Hôm nay,  

Csvn Mua Phi Cơ, Tàu Lặn

02/01/201000:00:00(Xem: 6752)

CSVN Mua Phi Cơ, Tàu Lặn

Vi Anh
Rất nhiều dư luận báo chí về  việc VNCS mua máy bay, tàu lặn "hiện đại" của Nga. Thủ Tướng VNCS đi Nga. Tin của thông tấn Nga Ria Novosti, VN đã mua 8 chiếc phản lực cơ  loại tiêm kích Sukhoi SU 30MK2, dự đỊnh mua thêm 12 chiếc nữa. Tin cũng của Nga từ hãng tin Interfax, VN đã mua 6 chiếc tiềm thủy đỉnh loại Kilo, chạy bằng động cơ diesel, loại chạy êm nhất thế giới, chuyên chống chiến hạm và chống tàu ngầm tại những vùng biển nông.  Sơ sơ mất ngót trên 3 tỷ Đô la.
Chưa hết đâu, tin AFP của Pháp, Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc Phòng của VNCS  đi Mỹ và Pháp. Sau chuyến công du Mỹ và đã có cuộc hội đàm với bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, Ong bay sang Pháp, bàn bạc "chương trình mua bán máy bay trực thăng, máy bay vận tải và một số loại trang thiết bị khác thuộc lĩnh vực công nghệ quốc phòng." Bộ trưởng hai nước Pháp và Việt đã ký thỏa thuận về hợp tác quốc phòng Pháp - Việt.
Theo giới phân tích Tây Phương duy lý, Hà nội buộc phải đầu tư, mua các thiết bị quân sự hiện đại để đối phó với những âm mưu bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông.
Nhưng không thể loại bỏ lối suy nghĩ, hành động mắc nghéo của người Đông Phương như trong truyện Tàu Tam Quốc Chí. Vấn đề đặt ra, là liệu việc mua sắm vũ khí hàng tỷ Đô la đó có phải là cách Đảng CSVN "đánh gió", dùng  "hư chiêu" để giảm sự bất mãn  của dân chúng VN đối với Đảng Nhà Nước  bị dân xem là nhu nhược, mãi quốc cầu vinh và để giảm bớt áp lực của Quân Đội Nhân Dân bị Đảng Nhà Nước bó tay bất động khiến người dân chê Quân Đội một thời được phong là "anh hùng" nay thành "anh hèn" trong nhiệm vụ bảo vệ bờ cõi nước non.
Tin đài RFA của Mỹ ngày 22.12.2009, báo Tuổi Trẻ số phát hành lớn nhứt  ở VN cho biết  VN sẽ "tìm mọi cách để giải quyết vấn đề biển Đông", qua lời tuyên bố của Đại tướng Lê Văn Dũng, Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân nhơn  kỷ niệm  65 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân VN. Thách thức lớn hiện nay của quân đội VN là "xây dựng quân đội chính quy, có trình độ hiện đại...", không phải cho mục tiêu chiến tranh mà "để đánh bại quân xâm lược, để bảo vệ tổ quốc". Khi đề cập tới vấn đề biển Đông có liên quan VN và Trung Quốc, tướng Lê Văn Dũng cho biết phía VN "tìm mọi cách để giải quyết", và trong thời gian sắp tới, hai bên "cùng bàn bạc, đàm phán, phân định biên giới trên biển".
Tin phân tích đài BBC của Anh ngày 23-12-2009, Diễn đàn Trung Hoa võng (China.com) ở Trung Cộng ngày 11/12/2009. Rằng "Việt Nam điều chỉnh gấp chính sách - chuẩn bị dùng vũ lực chiếm Nam Hải. Bài viết trên báo điện tử này liệt kê những chuẩn bị của VN: công bố Sách Trắng quốc phòng, trong đó nêu bật trọng tâm vấn đề chủ quyền ở Nam Hải; thông qua Luật dân quân tự vệ, quy định 86 triệu dân toàn quốc, nam từ 18-45 tuổi, nữ từ 18-40 tuổi phải tham gia nghĩa vụ dân quân;  vùng 2 hải quân Việt Nam và 7 tỉnh thành phía Nam ký hiệp ước bảo vệ biển đảo và khu vực phụ cận Nam Sa; truyền thông Việt Nam gần đây cho biết, Việt Nam đã động viên toàn dân tham gia xây dựng quốc phòng, phát huy tính tích cực của vùng biển rộng lớn đặc biệt là của dân chúng vùng phụ cận Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa); VN mua của Nga 12 chiếc SU-30MK2 và 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo, xây sân bay ở Nam Sa và bố trí thêm 1 trung đoàn tăng cường, đồng thời điều 4 binh đoàn chiến lược tới biên giới Trung-Việt. Bài báo còn nhận định nhân dân Việt Nam, kinh qua mấy chục năm chiến tranh, là "một lực lượng không thể xem thường". Trong thời gian ngắn VN có thể động viên được 40 triệu dân quân và nhân viên dự bị chiến đấu, đồng thời có thể tổ chức được 1 triệu bộ đội tác chiến chính quy và 500 nghìn quân dã chiến. VN luôn theo đường lối quốc phòng toàn dân. Các đảo ở Nam Hải  của TQ, đối với TQ "dễ công, khó giữ". VN được địa lợi có thể liên tục quấy rối "quân ta". Bài báo này chủ trương TQ "chỉ có tiến hành cuộc chiến tranh đồng thời trên cả đất liền và trên biển, thì mới có thể chiếm giữ vĩnh viễn toàn bộ Nam Hải và khống chế được Việt Nam."


