Hôm nay,  

Thượng Đỉnh Mỹ-nga

06/07/200900:00:00(Xem: 6414)

Thượng Đỉnh Mỹ-Nga

Nguyễn Xuân Nghĩa

Có hợp tác khi đôi bên đều cần nhau...

Tuần này, từ mùng sáu đến mùng tám, Tổng thống Barack Obama sẽ tới Liên bang Nga gặp Tổng thống Dmitri Medvedev và lãnh đạo thật của Nga là Vladimir Putin. Sau lần gặp gỡ khá lạnh nhạt tại Luân Đôn hồi đầu tháng Tư giữa hai Tổng thống Nga Mỹ (nhân thượng đỉnh của nhóm G-20), người ta mong rằng lần này đôi bên sẽ đạt một số thỏa thuận để cải thiện quan hệ Nga Mỹ, ít ra là từ nay cho đến cuối năm.
Hy vọng ấy có... hy vọng gì không"
***
MÀN MÚA ĐÔI NGA MỸ
Trước khi đôi bên bước vào thượng đỉnh, đa số các nhà bình luận Hoa Kỳ đều nói tới thỏa ước tài giảm võ khí chiến lược START sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay nên đã được thương thuyết lại để hai Tổng thống Nga và Mỹ sẽ cùng thông qua trong hội nghị tuần này.
Vấn đề nó rắc rối hơn vậy. Một thỏa thuận mới về võ khí chiến lược chỉ là phần nổi, và dễ nuốt nhất cho cả hai nước.
Tám năm trước, sau khi nhậm chức Tổng thống George W. Bush đã gặp Tổng thống Vladimir Putin và phát biểu rằng "đây là người mà tôi thấy có thể nói chuyện phải quấy được". Khi ấy, người ta đã mong là giao tình riêng giữa hai lãnh tụ sẽ mở ra một kỷ nguyên hợp tác tốt đẹp hơn, nhất là sau vụ Mỹ bị khủng bố tấn công và Putin là người đầu tiên gọi điện thoại chia buồn với Tổng thống Mỹ.
Có lẽ ông Bush đã nhìn vào mắt Putin và đọc ra tâm tư của một người... giống mình. Đã nói là làm, chứ không chập chờn quanh co khi này khi khác. Đến cuối nhiệm kỳ hai, ông Bush mới thấy Putin là một tay khó chơi... và ông bị châm biếm vì nhận xét ban đầu về đối thủ.
Chỉ vì Putin đã xong hai nhiệm kỳ tổng thống, lui về lãnh đạo đảng và ngồi ghế Thủ tướng để Phó Thủ tướng Dimitri Medvedev - một người thân tín của mình - tranh cử và lên làm Tổng thống. Dù làm Thủ tướng, Putin đẩy tiếp nỗ lực tập trung quyền lực chính trị vào diện Kremlin và giành lại ảnh hưởng nước Nga đã mất sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Giọt nước tràn ly là khi Putin - chứ không phải Medvedev - trực tiếp điều động việc tấn công Georgia vào tháng Tám năm ngoái, để đưa xứ này vào quỹ đạo cũ của Nga. Vụ tấn công đó gây ra khủng hoảng trong quan hệ Nga Mỹ và khiến Liên hiệp Âu châu rất lúng túng trong cách ứng xử.
Tại Hoa Kỳ, Barack Obama đã đắc cử và Chính quyền của ông chủ trương xây dựng lại quan hệ giữa hai nước, qua lời phát biểu sai văn phạm của Phó Tổng thống Joe Biden, đại để là "bấm lại nút" - reset the button. Ngay sau khi nhậm chức, ông Obama đã trực tiếp gửi thư cho Tổng thống Medvedev để nói ra chủ trương của mình. Mà bị cự tuyệt. Hội nghị tay đôi hồi tháng Tư đã chẳng bật lại cái nút nào trong quan hệ giữa hai nước.
Lần này là một cố gắng mới.
***
MỤC TIÊU ĐÔI BÊN
Khi quan sát đôi bên, người ta cần khách quan thẩm xét mục đích hay yêu cầu của từng phe thì mới dự đoán được diễn tiến hay kết quả thảo luận. Hợp tác chỉ thành hình khi lãnh đạo hai nước đều cần nhau.
Về phần Liên bang Nga thì ngay từ khi lên nhậm chức hồi tháng Năm năm 2008, Tổng thống Medvedev - tức là Putin - đã nhiều lần khẳng định ý chí và yêu cầu của Nga: Liên bang Nga là một đại cường trên liên lục địa Âu-Á, phải có tiếng nói và thế giá của một đại cường và phải có vùng ảnh hưởng của mình mà các xứ khác không thể giới hạn hoặc chi phối.
