Hôm nay,  

Sức Mạnh Của Chính Nghĩa

21/03/200500:00:00(Xem: 5717)
LTS: Trong những năm cuối của thế kỷ 20, và đầu thế kỷ 21, CSVN đã tận dụng tối đa sức mạnh tiền của, thế lực ngoại giao, cùng mạng lưới nằm vùng, và một số trí thức, chính trị gia thân cộng tại Úc, bí mật vận động thực hiện hàng loạt những âm mưu nhằm bất ngờ đưa chương trình tuyên truyền VTV-4 của CSVN vô đài truyền hình SBS. Sau nhiều năm tháng âm thầm cấu kết, bí mật hoạt động, cuối cùng, vào đầu tháng 10/2003, đài SBS đột ngột cho công bố quyết định, bắt đầu chiếu chương trình VTV-4 của CSVN kể từ ngày 6/10/2003. Quyết định này đã được Ban Giám Đốc SBS công bố mà không hề tham khảo với Ban Chấp Hành CĐNVTD/UC, mặc dù trước đó, Ban Giám Đốc SBS đã hứa sẽ thực hiện điều này trên giấy trắng mực đen. Sau đó, trong thời gian hai tháng đấu tranh làm rung chuyển cả thế giới, với sự lãnh đạo tài tình của BCHCĐNVTD /UC, với sự đoàn kết chặt chẽ của người Việt tự do tại Úc, cùng sự hậu thuẫn vô cùng to lớn của chính giới Úc, truyền thông báo chí Úc, nghiệp đoàn Úc,... cuối cùng, cộng đồng người Việt tự do tại Úc đã chiến thắng, và chương trình tuyên truyền VTV-4 của CSVN đã bị ban giám đốc SBS phải quyết định khâm liệm vĩnh viễn. Chiến thắng VTV-4 là một chiến thắng lịch sử, có tầm vóc quốc tế trên nhiều phương diện, mà cho đến nay, vì nhiều lý do, chúng ta vẫn chưa khai thác đầy đủ, nên nhiều âm mưu của CS vẫn chưa thể phanh phui; nhiều yếu tố bí mật dẫn tới chiến thắng vẫn chưa được đưa ra ánh sáng, nhiều bài học đấu tranh quan trọng vẫn chưa được rút tỉa... Để qúy độc giả có thể phần nào hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng lịch sử VTV-4 cách đây hơn một năm, sau đây SGT trân xin trọng giới thiệu tiếp bài viết "Sức Mạnh Chính Nghĩa" của BS Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ tịch CĐNVTD/LBUC, trích từ cuốn "Sức Mạnh Đấu Tranh" do CĐNVTD/UC xuất bản, và hiện được bán tại các tiểu bang và lãnh thổ trên toàn nước Úc.

* * *

(Tiếp theo...)

Câu trả lời của ông Evatt làm tôi vừa xúc động, vừa buồn cười, vì việc trông coi an ninh cho một cuộc biểu tình nhiều ngàn người dĩ nhiên không phải là việc dễ dàng và chắc chắn mang lại nhiều lo âu cho người chịu trách nhiệm, thế mà ông ta lại vui vẻ mời CĐ trở lại biểu tình bất cứ lúc nào!
Sau hơn nửa giờ đồng hồ hội ý với các vị Chủ tịch các CĐ Liên bang và các tiểu bang khác tại quán cà phê cạnh bên SBS về những gì cần làm để sửa soạn cho cuộc gặp gỡ với CAC, khi xong thì đồng hương đã về hết. Tôi đang lội bộ ra ga St Leonards đón xe lửa về lại Cabramatta lấy xe thì nghe tiếng người gọi rối rít. Thì ra đó là chị Bảo Khánh và anh Đoàn Kim, đang ngồi trên chuyến xe bus chót chở đồng hương vừa chuyển bánh.
