Hôm nay,  

Chiến Lược Và Âm Mưu Của Trung Quốc Đối Với Việt Nam

19/03/200500:00:00(Xem: 6703)
Trong thời gian gần đây, CSVN liên tục lên tiếng xác định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, ngay cả tổ chức chuyến du lịch Trường Sa hồi tháng 4 năm ngoái để bày tỏ thái độ quyết liệt của mình. Nhưng rồi sau đó, người ta lại thấy Trung Cộng cứ lừng lững tiến hành những gì họ muốn. Hàng năm, Trung Cộng vẫn ngang nhiên cấm mọi thuyền bè lưu thông trong khu vực biển Đông kể cả vùng Trường Sa và Hoàng Sa trong vòng 2 tháng (tháng 6 và tháng 7) để chúng tập trận; mới đây chúng lại huênh hoang ngăn cấm Việt Nam khai thác các mỏ dầu trong vùng biển Đông...
Trung Quốc khảo sát địa chất trong khu vực Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 18-2, cộng sản Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau khi có tin Trung Quốc đang tiến hành một số khảo sát địa chất trong khu vực này. Trả lời báo chí hỏi về tin này, phát ngôn nhân Lê Dũng nói rằng chính phủ VN nhiều lần xác định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ đối với hai quần đảo này. Vẫn theo lời Lê Dũng, bất cứ hành động của một nước nào tại Hoàng Sa và Trường Sa mà không thông báo cho Việt Nam biết đều bị coi là vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai khu vực này. Trước đó, Tân Hoa Xã của Trung Quốc loan tin, lần đầu tiên trong lịch sử Bắc Kinh cho tiến hành khảo sát qui mô khu đảo san hô dưới vùng biển họ gọi tên là Tây Sa, tức là Hòang Sa của Việt Nam.
Trong năm 2004, Trung Quốc đã xâm phạm biển Việt Nam 1.107 lần.
Một bản tin của hãng thông tấn quốc tế Reuters tiết lộ rằng chỉ trong năm 2004, tàu của Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ít nhất là 1.107 lần. Thế mà không thấy nhà cầm quyền Hà Nội loan báo, và không có hành động nào nhằm ngăn chặn Bắc Kinh.
Trước biến cố ngày 8 tháng giêng vừa qua, lần tấn công của Trung Quốc trước đó đã xảy ra vào ngày 23/2/2004. Tin này đã được báo Tuổi Trẻ trong nước loan tải, kể lại trường hợp của ngư dân Lương Văn Sơn, cư ngụ tại xã Tam Giang huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, đang câu mực ở khu vực đông bắc đảo Cồn Cỏ (thuộc tỉnh Quảng Trị) thì bất ngờ bị một tàu Trung Quốc mang số hiệu 1213 (loại tàu Hải Quân) sơn màu xám, dài khoảng 25m, rộng 6m có trang bị súng, trên tàu có 25 người bận quần áo màu đen, xanh, đã nổ súng đe dọa và cướp tàu của ông Sơn 500kg mực khô, một máy bộ đàm 3 băng, và toàn bộ lương thực dự trữ trên tàu... Ngoài ra trong thời gian gần đây tàu đánh bắt của Trung Quốc thường xuyên xâm hại khu vực lãnh hải thuộc khu vực vùng biển miền Trung của Việt Nam để đánh bắt trộm hải sản.
Biến cố thảm sát ngư dân Thanh Hóa.
Người dân Việt Nam cả trong và ngoài nước đã đồng loạt lên tiếng phản đối khi Trung cộng thảm sát 9 ngư dân Thanh Hóa và bắt đi một số người. Trước sự phản ứng quyết liệt này, chính quyền CSVN mới "thủng thỉnh" lên tiếng và giải quyết một cách từ từ chậm chạp và yếu đuối.
Liên quan đến số phận những ngư dân bị Trung Cộng bắt và đưa về giam ở đảo Hải Nam, mãi đến hôm 14/2/05 báo chí trong nước mới cho biết 8 người này đã về đến Việt Nam.
Tờ Tuổi Trẻ trích dẫn lời một người trong số 8 ngư dân được về nước là anh Nguyễn Mạnh Hùng, 28 tuổi, cho biết một ngày trước đó, cả toán đã bị đưa ra xét xử trước tòa án Hải Nam về tội cướp biển. Sau phiên xử biểu diễn kéo dài 3 tiếng đồng hồ, tòa án Trung Quốc tuyên bố 8 ngư dân Việt Nam trắng án và lệnh trục xuất được thi hành ngay.