Khi có Chiến tranh Việt Hoa trên Biển Đông,  bài báo này quan niệm "Thương lái chiến tranh sẽ dây máu ăn phần". "Mỹ, Ấn Độ, thậm chí Nga đều ngầm ủng hộ VN phát động chiến tranh trên Nam Hải. Và một số nước phương Tây như Anh, Pháp cũng muốn được chia phần ở Nam Hải." "Thậm chí, Việt Nam và Mỹ còn câu kết với nhau, mỗi nước dựa vào nhu cầu của mình mà tuyên chiến với Trung Quốc." "Trung Quốc đã ở vào ranh giới chiến tranh, đánh hay không đánh đều có khả năng. Vấn đề là đã lâu Trung Quốc không có chiến tranh. "Kết luận trên trang mạng bán chính thức của Trung Quốc là: "Việt Nam điều chỉnh gấp chính sách, Trung Quốc phải đối phó".
Báo Thái Lan lo việc Việt Nam  mua thêm nhiều vũ khí và trang thiết bị quốc phòng, nhất là tàu ngầm và chiến đấu cơ hiện đại từ Nga, có thể kích dộng cuộc chạy đua võ trang trong vùng của khối ASEAN. Báo tiếng Anh Bangkok Post xã luận kêu gọi VN tựa đề "Hãy  nghĩ lại việc tăng cường  vũ khí (Rethink this arms buildup)". Than phiền vì muốn nhấn mạnh chủ quyền ở các vùng biển và hải đảo đang tranh chấp. Báo này nhận định VN "Không có lý do gì cho Việt Nam bắt đầu một chương trình tái vũ trang, cả về mặt kinh tế lẫn chính trị."
Hãng thông tấn của Pháp AFP (Agence France-Presse), trong bài bình luận phát đi từ Hà Nội, nhận xét các hợp đồng này là nhằm "củng cố tuyên bố chủ quyền chống lại Trung Quốc trong vùng Biển Đông". Trích dẫn ý kiến của nhiều nhà phân tích nói rằng, phần lớn trang thiết bị quốc phòng của Việt Nam đã quá cũ kỹ nên nước này quyết định bỏ ra ngân sách lớn để phát triển hạm đội ngầm của mình, trong khi quan ngại gia tăng về căng thẳng với nước láng giềng khổng lồ trong khu vực có Hoàng Sa và Trường Sa.
Tờ nhật báo tiếng Anh có uy tín nhận xét: "Với việc mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, Việt Nam còn kiến thiết quan hệ quân sự mới với Moscow, đồng minh chính thời kỳ Chiến tranh lạnh".
Chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc phòng của Việt Nam cũng được thể hiện trong kế hoạch hình thành quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, quốc gia đang tăng cường hiện diện hải quân tại Biển Đông.
Tướng Xu của TC cho rằng cạnh tranh ở đâu cũng có, nhưng không nên thổi phồng tầm mức cạnh tranh. "Hải quân Trung Quốc đang được hiện đại hóa nhanh chóng. Các nước láng giềng không đe dọa được chúng tôi."
Cuối cùng có lẽ lấy kinh nghiệm chống CS ở VN ra để suy đoán, thì hợp tình hợp lý VN hơn. "Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm". Hiện tình cho thấy thời gian đang đứng về phía TC. Đất, biển, đảo của VN, TC đã chiếm được nhiều rồi. TC quanh co, âm thầm gậm nhấm, đâu cần phải đánh đấm VN làm chi cho quốc tế nhảy vào. Cứ nhờ "sinh tử phù" của TC đã cấy vào một số lãnh đạo chóp bu của CS Hà nội thân TC phát tác để gậm nhấm thêm nữa. Còn CS Hà nội thành phần thân Tây Phương cố gắng âm thầm năn nỉ ỉ ôi TC để cái gì mất cho mất luôn, cái gì còn rán giữ để dân chúng VN bớt bất mãn hầu tiếp tực cầm quyền "thu vén cuối đời". Những việc mua máy bay, tàu lặn, lăn xăn lít xít đi Nga, đi Mỹ, đi Pháp có giá trị "đánh gió, hư chiêu" trên phương diện công luận còn trên phương diện riêng tư có thể kiếm chát tiền cò khi hợp đồng mua bán và hưởng lạc khi công du nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.