Hôm nay,  

Trả Ơn Nước Mỹ

09/10/200900:00:00(Xem: 6613)

Trả Ơn Nước Mỹ

Vi Anh
Một người Mỹ gốc Việt sắp hoàn thành một hành động tri ơn và trả ơn đầy ý nghĩa đối những chiến sĩ phục vụ cho Tổ Quốc Mỹ. 
Đó là Anh Nguyễn Thọ Sinh, một cựu quân nhân Lực Lượng Biên Phòng của Mỹ. Anh đi bộ từ bờ biển Đông sang bờ biển Tây của nước Mỹ để vinh danh nước Mỹ và những quân nhân đã đang phục vụ cho Tổ Quốc Mỹ. Anh khởi hành từ thành phố Jacksonville (TB Florida) đến TP San Diego (California). Động lực thúc đẩy và tâm huyết làm Anh kiên trì thực hiện chuyến đi bộ dài này, theo lời Anh: "Tôi có một ước mơ muốn làm một điều gì to lớn hơn để bày tỏ tình yêu của tôi. Tôi chỉ muốn cám ơn nước Mỹ và tất cả những người đã phục vụ [cho Quân Lực Hoa kỳ].”
Thực vậy trong những cách trả ơn, đi vào Quân Đội, đem xương máu, mạng sống của mình để phục vụ cho Tổ Quốc, là cách trả ơn cao cả nhứt. Anh đã thổ lộ tâm can của một người Việt sanh ở Việt Nam năm 1969, tự coi mình là "đưá con của chiến tranh",cha là một quân nhân Mỹ tên Rodriguez mà Anh chưa bao giờ biết hay gặp mặt. Trên đường đi bộ, qua bao nhiêu nắng gió, nóng lạnh, sớm tối, chân tiến bước, tay Anh thủ chặt và giương cao một ngọn cờ: Quốc kỳ Mỹ. Hình ảnh này khiến ngưòi ta nhớ lại hình ảnh những quân nhân Mỹ hy sinh xướng máu để giương ngọn cờ Mỹ lên ở Đảo Okinawa (Nhựt) trong Thế Chiến Thứ Hai, và khắp các vùng nóng bỏng trên thế giới trong lịch sử cận đại để bày tỏ và tạo cảm hứng tự do, dân chủ, là giá trị, niềm tin truyền thống và lịch sử của Mỹ và cũng là niềm hy vọng cho hàng tỷ người của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Bây giờ giấc mơ Mỹ của Anh Nguyễn Thọ Sinh đã thành hiện thực. Anh đã trả ơn, đã đem những ngày hoa mộng của mình để phục vụ cho đất nước và nhân dân Mỹ. Anh đã tình nguyện vào phục vụ Lực Lượng Biên Phòng Mỹ và được giải ngũ một cách danh dự và trở thành một cựu quân nhân. Nên trong chuyến đi xa diệu với này, Anh đeo sau lưng một biểu ngữ : "Bờ Biển Này Qua Bờ Biển Kia: Cuộc Đi Bộ Vòng Nước Mỹ  Để Vinh Danh Những Người Phục Vụ."
Tin được biết từ Thiếu Tá Hải Quân Luật sư Phan vĩnh Chinh, Chủ Tịch Hội Quân Nhân Mỹ gốc Việt trong Quân Lực Hoa kỳ, Hội sẽ tổ chức một cuộc nghinh đón người đồng đội của mình một cách thân tình và long trọng. Ngày Thứ Bảy, 7 tháng 11, năm 2007, lúc 1:00 pm, sẽ tổ chức cuộc tiếp tân khoản đãi Anh Nguyễn thọ Sinh và thân hào nhân sĩ Mỹ Việt đến chia vui và hàn huyên tâm sự cùng Anh Sinh. Và ngày Chủ Nhựt 08 tháng 11, năm 2009, vào lúc 3:00 pm, sẽ tổ chức một cuộc tập họp tại góc đường Newport Ave and Abbott Street/North of the Ocean Beach (Pier parking lot Veterans Memorial) để cùng Anh Thọ đi đến điểm đến là Ocean Beach - San Diego CA, nhúng chân vào nước biển, đánh dấu và  lưu niệm đã đi từ bờ biển này đến bờ biện kia của Mỹ. Có thể liên lạc với Anh Nguyễn thọ Sinh, qua địa chỉ bưu điện 3652 E. 1st Street Fort Worth, TX 76111 hay Email: fromshoretoshore@yahoo.com, hay điện thoại 682-472-1380.
Hành động của Anh Nguyễn thọ Sinh đi cầm cờ Mỹ từ bớ biển Đông sang bờ Tây nước Mỹ để cám ơn đất nước, nhân dân Mỹ và những quân nhân Mỹ là một sáng kiến mới đầy công phu và tâm huyết. Hành động đó đã thêm vào nhiều những hành động mà người Mỹ gốc Việt đã tạ ơn đất nước và nhân dân Mỹ đã cứu khổn phó nguy cho người Việt trong cuộc tỵ nạn CS hàng triệu người từ sau ngày 30 tháng Tư Đen của năm 1975. Người Việt là một dân tộc trọng tình, trọng nghĩa, luôn luôn nhớ ơn và tìm cách trả ơn.
Ơn của Mỹ rất lớn đối với người Mỹ gốc Việt. Hơn 90% đã thành công dân Mỹ. Người Mỹ gốc Việt đã đủ mọi ngành nghề từ lập pháp tiểu bang, liên bang, và hành pháp Bộ, Nha chánh quyền Mỹ và vào Quân đội Mỹ.