Riêng về số phận của 9 người bị bắn chết, chỉ có tin là "thi hài của 4 ngư dân bị bắn chết đã được hỏa thiêu bên Trung Quốc và đưa về Việt Nam chôn cất từ hôm mùng 4 tháng Hai." Điều này trái với nguyện vọng của các gia đình những người bị Trung Quốc thảm sát là được nhìn mặt thân nhân lần cuối cùng trước khi an táng. Trong một điện thư của một thân nhân xã Hòa Lộc đã tố cáo chính quyền VN đã ép buộc các gia đình nạn nhân "đồng ý hỏa táng, đem tro về chôn cất" để tiếp tay phi tang nội vụ.
Số phận của 5 thi hài còn lại đến nay không ai biết đã được giải quyết ra sao, tất cả các báo chí trong nước không còn nhắc tới nữa. Có lẽ thông tin như thế đã đủ rồi chăng"""
Âm mưu của Trung Quốc.
Trần Quang Cơ, người từng giữ trách vụ thứ trưởng ngoại giao CSVN trong nhiều năm trước năm 1993, đã nhiều lần cảnh báo về sự khôn ngoan và khôn khéo cần thiết mà CSVN cần phải lưu tâm trước mộng bành trướng của Trung Cộng. Trong tập Hồi Ký mang tên "Hồi ức và Suy Nghĩ" được hoàn chỉnh vào ngày 22/5/2003, ông đã báo động như sau:
"Tiếp sau việc vấn đề Campuchia được giải quyết là việc thực hiện bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Theo thỏa thuận giữa hai bên, ngày 5/11/91, Tổng bí thư Đỗ Mười và thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc đi thăm chính thức nước CHND Trung Hoa, đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. "Quan hệ Việt - Trung tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau... Quan hệ Việt - Trung không phải là quan hệ đồng minh, không trở lại quan hệ như những năm 50-60..."
Tuy nhiên sau khi bình thường hóa quan hệ, lại dồn dập diễn ra những sự kiện xấu trên nhiều mặt quan hệ giữa hai nước, tập trung gay gắt nhất là các vấn đề liên quan đến lãnh thổ trên bộ vùng biên giới Hà Giang tháng 2, 3, 4/92; vụ nối lại đường xe lửa Liên vận ở Đồng Đăng, Lạng Sơn tháng 12/91 rồi 4/5/92; Lục Lầm, Quảng Ninh tháng 5/92) và tranh chấp biển đảo mà đỉnh cao là vụ Trung Quốc công khai hóa việc ký kết họp đồng thăm dò khai thác dầu khí với Công ty Năng lượng Mỹ Crestone tại một vùng rộng lớn trên thềm lục địa của Việt Nam (bãi Tư Chính).
Vì sao Trung Quốc tăng cường lấn ép VN vào thời điểm này" Vì Trung Quốc cho rằng tình hình đó đang thuận lợi cho họ tranh thủ gấp rút thực hiện yêu cầu tăng thế và lực (xây dựng hải quân nhanh, nổ thử bom 1000 kilôton, thi hành chiến lược "biên giới mềm") nhằm tạo cho mình một vị thế đỡ bất lợi so với Mỹ và các nước lớn khác, trong đó có âm mưu gấp rút biến biển Nam Trung Hoa - mà ta gọi là biển Đông - thành vùng biển độc chiếm của Trung Quốc, từ đó khống chế toàn bộ vùng Đông Nam Á.
1. Trật tự thế giới cũ không còn, trật tự thế giới mới chưa hình thành. Các đối thủ chính của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương đều đang gặp khó khăn, Liên Xô vừa tan rã. Liên bang Nga trước mắt chưa phải là thách thức đáng kể, Mỹ đang giảm bớt sự có mặt về quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương, tránh can thiệp nếu lợi ích của Mỹ và đồng minh không bị đụng đến.
