Hôm nay,  

Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (iv)

29/03/200900:00:00(Xem: 16249)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial” của tác giả Elizabeth Pond (IV)
Giải Pháp Chính Trị sau Tết Mậu Thân

Elizabeth Pond

Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹ, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế như: The Council on Foreign Relations, the German Council on Foreign Relations, the International Institute for Strategic Studies, the US Institute of Peace... và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans;  Nhận thức về nước Nga;  Sự tái sinh của Âu châu... 
   Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng “The Chau Trial”. Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, người Mỹ tìm mọi cách thu xếp để rút quân khỏi cuộc chiến. Đây là lúc Elizabeth Pond quyết định viết về khúc quanh của chiến tranh Việt Nam. Với sự tài trợ của giải thưởng báo chí "The Alicia Patterson Foundation" cô phái viên của The Christian Science Monitor xin nghỉ giả hạn luôn nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và “The Chau Trial” trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận “Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu.”
      Cho tới nay, 40 năm sau “Vụ án Trần Ngọc Châu”,  tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. Sau đây là bản dịch Việt ngữ “Vụ Án Trần Ngọc Châu” do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial”, với những tiểu tựa do toà báo đặt thêm.

Phần Một: Mở
(IV) Ông Châu không hề tính chuyện gây dựng một phe nhóm chính trị riêng rẽ nào hết trong suốt quá trình hoạt động của mình. Cái guồng máy hành chánh mà ông ta dựng lên ở Kiến Hòa vẫn tồn tại nguyên vẹn tại chỗ chứ không theo ông mà đi khi ông rời khỏi tỉnh. Guồng máy đó ở lại phục vụ cho bất kỳ một Tỉnh trưởng nào đến sau.
Sau khi đắc cử Dân biểu, ông Châu đã cho mở các văn phòng đại diện ở Kiến Hòa (và chi toàn bộ lương Dân biểu của mình vào việc đó), và chính bản thân ông vẫn thường xuyên đi xuống tỉnh và quận trong địa phận Kiến Hòa. Các Tỉnh trưởng vẫn có người tiếp tục ngưỡng mộ ông, nhưng toàn bộ các vị đó không phải là một tổ chức cán bộ thuộc phe cánh ông Châu.
Ông Châu cũng chẳng hề hoạt động chính trị trong hàng ngũ quân đội. Vì là dân Việt Minh cũ nên ông ta khó giao du với các Tướng lãnh xưa kia vốn đi lính cho Pháp và vì những viên tướng này củng chẳng tin ai đã từng tham gia Kháng chiến. Vả lại ông ta cũng không thích cái việc giao du đó; giản dị là do cá tính của ông ta.  
Để thực hiện đường lối chủ trương của mình hình như ông Châu lại có ý muốn theo truyền thống Nho giáo, nghĩa là nêu gương lãnh đạo để thu phục quần chúng một khi đã có được quyền lực trong tay. Đấy cũng là đường lối mà ông đã thực hiện thành công tại tỉnh Kiến Hòa. Ở đây cũng cần nói là tư tưởng Khổng học đã được pha trộn rất nhiều với cung cách làm việc kiểu Mỹ (của Châu) nhằm đạt được sự hòa hợp giữa chính sách và chính trị.
Ông Châu đã cho phổ biến quan điểm của mình và tranh thủ dư luận quần chúng qua một loạt sách vở và báo chí. Làm như vậy, ông ta đã không tuân theo một qui tắc là sự thành công về mặt chính trị tại Việt Nam tùy thuộc vào việc người ta phải giữ một khoảng cách với giới cầm quyền.
Ngoài ra cũng có thể là vào giai đoạn đó ông Châu đã không tự coi mình như là một thành phần đối lập với ông Thiệu và do đó cũng chẳng cần phải lập nên một phe chống đối. Tình hình cứ thế mà diễn biến.
Quan điểm của ông ta thì thay đổi trong khi ông Thiệu vẫn giữ nguyên quan điểm của mình; nhưng nói một cách tổng quát ông Châu vẫn thân chính phủ và thân một số nhân vật người Mỹ. (Cũng có thể là ông Châu chủ ý nhắm một nước cờ lớn nào đó phòng khi mất đi sự ủng hộ của Hoa Kỳ).
Tuy nhiên trong quá trình diễn biến và hình thành quan điểm của mình, ông Châu càng ngày càng nhích gần lại với nhóm Dân biểu người Miền Nam, giới Công giáo tiến bộ và Phật giáo. Đến lúc đó thì khối thân Thiệu của ông đã tan rã, tuy nhiên ông Châu vẫn không chính thức tham gia một phe nhóm mới nào cả. Chỉ có điều là lời ăn tiếng nói của ông càng ngày càng trùng điệp với lời lẽ của nhóm đối lập.
Các mối liên lạc đó có thể đã góp phần vào việc làm cho ông Châu mang tiếng chống Mỹ và chống chính quyền, và vì vậy không phải lúc nào cũng làm sáng danh cho ông ta.
Trong các bạn đồng minh mới của ông một số thì đúng là lương thiện và chịu khó chịu làm việc nhưng một số khác thì tán tận lương tâm và tham nhũng thối nát. Bên cạnh những người ông Châu chủ ý liên minh cộng tác cũng có những người vì mục đích riêng tư mà tìm đến ông qua sự môi giới của nữ Dân biểu Kiều Mộng Thu.
Cũng chính vào năm 1968 đầy biến cố mà ông Châu với bà Thu đã trở nên thân thiết. Lúc đó và sau này ông Châu vẫn cứ một mực nói rằng mối quan hệ giữa họ với nhau là do nghề nghiệp chớ không do tình cảm.


