Hôm nay,  

Obama, Nobel Hoà Bình?

13/10/200900:00:00(Xem: 5166)

Obama, Nobel Hoà Bình"

Vi Anh
Khen phò mã tốt áo, áo  thụng váy nhau, đụng một chút là vinh danh, hở một cái là cấp bằng tưởng lục--  không phải chỉ là cái thói

thường thấy trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt gần đây ở Little Saigon. Mà còn thấy trong cộng đồng thế giới với việc ủy ban xét

cấp giải Nobel Hoà Bình 2009 cho TT Obama của Mỹ mới đây. Đó là một thí dụ  tiêu biểu. Do đó quyết định của ủy ban Nobel của

Thụy Điển và quyết định của TT Obama tuyên bố nhận giải Nobel Hoà 2009  (được  phát cho TT Obama một huy chương vàng  và

một tấm check gần 1 triệu euros vào  ngày 10 tháng 12 năm 2008 tại 10 Oslo)  là đầu đề khen chê không ít. 
Chê nhiều hơn khen. Thậm chí có người còn đòi hủy bỏ giải Nobel Hoà Bình này đi vì nhiều điều rất chướng, tưởng thưởng công

nghiệp không ra công nghiệp, gài độ chánh trị không ra gài độ chánh trị. Thí dụ như năm 1994, cấp cho Ong Arafat đã tổ chức

nhiều cuộc khủng bố tập thể mà quên đi Ong Gandhi mà nhiều người trên thế giới xem là Ong Thánh đã đấu tranh cho tự do, độc

lập của An độ. Cấp cho Ong Trùm CS Fidel Castro đã siết nhân dân Cuba trong bàn tay sắt của Ong  để dằn mặt nước Mỹ. Đã

cấp cho Lê đức Thọ và Kissinger đã đem lại cho nhân dân VN một cái hoà bình, an bình của chiến bại khiến hàng trăm ngàn

người Việt bị CS đày đi tù cải tạo, hàng mấy triệu người dân Việt dùng thuyên nan vượt đại dương để tỵ nạn CS, phân nửa chết

trên biển, sau khi Thọ và Kisinger bức tử Việt Nam Cộng Hoà, một nước VN bất hạnh vì có một đồng minh bất nghĩa là Mỹ đã bán

rẻ chế độ VNCH cho CS Hà nội. Tam đại nhà người Việt --  Cộng sản hay Quốc gia -- cũng còn nhớ, phải nhớ như một bài học

để thế hệ mai sau tránh cho đất nước và nhân dân VN.
Khác với giải Nobel Khoa học và Văn học tưởng thưởng những công trình khảo cứu khoa học và sáng tác văn học, có người làm

việc cả đời mới được. Còn giải Nobel Hoà Bình theo tôn chỉ dùng để tưởng thưởng cho những người có công làm cho các dân

tộc xích lại gần nhau và phát huy tự do, nhân quyền. Nhưng gần đây bị chánh trị hoá quá nặng, mà khi chánh trị vào thì công lý và

thiện ý đi ra.
Đúng TT Obama có kêu gọi những người Hồi Giáo hoà hợp với thế giới, có cổ võ giải trừ vũ khí nguyên tử. Nhưng nói là một

chuyện, còn làm và thành tựu  là một chuyện khác, rất khác. Đúng TT Obama là vị tổng thống da đen đầu tiên ở nước Mỹ, hình ảnh

lạ và đẹp đối với Au Châu, nhưng chính Au Châu cũng chưa làm được. Cái lạ và đẹp đó không phải một mình tổng thống Obama

làm ra mà chánh yếu là do dân chúng Mỹ. Một mình Ông Obama không bao giờ làm được.
Không phải vô chánh phủ, nhưng thực sự mà nói liệu một mình TT Obama, một mình Đảng Dân Chủ của Ong, một chánh quyền

hành pháp do Ông lãnh đạo có làm được những điều TT Obama tuyên bố liên quan đến khối Hồi Giáo và vấn đề nguyên tử không.

Chánh quyền Mỹ là tam lập, là lưỡng đảng, là của dân, do dân, vì dân. Còn Quốc Hội, còn đảng Cộng Hoà, còn dân chúng Mỹ, còn

báo chí như đệ tứ quyền  nữa. Chuyện nội bộ của Mỹ đang rối bời chiến tranh Iraq đang mê mê, hồ sơ nguyên tử Iran, Hàn Cộng,

hồ sơ cải tổ bảo hiểm y tế cho người Mỹ chưa thấy một chút ánh sáng ở đường hầm. TT Obama mới chấp chánh, quá sớm để

xét công nghiệp của TT Obama.
Giải thưởng Nobel Hoà bình mà Viện Hàn Lâm Thủy Điện cấp cho TT Obama là "chín háp".
So với vị tổng thống Mỹ được Nobel Hoà Bình, TT Jimmy Carter đi không biết bao nhiều chuyến hoà giải sau khi mãn nhiệm, mãi

22  năm sau, vào năm 2002 mới được giải, thì TT Obama được quá sớm, mới có 8 tháng làm tổng thống và xuất hiện trên chánh

trường thế giới
TT Obama còn quá mới, mới 48 tuổi, một tổng thống da đen đấu tiên ở Mỹ, hình ảnh thì đẹp đối với Cựu Lục Địa trong đó có Thụy

Điển nhưng chưa chắc gì đạt được những điều mà tôn chỉ Giải Nobel Hoà Bình  đã đề ra, như ý muốn của người  ban đầu đã

cống hiến tài sản để làm ra giải Nobel.
Cái gì chưa biết, chớ TT Obama là vị tổng thống Mỹ đầu tiên không tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong vòng 18 năm qua. TT Obama

không tiếp chỉ vì Ong sợ hình ảnh Ong, chuyến công du Tàu Cộng  của Ông Ong không đẹp mà Ong muốn đẹp như đi Au châu.