Tôi leo lên xe, gieo mình xuống chiếc ghế, người mệt rời rã vì từ sáng chẳng có gì vào bụng ngoài một ly cà phê, và cũng vì đầu óc ở trong tình trạng thường xuyên căng thẳng trong mấy ngày vừa qua. Những đồng hương ngồi gần đó ríu rít hỏi chuyện tôi, ai cũng phấn khởi, bày tỏ lòng quyết tâm tranh đấu của mình. Một bác gái lớn tuổi đưa cho tôi một khúc bánh mì bắt tôi phải cầm và nói: "Bác sĩ phải ráng ăn uống đàng hoàng đặng giữ sức khỏe để còn lo đấu tranh cho đến khi mình thắng...". Một chị khác đưa cho tôi một trái quít đã lột vỏ, ép tôi "...ăn đi để mà lấy sức, nữa còn hô hào bà con...". Tôi cảm động đến ứa nước mắt trước sự yêu thương và săn sóc của đồng bào và tự nhủ sẽ cố gắng hết sức để khỏi phụ lòng tin cậy của mọi người.
Tinh thần trách nhiệm của CĐ người Việt trong cuộc biểu tình hôm ấy đã có tác dụng thuyết phục rất lớn đối với cộng đồng Úc nói chung. Ngày hôm sau, các tờ báo lớn như Sydney Morning Herald, The Australian, Daily Telegraph và nhiều tờ báo địa phương đã đăng phóng sự kèm theo hình ảnh của cuộc biểu tình. Nhiều Dân biểu, Nghị sĩ đã gửi email hay gọi điện thoại cho chúng tôi, tỏ lời khen ngợi và chúc mừng CĐ. Ngay ngày hôm sau, Tổng Trưởng Bộ Đa Văn Hóa và Sắc Tộc Sự Vụ ông Gary Hardgrave đã ra một Thông Cáo Báo Chí ca ngợi tinh thần trật tự và ý thức công dân cao của CĐ người Việt. Đây là một điểm son cho CĐ mà tôi rất hãnh diện.
Một sự kiện lý thú cũng cần phải được nói lên ở đây. Đó là một phóng sự về tình trạng bóp nghẹt nhân quyền ở Việt Nam mang tên "Daring to speak out" (Dám nói lên sự thật) do phóng viên Evans Williams của chương trình Foreign Correspondent thuộc đài truyền hình ABC thực hiện từ mấy tháng trước, và đã được dự định chiếu trên đài số 2 trên toàn quốc vào ngày Thứ Ba 21/10. Thế nhưng khi biết về cuộc tranh đấu chống VTV4 của CĐ người Việt và về cuộc biểu tình của chúng ta, Foreign Correspondent đã quyết định dời ngày chiếu lại một tuần cho trùng hợp với ngày biểu tình 28/10, và điều này đã được các cơ quan truyền thông Việt ngữ quảng bá rộng rãi đến đồng bào. Vì vậy mà sau khi đi biểu tình về ngay tối hôm đó, người Việt đã được xem phóng sự rất công phu và lý thú đó trên đài số 2, trong đó thực trạng nhân quyền thê thảm ở VN được lột tả rõ rệt qua những cuộc phỏng vấn với nhiều người, như vợ BS Phạm Hồng Sơn, nhà văn Dương Thu Hương và một người hoạt động chống Cộng bí mật ngay giữa lòng thành phố Hà Nội. Một số quan chức chế độ CSVN cũng được phỏng vấn, và những câu trả lời dối trá trắng trợn của họ đã khiến người xem hiểu rõ được sự trơ trẽn vô liêm sỉ của chế độ. Phóng sự này được kết thúc bằng một thông báo ngắn về cuộc biểu tình buổi sáng hôm đó của người Việt chống chương trình Thời Sự tuyên truyền của CSVN trên SBS-TV. Sự kiện này cũng làm tăng sự chú ý của công chúng Úc đối với cuộc tranh đấu của CĐ người Việt, và một cách gián tiếp, ngầm đồng thuận với sự chống đối của người Việt tại Úc Châu đối với việc SBS-TV giúp tuyên truyền cho một chế độ tàn bạo như CSVN.
Cũng trong ngày Thứ Ba 28/10, tại Nam Úc là một tiểu bang có số người Việt cư ngụ không đông đảo như ở Victoria hay NSW, nhưng Ban Chấp Hành CĐNVTD tại đó cũng đã tổ chức một cuộc biểu tình qui tụ nhiều trăm đồng hương để phản đối SBS-TV ở trước Quốc Hội tiểu bang, với sự tham gia của nhiều chính khách địa phương.