Bạn bè của ông Châu lại cho rằng một người như ông Châu, từ trước đến nay vẫn tránh dính dấp vào những vụ tình cảm lăng nhăng thì với vụ này không khéo lại chìm xuống mất. Theo họ mối quan hệ giữa ông Châu và bà Thu, ngoài việc có cơ phá hoại hạnh phúc gia đình ông, đã ảnh hưởng không ít đến sự tỉnh táo của ông về mặt chính trị, và sau này có lúc đã đưa ông ta đến chỗ có những lời lẽ tự biện minh không mấy hòa nhã; những lời lẽ không chừng là do các đệ tam nhân thúc đẩy.
Về phần mình, bà Thu có vẻ rất si mê ông Châu và lúc nào cũng một mực binh vực ông, đôi khi binh vực đến mức quá đáng như có lần bà ta rút súng lục ra ngay trong cuộc tranh luận tại Hạ Viện vào tháng 12 năm 1968. Bà Thu cũng thuộc loại nóng nảy như phần đông phụ nữ Việt Nam. Giới phụ nữ ở Sàigòn vẫn thường rỉ tai nhau là bà ta có tài bỏ bùa mấy anh đàn ông.
Là người gốc gác từ vùng Châu thổ sông Cửu Long bà Thu lại được trúng cử ở Huế vì bà ta là một người ủng hộ Phật giáo trước sau như một. Khi được trúng cử tại Huế tất nhiên ít nhiều bà đã nhờ Phật giáo Ấn Quang.
Đến cuối 1968 đầu 1969 ông Châu ngày càng nói nhiều về vấn đề bình định, về giải pháp chính trị và về việc phi Mỹ - hóa cuộc chiến. Ông chủ trương một chính sách mềm dẻo hơn về thỏa hiệp; và thỏa hiệp không phải với Cộng sản nhưng là với các phe nhóm Quốc gia (như giới Phật giáo), cho đến nay vẫn bị đẩy ra ngoài đời sống chính trị ở Sàigòn.
Ông ta vẫn tiếp tục chống đối mạnh mẽ các sự liên hiệp với Cộng sản ở cấp toàn quốc hay ở cấp tỉnh bởi vì - ngoài nhiều lý do khác - ông nghĩ rằng Cộng sản không tài nào đạt được số phiếu cần thiết qua các cuộc phổ thông đầu phiếu để có thể đại diện được ở cấp trung ương. Như vậy thì thỏa hiệp với họ ở cấp địa phương tốt hơn là để cho họ tham gia vào chính quyền trung ương. Do đó quan điểm của ông về việc thỏa hiệp rút lại có nghĩa là đồng ý để Mặt Trận Giải Phóng tham gia chính quyền ở cấp trưởng ấp hoặc trưởng xã ở các địa phương nào mà Mặt Trận vốn dĩ có ưu thế. Thà cho phát triển theo chiều hướng đó thì không có gì nguy hiểm vì Mặt Trận Giải Phóng sẽ không tài nào gom đủ số phiếu để bầu Tỉnh trưởng hoặc đại biểu Quốc hội.
Đôi điều mơ hồ đã phát sinh từ quan điểm liên hiệp của ông Châu, và chính những mơ hồ đó sau này sẽ ảnh hưởng đến thái độ của sứ quán Mỹ tại Sàigòn đối với ông ta. Ông ta thường dùng thuật ngữ "liên hiệp với các phần tử không Cộng sản" để chủ trương đưa các nhóm tôn giáo cùng các nhóm dân thiểu số vào đời sống chính trị của Quốc gia. Ông ta thường gọi tắt chủ trương trên là "liên hiệp". Ngoài ra ông Châu còn cho rằng Mặt Trận Giải Phóng và Cộng sản là hai nhóm khác nhau (điều có thể là đúng vào những giai đoạn đầu của cuộc nổi dậy nhưng đến năm 1969 thì quan điểm đó lại có phần ngây thơ). Ông Châu còn cho rằng nếu không lôi cuốn được cả Mặt Trận Giải Phóng thì rồi ra phe chính quyền ít nhất cũng lôi cuốn được những người ủng hộ cùng những cán binh thuộc Mặt Trận nầy.