2. Đông Nam Á mới bắt đầu quá trình nối lại các quan hệ giao lưu giữa hai nhóm nước đối đầu cũ. Triển vọng liên kết hay nhất thể hóa Đông Nam Á, bất lợi đối với ý đồ bá quyền của Trung Quốc, đang còn có những trở ngại (nghi ngờ nhau do khác ý thức hệ, va chạm lợi ích, ý đồ của Thái Lan đối với Lào, Campuchia) đòi hỏi thời gian khắc phục Trung Quốc muốn tranh thủ thời gian này để cản phá xu thế hợp tác khu vực giữa Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam và ASEAN tạo ra một tập hợp lực lượng thân Trung Quốc ở Đông Nam Á (quân phiệt Thái, quân phiệt Myanmar, Khmer đỏ ở Campuchia và Lào nếu có thể) để khuất phục Việt Nam.
3. Bản thân CS Việt Nam còn đang lúng túng về những vấn đề chiến lược (vấn đề đồng minh, vấn đề tập hợp lực lượng, vấn đề bạn thù) trong tình hình mới sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ với Mỹ chưa bình thường hoá, Trung Quốc muốn đi vào bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trên thế mạnh.
Vì vậy Trung Quốc nhẩn nha trong các bước bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, vừa tạo bề mặt thân mật gắn bó Trung - Việt, vừa siết chặt bên trong, giành lợi thế cho mình trên mọi lĩnh vực quan hệ. Cả hai mặt đều nhằm đạt mục tiêu khẳng định Việt Nam - Đông Dương là thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc, muốn tách Việt Nam khỏi Đông Nam Á và thế giới bên ngoài.
...
Sau hơn 1 năm bình thường hóa, quan hệ Việt - Trung có nhiều mặt được thúc đẩy như trao đổi đoàn qua lại, mở một số cửa khẩu, buôn bán biên giới... Song mặt tiêu cực và hạn chế đang nổi lên, nhiều hiệp định đã ký kết và nhiều thoả thuận ở cấp cao chưa được thực hiện. Đặc biệt từ đầu năm 1993, Trung Quốc dùng nhiều biện pháp tổng hợp để tăng sức ép và tạo thêm nhiều khó khăn cho VN, gây tình hình không ổn định cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm làm chậm đà phát triển kinh tế của VN và kìm hãm việc mở rộng quan hệ đối ngoại của CSVN trước hết là ở khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Những thách thức và đe dọa của Trung Quốc đối với VN đang được thể hiện ngày càng rõ nét dưới các dạng chính sau đây:

a. Xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN trên bộ và trên biển: trong khi trên bộ, Trung Quốc không có dấu hiệu nào muốn giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới, lại còn làm xấu thêm tình hình (xâm canh xâm cư, xây kè cống làm thay đổi dòng chảy các sông suối biên giới có lợi cho Trung Quốc, lấn sang phía ta) thì trên biển, Trung Quốc liên tiếp có những bước leo thang nghiêm trọng từ tranh chấp ngoài biển Đông. Trung Quốc đã từng bước ngày càng lấn sâu vào thềm lục địa, ngay trong khu vực ta đã phân lô ký kết với các công ty nước ngoài và đang thăm dò khai thác dầu khí (đầu tháng 5.93, Trung Quốc cho tàu FENDOU 4 vào thăm dò địa chấn ở khu vực lô 6 nằm sâu trong thềm lục địa của ta) bộc lộ âm mưu biến một số khu vực trong thềm lục địa của VN thành vùng tranh chấp, đang chuẩn bị dư luận để đưa đảo Bạch Long Vĩ vào diện tranh chấp.
b. Phá môi trường quốc tế hòa bình ổn định của Việt Nam với những hoạt động: ở Campuchia, thông qua Khmer Đỏ khuấy động vấn đề người Việt Nam ở Campuchia đồng thời làm cho tình hình Campuchia khó đi vào ổn định; lôi kéo 3 nước (Thái, Miến, Lào) thành một cụm liên kết kinh tế ở Đông Nam Á lục địa thượng lưu sông Mêkông gắn với Trung Quốc, tách rời Việt Nam; khủng hoảng biển Đông kéo dài cũng có tác động phá môi trường phát triển của Việt Nam.
c. Gây mất ổn định chính trị, kinh tế bên trong Việt Nam: nêu trở lại "vấn đề người Hoa," đẩy số người Hoa đã bỏ về Trung Quốc từ những năm 78, 79 trở lại Việt Nam; thông qua Khmer Đỏ dồn đuổi Việt kiều ở Campuchia về nước; gây sức ép với Hồng Kông đưa toàn bộ số thuyền nhân ở đó về Việt Nam trước năm 1997; để hàng lậu từ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam qua con đường tiểu ngạch bán hàng vào Việt Nam với giá rất rẻ gây rối loạn thị trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất ở VN.
d. Kìm hãm phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam: tiếp tục bắt giữ tàu thuyền của VN (số lượng nhiều hơn 1992: 28 chiếc); chống việc ICAO trả lại vùng FIR Hồ Chí Minh cho Việt Nam.