Vận động, vận động và vận động...

Sau cuộc biểu tình, tôi đã soạn một Tâm Thư số 2 phổ biến rộng rãi trên các đài radio và các báo Việt ngữ để khích động đồng bào và nhắc nhở mọi người phải giữ vững khí thế đấu tranh, vì đã có những dấu hiệu chứng tỏ một số đã bắt đầu lơ là, nhụt bớt nhuệ khí tranh đấu, thí dụ như số lượng emails gửi vào noVCnews đã có phần sụt giảm.
Qua anh Nguyễn Đình Hùng, hiện làm việc cho Công Đoàn nhưng trước đây đã từng làm Điều Hợp Viên cho Văn Phòng CĐNVTD/NSW, tôi đã tiếp xúc với Tổng Liên Đoàn Lao Công NSW (NSW Labour Council) để vận động với họ cho tôi cơ hội trình bày trước Đại Hội sắp tới của họ về cuộc tranh đấu của CĐ người Việt chống việc chiếu tin tức tuyên truyền cho VC trên SBS-TV. Chiều ngày 30/10 tôi đến trụ sở của họ ở City trên đường Sussex St và trước một cử tọa trên 100 người gồm đại diện của tất cả các tổ chức nghiệp đoàn tại NSW, trình bày trong 10 phút những lý do tại sao CĐ người Việt chống việc chiếu VTV4. Cử tọa đã vỗ tay nhiệt liệt tán thưởng lập trường của CĐNVTD và bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc tranh đấu của chúng ta, trong đó Công Đoàn May Mặc là nhiệt tình hơn cả.
Một vài tuần sau đó, chính ông Barry Tubner, Chủ tịch của Công Đoàn này đã dàn xếp cho tôi đến gặp ông Chistopher Warren Tổng Thư Ký LB của Công Đoàn Truyền Thông, Giải Trí và Nghệ Thuật (MEAA) Úc châu, đồng thời cũng là Chủ tịch của Liên Đoàn Ký Giả Quốc Tế để trình bày vấn đề. Mặc dù cuộc gặp gỡ này không đưa đến kết quả cụ thể nào, nhưng tôi cũng hài lòng vì đây là bước đầu trong việc tạo mối dây liên lạc để CĐ vận động sự ủng hộ của họ sau này nếu cần thiết.
Vào ngày 03/11, tại Thượng Viện Quốc Hội Liên bang ở Canberra, Ủy Ban Chuẩn Chi Ngân Sách về Truyền Thông đã có một phiên họp với Ban Giám Đốc SBS, có sự tham dự của Tổng Giám Đốc Nigel Milan. Trong phiên họp này, các Thượng Nghị Sĩ thuộc Ủy Ban, đặc biệt là các ông Santo Santoro và Tsebin Tchen thuộc đảng Tự Do và ông Stephen Conroy thuộc đảng Lao Động, đã thay phiên nhau gay gắt chất vấn và chỉ trích SBS-TV về việc chiếu VTV4. Ông Milan đã tỏ ra rất lúng túng trong hơn một tiếng đồng hồ bị các TNS hạch hỏi, và có nhiều câu ông ta đã ấp úng không trả lời được, chỉ tìm cách nói quanh co hay hẹn sẽ trả lời sau. Điều lý thú là chính ông ta đã xác nhận rằng tỷ lệ chống đối VTV4 trong những cú điện thoại, điện thư hay thư gửi bưu điện của người Việt mà SBS đã nhận được là 90%! Phiên họp này khiến tôi thêm phấn khởi, vì rõ ràng là cuộc tranh đấu của người Việt đã được sự yểm trợ mạnh mẽ của chính giới Úc của cả hai đảng lớn.
Tối ngày 7/11, Ban Chấp Hành CĐ/NSW đã tổ chức một buổi ăn tối tại nhà hàng Bar Luck với sự tham dự đông đủ của đại diện các cơ quan truyền thông ở NSW, để cập nhật những diễn biến mới của cuộc tranh đấu và lắng nghe những ý kiến đóng góp. Những buổi gặp gỡ như thế này rất cần thiết để tạo thông cảm giữa giới truyền thông và những người điều hành CĐ, tranh thủ được sự cộng tác giúp đỡ của báo chí và các đài phát thanh Việt ngữ trong việc phổ biến những tin tức về cuộc tranh đấu đến với đồng hương.


