Hôm nay,  

Tạp Ghi: Trong Cửa Tiệm Hớt Tóc

15/06/200900:00:00(Xem: 3591)

Tạp ghi: Trong cửa tiệm hớt tóc – Huy Phương

Tôi có nhiều kỷ niệm về cái đầu tóc của tôi. Nhà nghèo, tiền bạc thì ít nhưng tóc tai thì nhiều. Những đứa trẻ cùng lứa khác có thể chỉ cần ra tiệm hớt tóc mỗi tháng một lần, còn tôi mới hai tuần tóc đã ra lởm chởm. Cái khó là làm sao tới kỳ xin tiền được để ra ngồi trên ghế anh phó cạo. Thời đó tôi không hề lựa một người thợ hớt tóc hay một tiệm hớt tóc cho riêng mình mà chạy lung tung, tiện đâu hớt đấy. Tôi còn cái cảm giác ngồi trên chiếc ghế có tay dựa, lớn và cứng ngắc, cái “tông-đơ” cùn rỉ của ông thợ như cắn giựt từng mảng tóc trên đầu, mà tôi không hề tỏ một tiếng than van hay phiền trách vì tôi cứ sợ ông thợ giận, không tiếp tục hớt cho mình thì tôi phải mang cái đầu chỉ hớt một bên về nhà. Những tiệm hớt tóc trong một ngôi làng nhỏ thời chiến tranh, phần lớn nghèo nàn, rách nát. Tôi còn mường tượng ra những tấm cửa cót tre thủng lỗ, xiêu lệch và sàn nhà đất cát pha những dúm tóc đen vung vãi và những người thợ hớt tóc, đời sống buồn rầu, tẻ nhạt như cái quán hớt tóc của ông.
Tôi không quên được những tấm kính soi mặt loang lổ đã tróc nhiều phần tráng thủy, chiếc lược sừng màu đen đã mòn răng có khi lên tận cán, cái chổi nhỏ nhúng nước, hộp phấn hiệu “talc” mà cái bông thấm phấn đã mòn đôi khi làm rát cả làn da, cái khoắng tóc vụn hình dáng như chiếc nơm cá nhỏ làm bằng sừng trâu, và cái khăn choàng cáu bẩn “màu cháo lòng” mà mỗi lần hớt tóc xong ông thợ dùng nó để tung lên như anh chàng “metador” đấu bò tung cái khăn “capote de brega” màu đỏ, để vừa rũ tóc trong cái khăn ra, vừa phủi tóc vụn trên cái đầu mới và trên vai áo của tôi. Tôi thường có cảm tưởng những ông thợ hớt già tử tế với chúng tôi hơn là những người thợ trẻ, những ông thợ trẻ thường mạnh tay ủi cái “tông-đơ” trên đầu tôi không thương tiếc vì thiếu kinh nghiệm hay vì họ ít biết thương trẻ con hơn những ông già.
Thời thơ ấu, tôi vẫn thường ước ao một ngày nào đó được ngồi trên cái ghế bọc da đỏ, dưới mấy chiếc quạt máy chạy vù vù trong một cửa hiệu hớt tóc đèn đuốc sáng choang, ngoài hai đường phố chính sầm uất của thành phố với những ông thợ mặc áo choàng trắng trông như những người y tá.
Tuy vậy, sau này khi trưởng thành tôi thường nghĩ và thương nghề hớt tóc. Các bạn có thấy ai làm nghề này mà giàu có không" Người thợ may có thể may cho một ông khách sộp một lúc ba bộ áo quần, nhưng người thợ hớt tóc thì không. Một tuần chúng ta có thể đi ăn tiệm ba lần nhưng mỗi tháng chỉ ghé tiệm hớt tóc một lần. Giá cả cũng chừng ấy, thời gian cũng ngần ấy, không đòi được tiền thêm mà sang trọng cũng không ai đi hớt tóc mỗi tuần một lần. Nghề hớt tóc sang trọng thì mở cửa hiệu trong những căn phố, làng nhàng thì che mái bên hông nhà người khác trong con hẽm nhỏ cũng xong. Cũng có những người thợ hớt tóc vĩa hè mở “tiệm” ngoài vườn hoa hay bên bờ sông, chỉ cần một gốc cây để treo vào đó tấm kính soi, khách tha hồ hưởng gió mát hay bụi đường. Lại có những người hành nghề hớt tóc dạo, đồ nghề chỉ gói gọn trong một chiếc hộp gỗ nhỏ và chiếc ghế xếp mang theo trên chiếc xe đạp “cà tàng”. Đây cũng là một nghề vất vả, vì qua mùa đông buốt gía, hay lúc trời mưa gió, người thợ hớt tóc dạo chỉ còn việc nằm nhà.
Từ ngày vào Nam, tôi lại biết thêm được nhiều ông chủ tiệm hớt tóc có tính nghệ sĩ. Những lúc buồn buồn ế khách, ông đem cây đàn guitar lõm phím treo trên vách xuống, nắn nót vài nốt nhạc rồi cất tiếng ca một đôi câu vọng cổ mùi mẫn. Sau này đổi nhà nhiều lần, sống ở nhiều thành phố khác nhau, tôi lại quen biết thêm nhiều người thợ hớt tóc, điều đặc biệt mà tôi nhận thấy là họ nói nhiều, hay bắt chuyện và hình như tất cả đều nghèo, may lắm là đủ ăn, vì nếu giàu họ đã không làm nghề hớt tóc.