Nên Bộ trưởng Bộ ngoại giao TT đã hí hửng  thấy TT Obama không tiếp kiến Đức Đạt lai Lat ma. Phản ứng của Quốc Hội  và

nhân dân My bất bình mạnh. Phủ Tổng Thống của Ô Obama phải gở gạt nói có thể tiếp sau khi TT Obama đi TC về.
Nên Uy ban Nobel có ý đồ  chánh trị của Uy Ban. Uy Ban chơi trò chánh trị, khích tương TT Obama phải hành động cho hoà bình.

Tức là cấp giải vì tương lai chớ không vì dĩ vãng đóng góp, theo xu thế chánh trị hoá giải Nobel Hoà bình trong vòng ba thập niên

trở lại dây. Uy ban trao giải thưởng không phải vì những gì TT Obama  đã làm, mà vì những gì ông sẽ có thể làm.
Ý đồ đó làm cho TT Obama bối rối. Bối rối vì những lý do trên và bối rối liệu có xứng đáng, có làm được không theo sự khích

tướng của Liên Au nói chung và Uy Ban Nobel Hoà bình Thụy Điễn nói riêng, là một nước nhỏ ở Au châu. Giải thưởng đó đưa TT

Obama lên quá cao, quá sớm, buộc Ong phải hành động cho hoà bình và nhân quyền. Nếu TT Obama không làm được thì té nặng

dù Ong không trèo mà người khác đẩy Ông lên. Chánh trị nhiều khi có những đòn độc hiểm như thế.
Qua các bài diễn văn đọc trên các diễn đàn quốc tế, ông Obama chủ trương một thế giới hoà bình và không còn vũ khí nguyên tử.

Trong khi đó, Mỹ đang phải đối phó với nhiều vụ tranh chấp vũ trang.Ủy ban Nobel tạo thêm khó khăn cho tổng thống Mỹ khi trao

giải Hoà Bình cho ông và nhất là đặt ông vào cái thế sẽ phải chịu đựng nhiều điều bắt bí.
Chủ tịch đảng Cộng Hòa ở  Mỹ tỏ ý dè dặt. Cựu tổng thống Ba Lan, giải Nobel hòa bình Lech Walesa thì nói thẳng là " hơi quá

sớm ". Nhưng khi TT Obama tuyên  bố nhận giải là chấp nhận sư thách thức đó. Tổng hợp tin báo chí, tin này khiến cho tất cả mọi

người đều ngạc nhiên. Người bất ngờ đầu tiên chính là tổng thống Obama khi ông được một cố vấn đánh thức dậy vào lúc 6 giờ

để thông báo. Một vài tiếng sau, Barack Obama giải thích rằng ông không có cảm giác là được nhận giải thưởng vinh dự này. TT

Obama tuyên bố : "Tôi biết trong lịch sử, giải Nobel hoà bình không chỉ được trao tặng để khen thưởng cho những thành tựu đặc

biệt, mà cũng còn được sử dụng để khích lệ hành động vì các mục tiêu cao cả. Chính vì thế, tôi đồng ý nhận giải này coi như một

lời kêu gọi hành động, một lời kêu gọi hướng đến  tất cả các quốc gia, trong cuộc chiến đấu vì các mục tiêu chung của thế kỷ

XXI."
Bình tâm mà xét, cho đến nay các nỗ lực của ông Obama để thực hiện những lời tuyên bố có dính líu đến tôn chỉ của giải Nobel

chưa đem lại được kết qua nào coi cho được. Có nói  rút quân ở Iraq nhưng rút từ từ, mà có thể phải tăng quân ở Afghanistan;

có nói đóng cửa nhà tù Guantanamo nhưng chưa có giải pháp đưa những người tù đó đi đâu coi như còn phải giữ ở

Guantanamo. Còn vấn đè quốc nội thì như mớ bòng bòng. TT Obama phải xét tăng quân cho chiến trường  Afghanistan. Khó khăn

về kế hoạch bảo hiểm y te chưa có cách vượt. 
Nếu TT Obama hành động để làm vừa lòng thiên hạ, theo hậu ý, thách thức và khích tướng của những người Âu Châu, mà xem

nhẹ quyền lợi đất nước và nhân dân Mỹ, thì cái giá của giải Nobel  gồm  một huy chương bằng vàng và một tấm séc gần 1 triệu

euros mà Ong nhận cho cá nhân Ong --  cái giá đó quá rẻ đối với Au châu và Thụy Điển. Nhưng mà quá mắc đối với sự nghiệp

chánh trị của Ong ở bên trong nước Mỹ. Và cũng mắc  đối với đảng Dân Chủ của Ong trong kỳ bầu cử tháng 11 năm 2010.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.