Điễn giải lại cho rõ về động lực, thì sau vụ khủng hoảng thời 1998-1999, Liên bang Nga nay đã đổi khác và đòi lại ví trị bá quyền cấp vùng.
Nga không chấp nhận được việc Liên hiệp Âu châu, Minh ước NATO và Hoa Kỳ dưới thời Bill Clinton và Bush cứ lấn vào vùng ảnh hưởng truyền thống của mình qua các cuộc cách mạng dân chủ muôn màu, dưới lá chắn của NATO và sức đẩy của Mỹ. Một cách cụ thể thì từ nay, 1) Moscow phải có quyền quyết định về an ninh đối ngoại của các lân bang từ vùng Caucasus qua Trung Á, 2) NATO phải chấm dứt kế hoạch Đông tiến và không được tiếp nhận Georgia và Ukraine, 3) Hoa Kỳ không được xây dựng hệ thống liên minh quân sự như trong thời Chiến tranh lạnh để bao vây Liên bang Nga, và 4) điều ấy có nghĩa là các nước lân bang từ vùng Baltic phía Bắc xuống tới Ba Lan và Cộng hoà Tiệp sẽ phải được trung lập hoá như trường hợp Phần Lan hay Áo xưa kia. Gom vào chuyện thiết thực thì Hoa Kỳ không được thiết trí hệ thống phòng thủ chiến lược BMD tại Ba Lan và Tiệp như Chính quyền Bush đã dự tính.
Về phần mình, Hoa Kỳ đã là một siêu cường toàn cầu, muốn được công nhận và hành xử như vậy. Lý tưởng nhất của mọi Tổng thống là có thể giải quyết các bài toán về an ninh và quyền lợi của Mỹ mà không bị Liên bang Nga hay bất cứ quốc gia nào cản trở. Tích cực hơn nữa thì can thiệp vào thiên hạ sự để không quốc gia nào có thể là thế lực thách đố hoặc đe dọa Hoa Kỳ.
Chuyện lý tưởng đó không còn vì Liên bang Nga đã tái xuất hiện như một đại cường cấp vùng tiếp giáp với hai khu vực có vấn đề là Âu Châu và thế giới Hồi giáo từ Trung Đông đến Trung Á.
Khi chủ trương cải thiện quan hệ với Nga, Chính quyền Obama muốn sự hợp tác đó giải quyết hai vấn đề cho mình, là Afghanistan (A Phú Hãn) và Iran. Cụ thể là mượn đường của Nga hay của các nước Trung Á - được công nhận là vùng ảnh hưởng của Nga - để tiếp vận cho A Phú Hãn mà khỏi lệ thuộc vào ngả đường duy nhất là Pakistan. Và nhờ Nga gây áp lực với Iran để các Giáo chủ tại Tehran chấm dứt kể hoạch chế tạo võ khí nguyên tử, và đồng thời yêu cầu Moscow từ bỏ hợp tác quân sự với Tehran - cụ thể là không cung cấp loại hỏa tiễn địa không S-300 cho hệ thống phòng thủ không gian. Lý do về phía Mỹ là hợp tác quân sự đó sẽ làm lệch tương quan lực lượng trong cả khu vực Trung Đông.
Khi thấy ra nhu cầu của đôi bên người mới có hy vọng dự đoán ra kết quả đàm phán của thượng đỉnh tuần này.
***
ĐỔI CHÁC VÀ HY SINH
Trên đại thể và vì quyền lợi chiến lược của cả đôi bên, người ta có thể lạc quan tin tưởng rằng cả Nga lẫn Mỹ đều không muốn thấy Iran trở thành một cường quốc nguyên tử tại Trung Đông và các thế lực Hồi giáo quá khích sẽ thắng thế tại A Phú Hãn. Vì vậy mà đôi bên vẫn có một số quyền lợi đồng quy: cùng chung một mối lo. Nhưng so với Liên bang Nga thì nhược điểm của Mỹ là đã có quân tại A Phú Hãn, dân chúng thiếu kiên nhẫn và Obama thiếu kinh nghiệm ối ngoại nên cứ mơ ước viển vông vào tài hùng biện của mình. Phản ứng rất ngây dại về vụ "đảo chánh" tuần qua tại Honduras là một chứng minh khá rõ rệt.