Người ta thường xem người thợ hớt tóc như người quen, ít có nghề nào mà thợ và khách thường trò chuyện với nhau nhiều như nghề này, và lẽ cố nhiên không ai nay hớt ông thợ này, mai hớt tóc hiệu khác. Ông thợ đã biết kiểu tóc, lối hớt, sở thích của khách, vào tiệm là ngồi xuống ghế, ông thợ choàng tấm khăn lên là bắt đầu, không cần hỏi khách hớt ngắn hay dài, kiểu cọ ra sao, cho nên nhiều khi thợ bận, khách phải chờ, không thể nói ông thợ nào đang rảnh thì hớt tóc cho mình cũng được.
Đối với những đứa trẻ còn được bồng trên tay mẹ thì hớt tóc cho chúng là cả một cực hình, chúng vừa khóc vừa dẫy dụa, có khi gặp những thằng con mất dạy, ông thợ hớt tóc còn bị chửi mắng. Đối với những đứa trẻ mới lên mười thì cũng chẳng thú vị gì, khi hớt nó cúi gầm đầu xuống câm như thóc, tiền công hớt lại ít, chỉ đối với những người lớn, thì thợ và khách hình như tương đắc, tha hồ chuyện trò tâm sự chuyện làng chuyện xóm, chuyện ông này bà nọ, đến cả chuyện lớn lao “quốc gia đại sự”.
Nghề hớt tóc được xem là nghề “cao thượng” vì có quyền “xoa đầu nắn cổ” người ta. Nghề này cũng được đặc quyền là “cầm dao kề cổ” người khác mà không ai kiện tụng hay thưa gởi. Ngày xưa, bà Thị Kính chỉ cầm cái kéo định cắt một sợi râu mọc ngược trên mặt chồng mà phải mang nỗi oan đến nỗi phải đem thân gởi cửa Phật, trong khi ông thợ hớt tóc ngày nay cầm con dao sắc múa may trên mặt trên cổ người ta, có khi vừa cầm dao vừa kể chuyện Taliban cứa cổ, chặt đầu địch thủ mà vẫn hợp pháp. Trái lại trong trại giam Guantanamo muốn khai thác tin tức, người ta phải chạy điện trấn nước tù nhân, nhưng tại các tiệm uốn tóc hay hớt tóc chỉ cần chạy một đường “tông-đơ” hay một đường kéo là các bà, các ông sẵn sàng phun ra hết lý lịch, chồng vợ làm gì, con cái ông nào bác sĩ, ông nào kỹ sư, gia tư ra sao, vừa đi du lịch ở đâu về. Trong thời chiến tranh Việt nam các tổ chức tình báo của VC miền Bắc chắc không quên gài người vào các hiệu uốn tóc hay hớt tóc gần các căn cứ quân sự của chúng ta để lấy tin tức.
Trong những thành phố nhỏ hay quận lỵ, tiệm hớt tóc xem như một hãng thông tấn địa phương nho nhỏ. Nghề này khách và thợ có vấn mà cũng có đáp. Tôi biết nhiều người không thích những câu hỏi kiểu “công an làm việc”, nhất là những lúc phải vào hớt gặp ông thợ mới. Cuộc vấn đáp còn tùy theo thời điểm và thời sự quốc nội, quốc ngoại. Cách đây khoảng chục năm, sau khi choàng cái khăn vào cổ, thường câu hỏi đầu tiên để làm quen với khách, nếu là khách lạ mới đến tiệm lần đầu, của người thợ là:“Ông anh qua Mỹ được bao lâu rồi"”Từ câu hỏi này sẽ đi đến những chuyện như vượt biên, bảo lãnh hay H.O., rồi từ diện này diện nọ sẽ đi đến chuyện ở tù bao lâu, qua Mỹ năm nào, bây giờ làm gì" Bây giờ thì câu hỏi có thể đổi sang hướng khác, như “Ông anh về Việt Nam lần nào chưa"” Từ câu hỏi này sẽ dẫn đến chuyện cái nóng ở VN chuyện mua đất, chuyện tình đời, bà con, chuyện tốn kém, tiêu xài. Ít ai vào tiệm uốn tóc hay hớt tóc mà giữ được im lặng trước những câu hỏi “gợi ý” khéo léo của những người thợ, những “điều tra viên” rất thành thạo tâm lý của khách hàng.
Những sợi tóc trên đầu tôi, theo năm tháng đã dài bao nhiêu lần để phải nhờ đến người thợ hớt tóc. Từ những sợi tóc đen nhánh, ngày nay nó đã trở thành hoa râm, rồi trắng bạc. Cảm tưởng về thời gian đã đến với tôi, khi nhìn những đám tóc bạc gần hết, rơi trên chiếc khăn choàng trên ghế hớt tóc sáng hôm nay. Mái tóc chính là thời gian. Bao nhiêu người thợ hớt tóc cho tôi suốt cả cuộc đời đã không còn trên đời này nữa. Bạn nghĩ gì khi đi ngang qua một khu phố có cái tiệm hớt tóc thời thơ ấu, mà cảnh vật và con người đã hoàn toàn thay đổi hay biến mất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.