộc có hàng triệu cái vòi vô hình để, chuyên hút máu người dân.
Mẹ tôi làm sao nhìn được, trái tim đang rỉ máu của tôi, nên người cười. Ôi! nụ cười! Nụ cười độc nhất từ ngày tôi gặp lại người. Tiếc rằng mắt mẹ tôi đã lòa, với nụ cười ấy, nếu mắt người còn, hẳn sẽ long lanh như những hạt kim cương, môi người vẫn còn cười như hoa nở mùa Xuân, người nói thong thả:
- Nghe mẹ! Con hãy lấy vợ đi!
Một câu nói làm thay đổi cuộc đời của tôi. Bất chợt, làm cho tôi bàng hoàng, nhưng để làm vui lòng mẹ, không còn nhìn được tôi, tôi đã nói như khẳng định:
- Con sẽ làm theo lời của mẹ!
Bẩy giờ tối, tôi mang cả lá đơn theo, để trình diện CA khu vực, cô CA Ngọc Anh sau khi ký vào sổ trình diện hàng ngày của tôi; cô nhắc tôi thứ Bẩy này nhớ đi lao động XHCN. Tôi rút lá đơn "xin đi tù " nhờ cô thông qua, rồi ký vào. Cô đọc xong, quay lại, mở to mắt nhìn tôi, cô nhìn tôi như một người, cô chưa hề gặp lần nào. Cô không hỏi han gì cả, cô ký vào rồi đưa lại cho tôi. Thái độ của cô hôm nay, cũng bần thần khác thường.
Sáng hôm sau, trước khi vào tổ mành trúc, tôi đưa lá đơn vào phường. Tên Trung úy Mậu, mặt vênh vênh chuẩn bị ra oai, y tưởng tôi đưa nộp tờ kiểm điểm. Y cắm cúi đọc, tôi có cảm tưởng cái khí thế giương oai khi nãy, như đang xì dần ra phía dưới hậu môn của y. Y ngửng lên nhìn tôi, mắt y thu nhỏ lại, như con cua rốc bất chợt, gặp con ếch "cồ". Y lại cúi xuống đọc lần nữa, y nhìn tôi như không tin chính là tôi. Y nói dịu dàng như nói với người anh, hay người bạn, của y:
- Sao anh lại có ý nghĩ lạ lùng thế" Anh không nên giận ông bà cụ, ông bà cụ già rồi sẽ chết!


Trong bụng của tôi đang nghĩ: "Tôi kính yêu thầy mẹ của tôi như trời biển ấy chứ! Tôi chỉ thù ghét con Hồng Tuộc mà thôi!" Tuy vậy, tôi vẫn nghiêm mặt, nói rành mạch:
- Tôi nhờ ông ký rồi chuyển lên, theo hệ thống cơ quan, tôi đã ghi.
Hôm nay sao y lại có vẻ ân cần, lịch sự như thế" Khi tôi cúi đầu chào y để sang tổ mành trúc, y còn đứng dậy đi ra theo đến cửa, cứ như đưa tiễn một người bạn, đến nhà y chơi.
Sáng thứ Bẩy LĐXHCN cũng như mọi khi, cả năm người chúng tôi, phải quét dọn chung quanh khu chợ Nam Hòa và cả mấy con đường ngang cái cổng, trước chợ. Ngoài những đống rác rưởi hôi thối, lại có mấy cái cuộn băng vệ sinh của phụ nữ, còn bê bết máu, đỏ lòm, ruồi nhặng bâu đầy. Có một ổ băng quấn, vướng chặt vào mấy song sắt của lỗ cống, máu trên băng đã thẫm đen, không một anh nào chịu cho tay vào kéo băng ra. Ai cũng rụt cổ, lắc đầu trước những con mắt của bà con đi chợ.
Các anh đều chung ý kiến, thà bốc đất cát, hay khuân vác nặng nhọc, các anh không nề hà, nhưng cái này, đều giừa cho nhau. Đã mấy anh dùng cào, que, gậy chọc nhưng cái băng cứ quấn chặt. Cô ả Ngọc Anh, đã thấy rõ từ đầu, dù ả đứng từ xa hàng chục mét.
Tôi liên tưởng đến giai đoạn tôi ở xà- lim "án chém" Hỏa Lò, để chống muỗi của cả khu 14 buồng xà - lim bâu vào cắn tôi. Các buồng khác ai cũng có thân nhân nên có màn cá nhân. Tôi từ Sài Gòn ra, đất nước chia đôi, nên chả có gia đình thân nhân. Để khắc phục cái khó khăn này, tôi đã có sáng kiến, kết hợp với sự kiên trì công sức của mình, để có kim, có chỉ và những mảnh giẻ chùi trong nhà cầu, Xà - Lim I dành cho cán bộ. Vì là nơi sâu kín, nên đa số là cán bộ phụ nữ hay đi vào, vì thế trong thùng giấy, giẻ chùi, ngoài cứt đái, còn có những băng vệ sinh của các bà.