Trong thời gian này, chúng tôi trong Ban Chấp hành CĐ/NSW đã gặp gỡ và thảo luận với nhiều dân biểu Liên bang và Tiểu bang như Julia Irwin, Michael Hatton, Laurie Ferguson, Alan Cadman, John Brogden, Reba Meagher, Joe Tripodi... để vận động họ ủng hộ cuộc tranh đấu của CĐ người Việt.
Ở các tiểu bang khác, các anh chị em cũng hăng hái lao vào công tác ngoại vận, tiếp xúc với nhiều chính khách cả cấp LB lẫn cấp TB. Ở Victoria, anh Trung và anh Hùng đã gặp TNS Conroy, TNS Tchen, DB Tanner, DB Nicola Roxon... Ở Queensland thì BS Cường, anh Việt, chị Phượng đã tiếp xúc với Tổng Trưởng Hardgrave, TNS Boswell, TNS Santoro, DB Ripoll... Tại Nam Úc, anh Lộc và anh Hiếu đã gặp TNS Wong, Tổng Trưởng Di Trú Amanda Vanstone... Tại Tây Úc, BCH của anh Cương đã gặp DB Edwards. Tại Wollongong, chị Thủy và anh Phong đã đến gặp hai Dân biểu LB là Jenny George và Michael Organ. Kết quả của những cuộc vận động tích cực này là rất nhiều chính khách đã đăng đàn trong Quốc Hội LB và TB để tấn công SBS-TV và bày tỏ sự đồng tình với cuộc tranh đấu chính nghĩa của chúng ta.

Cuộc họp với CAC

Trong tuần lễ trước buổi họp với CAC, tôi nhận được điện thoại từ anh Nguyễn Xuân Tiếp. Anh là một nhân viên làm việc cho cơ quan STARTTS (Services for Treatment and Rehabilitation of Torture and Trauma Survivors), một cơ quan chuyên giúp đỡ và chữa trị những thương tổn tâm thần cho các nạn nhân trước đây đã từng bị hành hạ tra tấn, trong đó có nhiều người Việt là cựu quân nhân từng trải qua các nhà tù CS. Anh tỏ vẻ quan ngại vì theo anh nhận xét, trong thời gian từ lúc có VTV4 xuất hiện trên SBS-TV, con số bệnh nhân cũ người Việt bị tái phát chứng ưu uất (depression) hay lo lắng (anxiety disorder) đã tăng vọt. Anh ngỏ ý sẵn sàng ra trình bày trước phiên họp của CĐ với CAC vào tuần sau, nếu có nhu cầu. Tôi rất mừng, vì như vậy là CĐ đã có thêm một chứng cớ rõ ràng là "Thời Sự" đã tạo ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ tâm thần của một số người trong CĐ, và nhờ anh Tiếp soạn trước một số tài liệu, thống kê...vv để sửa soạn cho cuộc họp sắp tới.
Trong Phiên họp CĐ ngày Thứ Bảy 15/11 gồm đông đủ các Hội đoàn, Đoàn thể trong CĐ/NSW, tôi đã báo cáo những công tác vận động mà Ban Chấp Hành CĐ/NSW đang tiến hành. Tôi cũng trình bày với các Hội đoàn những dự định của CĐ khi đến gặp gỡ với Ủy Ban Tư Vấn CĐ (CAC) của SBS vào Thứ Hai tới. Có nhiều người đề nghị CĐ nên tổ chức gấp một cuộc biểu tình bên ngoài SBS vào ngày đó để yểm trợ cho phái đoàn CĐ đang họp với CAC bên trong. Tôi cho rằng việc này không những không cần thiết mà còn có thể tạo bất lợi, vì có thể gây cho những thành viên của CAC cảm tưởng rằng chúng ta muốn đem đám đông đến để tạo áp lực với họ, từ đó họ sẽ mất cảm tình và có thể có những kết luận không thuận lợi cho CĐ. Hơn nữa, chúng ta có chính nghĩa, và tự tin rằng có đủ lý lẽ để thuyết phục CAC, cho nên không cần thiết phải tổ chức biểu tình.