Vì khung cảnh đó, người ta mới thấy ra những nước cờ đầu tiên giữa hai bên.
Năm ngoái, Liên bang Nga của Putin đã biểu diễn võ công cho thấy ảnh hưởng của mình khi làm cho Kyrgyzstan đảo ngược quyết định và hết cho Hoa Kỳ muợn căn cứ không quân Manas. Khi ấy, ngay giữa cuộc tranh cử tổng thống tại Mỹ, Đại tướng David Petraeus đã ráo riết thăm viếng các nước Trung Á để thương thuyết việc mượn đường tiếp vận cho A Phú Hãn. Bây giờ, trước khi vào thượng đỉnh tuần này, hôm mùng bốn tháng Bảy, Nga xác nhận là đã đạt thỏa thuận với Mỹ về việc chuyển giao quân cụ của Hoa Kỳ qua lãnh thổ hay không gian của Nga.
Việc chuyển giao đã do Đô đốc Tổng tham mưu trưởng Liên quân Michael Mullen chuẩn bị từ tháng trước và khi ấy, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng Moscow có thể chấp thuận, nhưng với điều kiện. Như vậy, Hoa Kỳ đã thỏa mãn những yêu cầu gì của Moscow để đạt kết quả ấy"
Ngay sau khi bày tỏ thiện chí với Nga, Chính quyền Obama đã phải nhập nhằng nước đôi trong một số quyết định, chủ yếu là để khỏi bị hố với Moscow.
Khi tranh cử, Nghị sĩ Barack Obama tuyên bố sẽ bãi bỏ kế hoạch phòng thủ chiến lược BMD - dùng hoả tiễn chống phi đạn - vì quá tốn kém và Mỹ cần dùng tiền vào việc khác có ích hơn. Nếu đúng như vậy thì Mỹ sẽ hủy bỏ đề nghị của Bush là thực hiện kế hoạch này tại Ba Lan và Cộng hoà Tiệp, cụ thể là thiết trí hệ thống hoả tiễn tại Ba Lan và dàn radar kiểm báo tại Tiệp. Sau khi đắc cử, Tổng thống Obama rút lại ý kiến đó và cho rằng Nga và Mỹ có thể đàm phán về kế hoạch này. Đồng thời, trong bài diễn văn ngày 27 tháng Ba, Obama lại hàm ý là Hoa Kỳ vẫn có thể mượn đường tiếp vận của Pakistan để đưa võ khí vào chiến trường A Phú Hãn.
Nhưng mặt khác, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng bắn tiếng cho hai nước Cộng hoà Georgia và Ukraine là phải dung hoà quan điểm với Moscow, nghĩa là Hoa Kỳ có thể chấm dứt việc đón nhận hai nước Cộng hoà này vào minh ước NATO.
Đấy là chuyện cò bớt một thêm hai khi đôi bên cần đàm phán.
Họ sẽ đàm phán ra sao, tiến thoái thế nào"
***
CHÍNH TRỊ VÀ PHỤ BẠC
Chính quyền Hoa Kỳ coi chuyện A Phú Hãn và Iran là ưu tiên chiến lược, ít ra là trong nhiệm kỳ đầu của Obama. Vì ưu tiên ấy, sau khi đã thả nổi cho Georgia và Ukraine bay về quỹ đạo Nga, họ có thể hy sinh luôn việc bảo vệ Ba Lan và Cộng hoà Tiệp, một bước mà Moscow coi là cần thiết để tiến tới việc trung lập hoá khu vực Trung Âu, từ biển Baltic xuống vùng Balkan.
Chưa ai biết là khi hy sinh đồng minh tại Âu Châu như vậy, Obama có hy vọng gì cho chiến trường A Phú Hãn không, nhưng người ta nghi ngờ hy vọng can gián Iran sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng trước. Mất Ba Lan hay Tiệp mà không được gì tại Iran và A Phú Hãn, chánh sách hoà dịu với Nga của coi như thất bại.
Mà không chỉ có vậy.