Tôi không có tiếp tế nên làm sao có xà phòng! Dù cứt hay máu, chỉ tranh thủ cho vào vòi nước vò vội, lén giắt vào cạp quần mang về, buồng của mình (rửa ráy, cọ bô trong 5 phút). Vì sự sống và chết, làm sao tin có ngày về! Ý niệm bẩn hay sạch đã gạt ra ngoài, để có những cái túi chui đầu vào chống muỗi, túi tay, túi chân ban đêm trong sáu năm dài.
Vậy hôm nay, tôi làm hay không làm, chứ tôi còn ra vẻ kiêng bẩn, sạch, mỗi khi cuộc sống bắt buộc, phải đối diện, là giả dối. Vì thế, cho tới bây giờ, tôi vẫn thường đùa bỡn với bạn bè" Tôi là loại người, từ trong bãi rác đi ra, chứ chẳng cao sang gì! Thấy anh em ngại ngần, lúng túng, tôi đã dùng tay giải quyết dễ dàng, nhanh gọn. Không có gì sạch bằng nước và xà phòng!
Đêm hôm qua, ý tưởng lấy vợ cứ vấn vít lòng của tôi mãi. Chỉ vì cuộc sống "du" vào một hoàn cảnh cùng cực, tiền không có, bố mẹ mù lòa, già yếu, thân thì bị o - ép ràng bố đêm ngày, nên chẳng bao giờ tôi nghĩ tới. Huống chi, trong cái thế này, trước sau tôi cũng phải ra đi, dù có phải chết cũng sẽ ra đi! Điều làm cho lòng tôi vơi đầy, như nước thủy triều là bố mẹ già của tôi, bao nhiêu giằng co, ngắc ngư, lưỡng lự. Đành rằng đã hai mươi năm bỏ, cha mẹ ra đi biền biệt, nhưng khi ấy còn em trai, em gái, bố mẹ còn trẻ.
Hơn nữa, trước mắt, tôi vừa làm lá đơn xin trở lại nhà tù và đã nộp, hãy chờ con đường định mệnh của mình, ít ngày nữa rồi sẽ tính. Tối hôm qua sinh hoạt tổ của khu phố tại nhà ông Trùm Lộc, như mọi khi sau khi tôi đọc báo (Nhân Dân) xong. Bà con chuyện trò, nghe tôi phàn nàn làm ở tổ mành trúc, hơn sáu tháng mà không có một đồng tiền lương nào, mà gạo cũng không. Họ mách tôi, sao không đi xin làm mộc ở các tổ mộc Phường, Quận, khi tôi có nghề mộc khá"
Ngày hôm sau tôi ra Phường gặp tên Mậu, "đề bạt" ý kiến với y, lần này y lại mềm mỏng chuyện trò với tôi. Y tỏ ra rất thông cảm với hoàn cảnh sống, của tôi. Y đã khuyến khích tôi, đi tìm những cơ sở làm mộc ở quanh vùng. Tôi cũng thăm dò y xem là tôi đã sắp được chấp nhận, trở lại nhà tù chưa" Y cho biết lá đơn của tôi đã lên Quận rồi, được chấp nhận hay không phải hàng tuần, hàng tháng, trước mắt hãy đi tìm một công việc mà làm, rồi chờ. Sau mấy ngày dọ dẫm, tìm tòi tôi đã được một tổ mộc thu nhận.
Tổ mộc Thành Công ở bên Chi Lăng Gia Định, do ông Huỳnh trên 50 tuổi làm tổ trưởng. Đặc biệt, ông Huỳnh có bàn tay phải bị ba ngón cụt: ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út. Bàn tay chỉ còn ngón cái và ngón trỏ, nhìn ông ta cầm bút như cái càng của con cua bể, đang cắp một con giun đất. Ông ta đã từng là một tổ trưởng, một tổ đặc công nội thành hàng chục năm, trước đây.
Tổ mộc Thành Công, thường nhận hàng gia công của các cơ quan như: giường, bàn, tủ, ghế. Ông Huỳnh có một chiếc Mobylette cũ, chuyên chạy đi quan hệ, giao thiệp các nơi, tổ có chừng gần mười người thợ ở các khâu. Tôi nhận mức khoán đóng bàn, làm việc nếu chịu khó năng nổ lao động thì đủ ăn, và còn có điếu thuốc phì phèo. Tên Trung úy Mậu ở phường, yêu cầu tôi phải có giấy ký nhận hàng ngày, làm ở tổ mộc. Và cứ 7 giờ tối, phải trình diện công an khu vực mỗi ngày, như mọi khi.
Từ đấy, tôi cứ sáng đi, chiều về, có một việc mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn còn thấy lòng nở hoa. Làm việc ở tổ mộc Thành Công được hơn một tuần, hôm ấy tôi lĩnh lương được hơn ba chục bạc, những đồng tiền đầu tiên tôi kiếm được, sau khi ra tù. Đạp xe về qua một bà hàng bán trứng vịt lộn, để thầy mẹ tôi và tôi đều được thưởng thức, được hưởng cái đồng tiền đầu tiên này, tôi quyết định mua ba qủa trứng vịt lộn, có đủ muối tiêu và rau răm.