Tuy nhiên, vì có ý kiến khác lo ngại rằng bọn thân Cộng trong cộng đồng có thể tổ chức một cuộc biểu tình dăm ba chục người để ủng hộ VTV4, cộng thêm điều chúng tôi tìm hiểu được là trong ngày đó SBS cũng mời "một số người có quan điểm trái ngược với CĐ" đến điều trần trước CAC, CĐ sẽ tổ chức một nhóm Đặc Nhiệm gồm vài chục người mang sẵn trong xe cờ quốc gia, loa cầm tay..., túc trực quanh trụ sở SBS để theo dõi và nghe ngóng, sẵn sàng bung cờ loa ra làm một cuộc biểu tình tại chỗ nếu cần thiết. Anh em cũng quyết định là sẽ tổ chức một cuộc tọa kháng im lặng tương tự như thế trong ngày họp quyết định 05/12 của HĐ Quản Trị SBS.
Sáng ngày Thứ Hai 17/11 là ngày có phiên họp với CAC, tôi đến Artarmon sớm, gặp các anh em trong nhóm tham mưu để bàn thảo lần chót những gì sẽ trình bày trong phiên họp. Chúng tôi kiểm soát lại những tập tài liệu mang theo để phân phát cho 10 thành viên của CAC, gồm lá thư phản đối chính thức của CĐNVTD/UC, lá thư Peter Cavanagh viết gửi CĐ vào năm 2002, lá thư phản đối SBS-TV của FECCA, photocopies của một số bài báo và bình luận trên báo Úc. Chúng tôi cũng đem theo photocopies của một số Kháng Thư gồm hơn 15 ngàn chữ ký của đồng hương đã thu thập được chỉ trong hơn một tháng qua ở tiểu bang NSW để trao cho CAC.
Anh Khánh thuộc đài VNUC cùng các anh chị em trong nhóm Đặc Nhiệm cũng đã có mặt, ngồi rải rác trong các quán cà phê quanh khu vực. Phái đoàn CĐ gồm 12 người: từ Melbourne có anh Trung (Chủ tịch CĐ Liên bang) và anh Hùng (Chủ tịch CĐ/Victoria), anh Lộc (Chủ tịch CĐ/Nam Úc) từ Adelaide, chị Phượng (Phó Chủ tịch CĐ/Queensland) từ Brisbane, chị Thủy Chủ tịch CĐ Wollongong. Đông nhất là anh chị em ở NSW gồm tôi, anh Dũng (Phó CT Nội Vụ CĐ/NSW), BS Nguyễn Đỗ Thanh Phong (Phó CT/CĐLB), anh Phan Đông Bích, LS Nguyễn Văn Thân, chị Phạm Ánh Linh và anh Nguyễn Xuân Tiếp. Hai người vắng mặt là anh Lê Công (Chủ tịch CĐ/ACT) và anh Nguyễn Quốc Cương (Chủ tịch CĐ/Tây Úc) sẽ trình bày quan điểm của mình với CAC qua điện thoại.
Đến đúng 11 giờ, chúng tôi bước vào trong trụ sở SBS, và được một viên chức hướng dẫn đến phòng họp. Quanh chiếc bàn lớn đã có mười mấy người ngồi chờ sẵn, gồm các thành viên của CAC, Shaun Brown và Julie Eisenberg, Trưởng Ban Chính sách của SBS-TV. Bà Ayshe, Chủ tịch của CAC ngỏ lời xin lỗi vì phòng họp không có đủ chỗ ngồi cho mọi người trong phái đoàn. Sau một thời gian chờ nhân viên đi lấy thêm ghế và sắp xếp, cuộc họp mới bắt đầu, với một số thành viên của PĐ phải ngồi ở hàng ghế sau. Như thế là ngay từ đầu, chúng tôi đã không cảm thấy thoải mái, nhưng vẫn nhẫn nhịn không lên tiếng phản đối vì sợ gây ác cảm với các thành viên CAC, bất lợi cho kết luận chung cuộc.