Cho tới khi thấy ra những bế tắc tại A Phú Hãn hay Iran - trong một vài năm nữa - Hoa Kỳ đã mặc nhiên cho Liên bang Nga củng cố thế lực tại Âu Châu để rồi sẽ có nhiều đòi hỏi gay gắt hơn, khó thoả mãn hơn. Kết quả là đã không bảo vệ được Georgia và Ukraine, Hoa Kỳ cũng chẳng bảo vệ được các đồng minh đang là thành viên của NATO. Sự khả tín - đáng tin vậy - của Mỹ bị thiệt hại, NATO mất khả năng gián chỉ và Cộng hoà Liên bang Đức sẽ song phương thỏa hiệp với Nga, như đã từng và khá nhiều lần trong quá khứ. Quan hệ rất lạnh nhạt giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Angela Merkel của Đức đã báo hiệu điều ấy.
Sự thất bại này sẽ đè nặng lên cuộc tái tranh cử của Obama vào năm 2012.
Trên bàn cờ Nga Mỹ hiện nay, người ta còn thấy một bất lợi khác từ phía Hoa Kỳ.
Chính quyền Putin-Medvedev có nhiều khả năng và quyền hạn nhượng bộ để mặc cả với Mỹ mà vẫn không hy sinh thành quả bành trướng của mình. Nga vẫn giữ thế mạnh trong các đòi hỏi chiến lược nhất. Ngược lại, Chính quyền Obama lại không có cái thế đó. Cử tri Hoa Kỳ rất nghi ngờ loại quyết định có tính chất bán chác và bỏ rơi đồng minh cho những mục tiêu mà lãnh đạo gọi là chiến lược. Không chỉ làm các đồng minh Âu Châu thất vọng, Chính quyền Obama có thể làm dân Mỹ thất vọng, và đảng Cộng hoà đối lập hiện nay sẽ tìm mọi cách khai thác sự kiện này để ngoi lên khỏi đáy vực của mình.
Chính quyền Obama không thể không biết điều ấy, nhiều nhân vật trong ban tham mưu đối ngoại có dày dạn kinh nghiệm hơn Tổng thống tất nhiên cũng nói ra quan điểm của họ.
Một giải pháp khả thể cho Obama sẽ là... nói nước đôi về Ba Lan.
Để ngăn cản Hoa Kỳ thiết lập lá chắn phòng thủ tại Ba Lan và Cộng hoà Tiệp, Putin đã mời Mỹ cùng sử dụng chung hai hệ thống kiểm báo của Nga được thiết trí tại Bagala (trên lãnh thổ Azerbaijan) và tại Amarvar (trên lãnh thổ Nga trong vùng Bắc Caucasus). Hoa Kỳ từ thời Bush đã bác bỏ đề nghị này vì hai hệ thống ấy có kỹ thuật quá lạc hậu, lại hướng về Trung Đông và... Phi Châu.
Vấn đề chính nằm tại Ba Lan và liên hệ tới an ninh của Âu Châu, từ biển Baltic xuống khu vực Balkan.
***
Với 10 dàn hỏa tiễn Patriot do binh lính Mỹ bảo trì và điều khiển tại Ba Lan thì lãnh thổ xứ này trở thành vùng bất khả xâm phạm cho Liên bang Nga. Nhưng nếu không đưa hỏa tiễn qua đó mà Chính quyền Obama vẫn bật tín hiệu rõ rệt là sẽ triệt để bảo vệ xứ này, như đã tăng cường hợp tác với Turkey, thì tình hình chưa đến nỗi tệ.
Cho nên, để thoả mãn đòi hỏi của Moscow, Obama có thể tạm đình chỉ kế hoạch BMD tại Ba Lan và Tiệp, hoặc mời Liên bang Nga vào xem hệ thống radar kiểm báo tại Cộng hoà Tiệp sẽ thực sự hướng về đâu (không nhắm vào hỏa tiễn Nga như Moscow e ngại). Nhưng, nếu Ba Lan không nhận dàn hoả tiễn Patriot của NATO thì Mỹ vẫn có thể bán hỏa tiễn hay chiến cụ khác cho Ba Lan: thực tế thì Ngũ giác đài đã giao cho Ba Lan 30 chiến đấu cơ F-16C/D, thuộc loại tối tân nhất mà NATO đang sử dụng. Và trong tương lai có thể sẽ thương thuyết việc cung cấp hỏa tiễn Patriot cho Warsaw.
Vấn đề tùy thuộc vào ý chí bảo vệ đồng minh của NATO. Obama có ý chí ấy hay không" Vì vậy, tại thượng đỉnh Nga Mỹ tuần này, ta nên chú ý tới Ba Lan, vật đổi chác hay một nước cờ gỡ bí của Obama"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.