 Người Mỹ gốc Việt không sống được ở VN với CS, rơi nước mắt bỏ xứ ra đi, đem theo hồn thiêng sông núi của mình qua Mỹ, lá quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ. Nhân dân và chánh quyền Mỹ từ tiểu bang, thành phố, sống chung với người Mỹ gốc Việt trân trọng biểu tượng và di sản tự do, dân chủ đó của người Mỹ gốc Việt. Cho đến ngày 29-3-2009, có 112 đơn vị chánh quyền Mỹ của 15 tiểu bang 7 Quận Hạt, và 90 Thành Phố, đã công nhận quốc kỳ Việt Nam, nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng tự do người Mỹ gốc Việt.
Sự thăng tiến của người Mỹ gốc Việt làm cho CS Hà nội đổi giọng, ngày nào ra đi người Mỹ gốc Việt bị CS Hà nội dán nhãn phản quốc, bây giờ chính Thứ Trưởng Ngoại Giao của CS Hà nội sau khi bang giao và giao thương được với Mỹ, Nguyễn Phú Bình đánh giá, "Trong số gần 3.000.000 người Việt Nam sinh sống định cư ở nước ngoài, ước tính có khoảng 300.000 người được đào tạo ở trình độ đại học và công nhân kỹ thuật cao, có kiến thức cập nhật về văn hoá, về khoa học, công nghệ, về quản lý kinh tế. Trong đó có nhiều người đạt vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh của các nước, và các tổ chức quốc tế. Tiềm lực khoa học và công nghệ của các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài không ngừng phát triển. Trong đó, một thế hệ trí thức mới người nước ngoài gốc Việt đang hình thành và phát triển, nhất là ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, và Châu Đại Dương. Đội ngũ này tập trung ở nhiều lãnh vực khoa học chuyên ngành và kinh tế như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển học, sinh học, quản lý kinh tế, ngân hàng, chứng khoán, ..v..v..".
Về kinh tế tài chánh, sản lượng, lợi tức kiếm được và sản nghiệp của người Việt hải ngoại, nhứt là người Mỹ gốc Việt đáng nễ. Mỗi năm gởi về giúp bà con và tổ chức đấu tranh là 8 tỷ, năm rồi.
Về văn hoá, người Mỹ gốc Việt là một lực lượng nồng cốt bảo tồn và phát huy được văn hoá Việt, một nền văn hoá nhân bản, dân tộc, khai phóng, tiếp nối từ Hán, Nôm, Quốc Ngữ, của tổ tiên đất nước ông bà để lại. Ở Mỹ mà tiếng Việt không bị chìm trong chuyển ngữ chánh Anh mà vươn lên bầu trời Bắc Mỹ với truyền hình vệ tinh như SBTN, VHN, Số đầu sách báo, băng đĩa ca nhạc bằng tiếng Việt sáng tác và phát hành ở hải ngoại, tỷ lệ  thật cao. Bản hiệu hàng quán bằng tiếng Việt nhan nhản ở các thành phố có đông người Việt nhu ở VN khi xưa. Tiếng Việt không bị bỏ quên với lớp trẻ, mà sống mãi với các lớp Việt Ngữ do các hội đoàn, nhà thờ, nhà chùa, các trụ sở, gia đình cha mẹ dạy con cháu từ tuổi còn thơ.
Tại Mỹ, một Việt Nam Hải Ngoại đã hình thành. Các tôn giáo có măt thời VNCH đã có mặt ở Mỹ. Các quân binh chủng,các trường võ bị của Quân Lực VNCH,và Điạ Phương Quân, Nghĩa Quân, Cảnh sát, Xây dựng Nông Thôn đã tái tập họp thành hội, liên hội, và tập thể chiến sĩ VNCH. Các tỉnh của VNCH từ Bến Hải vào Cà mau, các tỉnh Miền Bắc đồng bào di cư 1954 ở hải ngoại đã làm sống lại bằng hội đồng hương. Các trường lớn đại học, trung học cũng thế đã sống lại băng hội ái hữu. Nơi nào có một số người Việt  định cư, đông thì thành lập cộng đồng, không đông thì thành hội. Sinh hoạt lễ hội truyền thống Giỗ Tổ Hùng Vương, Vua Quang Trung, Bà Trưng, Bà Triệu và chánh trị như ngày Quân Lực, ngày Ba Mươi Tháng Tư Đen đều cử hành hằng năm, có khi còn long trọng và rầm rộ hơn ở nước nhà. Nếu chấm thành bản đồ địa lý nhân văn đặc biệt là trong nước Mỹ, người nghiên cứu không ngần ngại gật đầu, đúng là một VN Hải Ngoại.
Chỉ có Mỹ mới để, mới giúp cho người Việt thăng tiến như vậy để đồng tiến với Mỹ. Ơn này của Mỹ rất lớn và người Mỹ gốc Việt vốn gốc Việt nên rất biết ơn và trả ơn bằng hành động, đóng thuế, đi lính, vô quốc tịch, và phục vụ với tất cả con tim, khối óc và bàn tay của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.