Lập trường trên của ông Châu khiến cho một số người Mỹ suy luận rằng có lẽ ông Châu không phản đối sự liên hiệp với Mặt Trận Giải Phóng một cách mạnh mẽ bằng việc ông phản đối sự liên hiệp với Cộng sản.
Nhận xét về quan điểm của ông Châu theo luận cứ trên có thể đúng nhưng cũng có thể sai. Tuy nhiên người viết thiên phóng sự này khi xem lại những lời phát biểu của ông Châu qua băng từ và báo chí, và căn cứ vào những cuộc phỏng vấn các giới chức người Việt và Mỹ từ 1967 cho đến lúc ông Châu bị đưa ra Tòa thì lại không thấy có bằng chứng nào về luận cứ trên. Chẳng hạn vào tháng 1 năm 1969 trong cuộc họp báo của ông Châu mà có lúc người ta cho rằng để ủng hộ liên hiệp thì khi xem kỹ lại hóa ra cũng vẫn cái chủ trương cố hữu của ông Châu là liên hiệp với các phe nhóm không Cộng sản.  
Toàn bộ những chi tiết trên đây về quan điểm của ông Châu đối với vấn đề liên hiệp xét ra cũng không mấy cần thiết trong việc soi sáng vụ án của ông Châu bởi chính quyền Việt Nam không hề kết án quan điểm liên hiệp của ông ta. Tuy nhiên các chi tiết đó cũng cần phải biết rõ để hiểu được vai trò của sứ quan Mỹ tại Việt Nam, bởi vì việc sứ quán Mỹ coi ông Châu như một thành phần chủ trương liên hiệp, đã phần nào là nguyên do khiến cho sứ quán Mỹ tỏ ra lạnh nhạt đối với ông Châu sau này.
Đối với vấn đề thương lượng thì vào cuối năm 1968 và đầu năm 1969 ông Châu khởi sự kêu gọi đối thoại giữa các phe tham chiến (Sàigòn, Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng) mà không cần có sự hiện diện của người Mỹ. Để mở đầu cho các cuộc đối thoại đó, ông Châu đề nghị một cuộc gặp gỡ giữa các đại biểu quốc hội Miền Nam và các đại biểu quốc hội Miền Bắc. Đấy lại đúng vào lúc chính quyền Nixon đang dò dẫm tìm cho ra một chính sách riêng của mình đối với vấn đề Việt Nam. Đấy cũng là lúc ông Thiệu vừa miễn cưỡng chấp nhận các đề nghị thương thuyết của phía Mỹ vừa tự mình đưa ra một số đề nghị riêng. Và đấy cũng là lúc người ta thấy còn le lói hy vọng ở cuộc hòa đàm tại Paris. Do đó mà nếu như nhiều người Việt Nam cho rằng lập trường của ông Châu lúc đó chẳng qua cũng chỉ là những luận điệu thăm dò của ông Thiệu và người Mỹ hoặc của riêng người Mỹ, thì cũng chẳng có chi là lạ. 
Phải gần một năm sau sự thể mới cho thấy là cách nhìn đó hoàn toàn sai lầm.
Kỳ tới: Nhân vật Nguyễn Văn Thiệu
Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí  25 mỹ kim. Sách gửi tận nhà trong nước Mỹ thêm $5 cước phí.  Bạn đọc và các đại lý  xin liên lạc Việt Báo:
 14841 Moran St.
 Westminster, CA 92683
 (714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.