Trên đường đạp xe về nhà, tay ôm túi giấy gói ba qủa trứng còn nóng hổi, tôi có cảm tưởng như ôm niềm vui, niềm hưng phấn của thầy mẹ tôi, và của tôi trộn lẫn. Chiếc xe đạp của tôi, như nó cũng vui lây với tôi, nó chạy, nó đi một cách "phởn phơ" như muốn nhẩy cẫng lên ở ngoài đường. Khí hậu của Sài Gòn chiều tàn, cũng thật mát dịu. Lạ lùng là ngay tiếng chiếc chìa khóa mở cửa nhà, hôm nay nghe nó cũng ngọt ngào khác thường.
Thầy mẹ tôi vẫn còn nằm yên trong màn, các người không biết rằng, hôm nay con trai của các người đã kiếm được đồng tiền đầu tiên sau gần hai mươi năm bị tàn phế, bị cái vòi của con Hồng Tuộc, nó cuốn chặt cổ và hút máu ở tim. Cũng như mọi ngày, tôi nhẹ nhàng dọn cơm nước chuẩn bị sẵn sàng ra bàn, tôi khe khẽ đỡ thầy tôi dậy để chuẩn bị ăn cơm, tôi lại vào đỡ mẹ tôi dậy. Tôi phải công nhận, hình như mẹ tôi có một cái linh cảm đặc biệt, mặt của người hôm nay thật tươi, người hỏi tôi:
- Hôm nay có cái gì, làm con vui thế"
Tôi quay lại nhìn kỹ, vào hai hố mắt sâu của mẹ tôi, cứ như mẹ tôi nhìn thấy nét vui của tôi thể hiện ra mặt, vẫn là đôi mắt nhắm nghiền, hõm sâu vào. Tôi đã định nói, nhưng tôi đã kìm lại, nuốt xuống. Tôi muốn để các người ăn cơm xong rồi, mới thưa cái nguồn vui đó với các người. Cơm hôm nay ngoài món mắm tôm chưng cố hữu, còn có rau muống luộc tôi đã mua từ hôm qua.
Tôi đợi thầy mẹ tôi vừa bỏ bát đũa xuống, từ lúc về tôi đã vùi gói giấy ciment có ba qủa trứng vào tro nóng, để nó duy trì cái ấm êm cho thầy mẹ tôi và tôi sắp tận hưởng. Tôi để nhẹ một tay lên vai mẹ tôi, và trang trọng:
- Thưa thầy mẹ, hôm nay con muốn thầy mẹ cùng hưởng với con cái đồng tiền đầu tiên, con kiếm được sau khi tù về.
Thầy tôi vồ vập hỏi:
- Con kiếm được...… ở đâu"
Tôi hiểu thầy tôi không tỉnh táo hoàn toàn, nhưng tôi vẫn thưa rõ ràng:
- Con đi làm ở tổ mộc, bên Gia Định, tuần đầu con lĩnh lương!
Mẹ tôi thì hiểu, nên mẹ tôi ngửng mặt lên cười, kỳ này mẹ tôi lại hay cười, đó là nguồn vui chính, lớn lao của tôi. Chắc tâm tư của người đã chuyển đổi tư duy, cách nhìn. Tôi nhớ đến một ý của Trần Trung Đạo. Tôi xin đổi hai chữ "thiên thu": Đổi cả ngàn năm... tiếng mẹ cười! Tôi chạy lẹ xuống bếp lấy gói trứng lên, tôi lấy một qủa lau sạch sẽ, với cái thìa con đưa cho thầy tôi. Tay thầy tôi run rẩy cầm lấy, tôi biết thầy tôi sẽ tự ăn được. Phần mẹ, tôi lấy một qủa, tôi phải đập một đầu qủa trứng rồi bóc ra đưa cho mẹ tôi húp, mùi trứng thơm lừng căn buồng, nước trứng nóng hôi hổi.
Thầy mẹ tôi, xì xụp húp, tôi nghe cả thầy mẹ tôi đều hừ... hừ khi các người nuốt cái nước thơm ngọt ấy xuống dạ dầy. Phần tôi từ ngày về tù, tuy đã có mấy lần được các cô chú ấy cho ăn bồi dưỡng, nhưng người tôi vẫn thấy thiếu đói. Vì thế, khi tôi phục dịch thầy mẹ tôi, tôi nghe rõ trong bụng tôi nó đòi, nó kêu ọ.... ọ... ọ... liên hồi. Nhưng tôi đã ra lệnh cho chúng.... "Hãy yên lặng, phải biết điều! Tao là chủ nhân chúng bay, nhưng tao còn phải phụng dưỡng thầy mẹ tao đã! Hãy nằm yên!" Chúng nó đã nghe lời tôi răm rắp!
Bây giờ, tôi mới ra lệnh cho chúng há hết cả miệng ra! Và tôi bắt đầu húp, bắt đầu rót cái nước tuyệt vời, xuống từng cái miệng bé xíu của chúng, tôi nghe rõ chúng đồng loạt kêu: Trời ơi! Sướng! sướng quá!
 Biết chúng nó sướng lắm, vì chính tôi là chủ của chúng cũng đang sướng "rủn" hết người ra đây này. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.