Chiến lược của Trung Quốc và âm mưu của Trung Quốc đối với Việt Nam
Trái với Mỹ, Trung Quốc thấy ở những biến đổi lớn trong cục diện thế giới ngày nay, một "cơ hội ngàn năm có một." Đối với Trung Quốc cơ hội đang tăng lên, còn thách thức giảm đi. Trong khi Mỹ cảm thấy cần co bớt lại để củng cố và phòng ngự là chính thì Trung Quốc nuôi tham vọng lớn là muốn vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực mới. Trong khi hiện đại hóa trên 4 mặt vẫn là cứu cánh chính để thực hiện mục tiêu đó, Trung Quốc không ngừng tranh thủ mọi cơ hội có được để thực hiện kế hoạch bành trướng, gây mất ổn định của nước khác (Campuchia, Myanmar) để mưu lợi cho mình. Do hiện nay thế cũng như lực chưa đủ mạnh, nên họ thực hiện âm mưu một cách tính toán thận trọng tùy theo diễn biến của tình hình khu vực, phản ứng của các đối thủ và thực lực của chính họ.
Trước mắt Trung Quốc đang ra sức thực hiện âm mưu nhanh chóng trở thành một cường quốc ở châu Á - Thái Bình Dương, có địa vị ngang hàng với Mỹ, Nhật ở khu vực này. Trung Quốc đặt mục tiêu lấn chiếm toàn bộ biển Đông ở vị trí ưu tiên hàng đầu. Trung Quốc coi trọng vị trí chiến lược của biển Đông, vì kiểm soát được biển Đông tức là khống chế được cả Đông Nam Á và cả con đường giao lưu huyết mạch từ Thái Bình dương qua Ấn Độ Dương, và cũng là khu vực giàu tài nguyên nhất là dầu khí (trữ lượng dầu ở khu vực này ngang Vịnh Ba Tư) mà Trung Quốc đang cần để đẩy nhanh tốc độ phát triển.
Đáng chú ý là trong khi Trung Quốc mở một chiến dịch hoạt động ngoại giao rộng lớn nhằm tranh thủ tăng cường quan hệ hợp tác phát triển với tất cả các nước công nghiệp hóa phương Tây, tranh thủ các nước đang phát triển và không liên kết hòng khôi phục vai trò lãnh đạo thế giới thứ ba, cải thiện quan hệ với các nước láng giềng cùng chung biên giới, đặc biệt là gần đây tăng cường lôi kéo các nước khu vực Đông Nam Á để phá thế "quần lang đấu hổ," thì Trung Quốc luôn tập trung mũi nhọn gây sức ép và lấn dần Việt Nam trên mọi vấn đề, mặc dù CSVN đã dùng đủ phương sách để tỏ rõ thái độ qụy lụy đối với họ. Phải chăng vì Trung Quốc cho rằng Việt Nam là điểm yếu và dễ tính để lấn nhất lúc này (khó về quân sự, nghèo về kinh tế, đơn độc về chính trị) mà lại chiếm một vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á và là trở ngại lớn nhất cho kế hoạch biển Đông của Trung Quốc.
Những hoạt động bất lợi đối với Việt Nam của Trung Quốc sẽ không dừng lại ở trạng thái hiện nay mà sẽ còn được tiếp tục đẩy tới vì Trung Quốc cho rằng tình thế hiện tại đang rất thuận lợi cho việc Trung Quốc lấn ép Việt Nam mà chỉ gặp phải phản ứng quốc tế ở mức thấp nhất vì quan hệ hợp tác, đầu tư giữa các nước và CS Việt Nam còn chưa phát triển; vấn đề Campuchia đang còn thu hút nhiều sự chú ý của dư luận quốc tế; cơ chế an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương chưa hình thành.