Được mời phát biểu, tôi và anh Trung đại diện PĐCĐ trình bày tóm tắt những luận cứ giải thích tại sao CĐ người Việt lại chống đối việc chiếu "Thời Sự" trên SBS-TV, nhấn mạnh đến cuộc gặp gỡ với Ban Giám Đốc SBS từ năm 1999 và lá thư hứa sẽ tham khảo trước khi quyết định của Peter Cavanagh. Chúng tôi cũng mời anh Tiếp nêu lên hiện tượng nhiều người trong CĐ bị xáo trộn tâm thần do việc chiếu Thời Sự trên SBS-TV mang lại. Đến phần chất vấn, các thành viên của CAC hỏi một số câu hỏi về tính cách đại diện của CĐ, cách thức bầu cử các Ban Chấp Hành, hiện tình Việt Nam, có chương trình truyền hình tiếng Việt nào khác để thay thế "Thời Sự" hay không...vv. Nói chung thì một số tỏ ra có cảm tình với lập trường của CĐ người Việt, một số có vẻ soi mói, hằn học trong cách đặt câu hỏi, số đông nhất chỉ yên lặng lắng nghe, không hề phát biểu, nên không hiểu họ nghĩ gì.
Một điều ngày hôm nay mới được Shaun Brown tiết lộ là trước đây hơn hai năm, vào cuối năm 2000, Peter Cavanagh đã cho thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến (survey) khán giả gốc Việt của SBS-TV và kết luận rằng trên 60% người được thăm dò tỏ vẻ đồng ý với việc chiếu một chương trình TV từ Việt Nam. Cavanagh đã xếp các kết quả của cuộc thăm dò này vào một xó tủ, cho nên ngay cả Milan cũng không biết đến sự hiện hữu của nó, cho đến gần đây khi Cavanagh điện thoại cho Brown và chỉ chỗ cho anh này lấy bản báo cáo đó. Hỏi ra thì họ chỉ thăm dò có khoảng 300 người, và những câu hỏi trong cuộc thăm dò này rất mơ hồ, khiến đối tượng thăm dò dễ bị lầm. Thí dụ như một câu hỏi then chốt là "nếu có một chương trình TV về những hình ảnh của VN hiện tại, thì quí vị có thích xem không"" Người được hỏi rất dễ dàng trả lời là "có". Nhưng nếu đặt câu hỏi khác đi, nói rõ hơn xuất xứ của chương trình TV đó là do CSVN sản xuất, thì câu trả lời chắc chắn sẽ là "không". Chúng tôi đã dùng luận cứ này, cộng thêm sự kiện là con số người được thăm dò quá nhỏ để phản bác cái kết quả vô lý của cuộc thăm dò quái đản đó, và nói thêm rằng có lẽ đó chính là lý do mà ông Cavanagh đã xếp nó vào một xó, vì chính ông ta cũng không tin vào giá trị của một công trình nham nhở như vậy!
Sau hơn một giờ đồng hồ thảo luận, phái đoàn ra về mà không đạt được kết quả rõ ràng nào. Trở ra ngoài, chúng tôi báo cáo tóm tắt tình hình cho các anh em đã chờ đợi bên ngoài từ sáng. Anh em cũng cho biết là họ đã chú ý quan sát tất cả các xe ra vào SBS suốt từ sáng sớm, mà không thấy có người Việt nào khác (thuộc phe ủng hộ VTV4) vào SBS. Như thế, chúng tôi kết luận rằng bọn Việt gian này không dám vác mặt tới SBS vì sợ bị đồng hương nhận diện, nên chắc đã phải nói chuyện với CAC qua điện thoại trong ngày hôm đó. Ngày hôm sau, đại diện SBS đã liên lạc với CĐ để báo rằng các thành viên của CAC đã không đạt được một kết luận thống nhất về vụ chiếu VTV4, nên không đưa ra một khuyến cáo chính thức nào. Như vậy, phải chờ đến buổi họp của HĐ Quản Trị SBS vào Thứ Sáu 05/12 để bàn thảo về vụ này và đi đến quyết định sau cùng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.