Hôm nay,  

Nhà Cầm Quyền Việt Nam Cần Phải Tôn Trọng Nhân Quyền

22/07/200900:00:00(Xem: 5239)
Nhà Cầm Quyền Việt Nam Cần Phải Tôn Trọng Nhân Quyền
Dân Biểu Loretta Sanchez
Ngày 20, tháng 7, 2009
Trong chúng ta ai cũng biết Quốc Hội đang có rất nhiều gánh nặng.  Với các vấn đề Hoa Kỳ cần phải đối diện như ý định cải tổ hệ thống y tế, tăng chất lượng của năng lực, hoặc cần sửa cả một hệ thống tài chính, vì thế vấn đề đàn áp nhân quyền căn bản của người Việt Nam có thể không được quan tâm như chúng ta mong muốn.  Một số người có thể tự hỏi tại sao người dân Hoa Kỳ nên quan tâm về các quyền dân sự và chính trị trong một quốc gia hàng ngàn dặm xa xôi. Tôi hy vọng bài blog này sẽ cung cấp một số lý do thich đáng.
Ngay từ lúc đầu, khi được bầu vào Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1996, tôi đã chú ý về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.  Sau ba chuyến viếng thăm Việt Nam và bị từ chối cấp visa ít nhất sáu lần, tôi đã chứng kiến tình trạng đàn áp nhân quyền của người dân Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tiếp tục cấm cố các phương tiện của nhà thờ, chùa chiền, các tổ chức bất vụ lợi, các tổ chức tranh đấu nhân quyền, và những ai thực tập các quyền căn bản như tự do ngôn luận hoặc tự do bày tỏ.  Bất cứ ai lên tiếng nói của họ đều bị nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù, giam giữ tại gia và trừng phạt bằng nhiều cách thức khác nhau.  
Để phản ứng lại sự đàn áp đó, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã bỏ Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC List) vào năm 2004 vì đã vi phạm nghiêm trọng các quyền tự do tôn giáo theo Đạo luật Tự Do Tôn Giáo Quốc tế.  Mặc dù Việt Nam đã hoàn toàn không có gì cải thiện về vấn đề nhân quyền, nhưng chính phủ Bush đã bất chấp đưa Việt Nam ra khỏi danh sách CPC trong năm 2006 và được cấp danh hiệu quốc gia quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn cùng năm.  Việt Nam sau đó đã được nhận vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dành ưu tiên cho một quốc gia không tôn trọng nhân quyền cơ bản nhất của người dân như Việt Nam.

Hơn hai năm đã trôi qua từ khi Việt Nam được nhận vào WTO, một tổ chức khá nhiều tự hào vì có ý tưởng Tây Phương. Nhưng chúng ta chưa thấy bất cứ cải tiến nhân quyền nào từ phía Việt Nam. Chỉ cách đây hai tuần, hai nhà dân chủ trẻ, luật sư Lê Công Định và kỹ sư Nguyễn Tiến Trung đã bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ vì các hoạt động chính trị ôn hòa của họ.  Bạn có thể tưởng tượng cuộc sống của chúng ta tại Hoa Kỳ, nếu chính quyền đàn áp dân quyền vì họ lên tiếng tranh đấu cho tự do dân chủ.   Bạn cũng thử tưởng tượng xem người dân Hoa Kỳ sẽ tức giận ra sau nếu công chức cảnh sát không cho phép họ bày tỏ thái độ bất bình đối với các văn phòng dân cử đại diện họ"  Đối với người dân Việt Nam, cơn ác mộng đó là một thực tế đáng sợ.
Nhà cầm quyền Việt Nam không có giới hạn khi thi hành các chính sách đàn áp người dân của họ. Trong năm 2007 và năm 2008, Việt Nam đã bắt giữ bốn công dân Hoa Kỳ tại Việt Nam.  May mắn, với áp lực từ phía Quốc Hội và quốc tế, họ đã được trả tự do về đã an toàn trở về với gia đình của họ tại Hoa Kỳ.
Vào năm 2008, nhà cầm quyền Việt Nam đã mở một cơ quan của nhà nước được gọi là Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử, với vẻ bên ngoài là để chỉnh đốn việc sử dụng Internet nhưng là để giám sát và hạn chế quyền tự do ngôn luận và bày tỏ của các bloggers.  Người dân Việt Nam phải có quyền được bày tỏ quan điểm của họ mà không cần sự kiểm duyệt - trên đường phố, trên mạng Internet, hoặc ở bất cứ nơi nào.  Tuần tới, tôi sẽ đệ trình một nghị quyết kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho các nhà đấu tranh dân chủ internet và bloggers.   Tôi hy vọng các đồng nghiệp Quốc Hội sẽ hỗ trợ nghị quyết quan trọng này vì Hoa Kỳ là một quốc gia đầy hứa hẹn cho tự do và dân chủ toàn thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.