Trung Quốc đặt năm 1997 thành một mốc thời gian quan trọng trong quá trình xây dựng sức mạnh mọi mặt của Trung Quốc: năm 1997 là năm Trung Quốc thu hồi Hồng Kông và cũng có thể là năm thực hiện một bước kế hoạch hình thành "vành đai kinh tế Đại Trung Hoa" bao quanh Đông Nam Á; năm 1997 là năm quân đội Trung Quốc sẽ được trang bị hàng không mẫu hạm và các trang bị tối tân khác, đặc biệt về hải không quân để có thể vươn ra khắp biển Đông; có tin Trung Quốc đang cố rút ngắn mục tiêu của năm 2000 xuống năm 1997 sẽ tăng tổng sản phẩm quốc dân lên gấp 4 lần. Sức ép của Trung Quốc đối với ta sẽ phát triển thuận chiều với sự phát triển các mặt của Trung Quốc.
3. Những phân tích tình hình trên đây có thể dẫn đến kết luận: Trước mắt cũng như trong tương lai dự báo được, Trung Quốc là nguồn xuất xứ chính của những thách thức đe doạ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Những thách thức đe dọa trên nhiều mặt của Trung Quốc đối với VN đều đang là những vấn đề hiện thực, đang xảy ra và CSVN đang phải đối phó, khác với những thách thức đe dọa của các đối tượng khác. Những mâu thuẫn về lợi ích trên các mặt giữa VN với Trung Quốc có nhiều hơn với các đối tượng khác."
Ông Trần Quang Cơ đã kết thúc tài liệu này với kiến nghị về đối sách với Trung Quốc như sau:
"- Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là một yêu cầu chiến lược của ta. Do Trung Quốc thi hành chính sách 2 mặt nên đối sách của ta cũng gồm 2 mặt vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa chủ động thúc đẩy quan hệ trên cơ sở những thỏa thuận đã đạt được, vừa kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đồng thời giữ vững phương châm không để trở lại tình trạng đối đầu với Trung Quốc cũng như không đặt các nước trước sự lựa chọn hoặc Việt Nam hoặc Trung Quốc. Biện pháp tối ưu lúc này là chủ động tạo nên cục diện các nước lớn và ASEAN có lợi ích kinh tế, an ninh ngày càng lớn trong quan hệ với Việt Nam. Cục diện đó cộng với sự lớn mạnh càng nhanh càng tốt của bản thân chúng ta sẽ là sự răn đe có hiệu quả nhất đối với mọi hoạt động lấn chiếm của Trung Quốc.
- Kiên quyết đấu tranh hạn chế ý đồ lấn chiếm của Trung Quốc ở biển Đông, đặc biệt ở vùng thềm lục địa của ta; áp dụng các biện pháp khôn khéo nhưng có hiệu quả ngăn chặn hoạt động của Trung Quốc mà không dẫn đến đối đầu về quân sự.
- Xúc tiến việc xác định phạm vi của quần đảo Trường Sa để xem xét khái niệm "khai thác chung," phá ý đồ Trung Quốc lợi dụng vấn đề này chia rẽ phân hóa giữa ta và ASEAN.
- Chuẩn bị khả năng đưa ra tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế vấn đề Trung Quốc vi phạm thềm lục địa của ta.
- Đến một lúc nào đó ta nên tính đến khả năng mở cảng Cam Ranh thành một thương cảng cho các tàu quốc tế ra vào, kể cả tàu Mỹ, tạo sự có mặt của nhiều quốc gia ở khu vực biển Đông, ngăn ý đồ độc chiếm của một nước. Song tất nhiên ta phải có chính sách và luật pháp chặt chẽ để bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia.
*
Ông Trần Quang Cơ đã nhiều lần muốn rút khỏi Trung Ương Đảng CSVN nhưng lương tâm không yên khi thấy những chính sách ngoại giao mà CSVN áp dụng quá nhiều thiệt hại cho đất nước... Nhưng ông cương quyết rút lui từ năm 1993, có lẽ vì những lời đề nghị tâm huyết của ông không làm vừa lòng thành phần lãnh đạo CSVN không thực sự vì dân vì nước...
Đọc và tìm hiểu nhận định của ông Trần Quang Cơ để chúng ta hiểu rõ hơn những âm mưu xâm lấn của Trung Quốc cũng như những nhượng bộ đê hèn của đảng CSVN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.