Hôm nay,  

Tội Ác: Ai Là Thủ Phạm Án Mạng Versailles?

08/03/200900:00:00(Xem: 3324)

Tội ác: Ai là thủ phạm án mạng Versailles" - Marilyn Z. Tomlins

(Tiếp theo kỳ trước)

Bà Taylor đi Ba Lê năm 1989. Lúc ấy bà mới 39 tuổi và dĩ nhiên là đã ly dị rồi. Bà thuê một căn phòng nhỏ và bắt đầu học tiếng Pháp. Bà khoe với tất cả mọi người mà bà gặp được lúc ấy rằng bà là một luật sư và đã từng hành nghề khi còn ở quê nhà Hoa Kỳ. Bà kể nhiều chuyện khác nhau về nơi mà bà đã từng theo học luật, và khi trả lời các câu hỏi của cảnh sát bà cũng làm như thế. Bà cho biết rằng bà học luật ở Monterey College of Law, và quả thật bà từng theo học luật ở ngôi trường này được hai năm rưỡi trước khi bỏ dở việc học. Bà kể rằng bà đã từng theo học nhiều khóa luật khác nhau ở Anh Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Los Angeles Times, bà biện hộ cho những câu chuyện nhập nhằng này của bà rằng  “Tôi không tự xưng là luật sư, nhưng tôi biết cách làm việc trong ngành luật”.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ lúc bà lấy chồng năm 1982 cho đến khi bà đến Ba Lê năm 1989 thì bà có làm nhiều công việc khác nhau. Bà từng là chủ một cửa tiệm ở Boulder Creek, California; từng giúp việc cho một trung tâm tạm trú cho phụ nữ bị bạo hành; từng là giám đốc của một rạp chiếu bóng ở khu Santa Cruz Mountains. Và rồi, trong năm 1991 khi đã ở Ba Lê thì bà được thừa hưởng một quỹ nho nhỏ từ ông Hewitt, chồng cũ của bà. Thế nhưng, bà Taylor đã sinh nhai như thế nào tại thủ đô hoa lệ nhưng không kém phần đắt đỏ này của Pháp trong suốt hai năm trời trước khi bà có thể rút tiền từ quỹ này"
Cảnh sát Pháp cho rằng bà làm điếm đón khách trên đường Champs-Elysées. Bà cực lực phủ nhận chuyện này và cảnh sát cho bà biết họ có đầy đủ danh sách của thân chủ thường trực của bà. Chuyện bí mật ít ai biết đến về đường Champs-Elysées là khu đất béo bở “vàng ròng” đối với giới chị em ta. Trong năm 2008, cảnh sát ước lượng có khoảng từ 200 đến 300 chị em ta đứng đường hành nghề ở đấy. Những cô gái ăn sương này được gọi bằng tục danh là “les marcheuses” – những cô nàng bộ hành. Vận những bộ đồ hiệu Yves Saint Laurent trị giá $10,000 Mỹ Kim, tay nắm chặt ví đầm hiệu Prada, chân mang giầy cao gót Versace họ liên tục đi tới đi lui không ngừng nghỉ trên suốt quãng đường này bởi vì nếu họ đứng yên một chỗ thì họ có thể bị tóm cổ với tội chào đón, mời gọi khách hái hoa (soliciting).
Đối với một thiếu phụ trẻ tuổi đến Ba Lê với hai bàn tay trắng và một cái ba lô đầy dẫy những ảo tưởng sẽ được sống theo kiểu của Hemingway hoặc như F.Scott Fitzgerald tại thành phố diễm lệ, trữ tình nhất thế giới và rồi phải đối diện với thực tế phũ phàng là phải sống trong một căn gác nhỏ bé, chật hẹp nhìn xuống một cái sân hôi hám, dơ bẩn và biết rằng người ta có thể dễ dàng kiếm $440 - $2,200 Mỹ Kim (theo ước lượng của cảnh sát) từ một người khách mua hoa trên đường Champs- Elysées  thì sự cám dỗ quả thật lớn lao vô cùng. (Những con số ước lượng của cảnh sát cho thấy một cô gái ăn sương trên con đường này có thể kiếm được khoảng $7,000 Mỹ Kim mỗi đêm).
Và cũng trên con đường này, hoặc trong những khu phố gần đó, bà Taylor đã gặp ông Philippe Pavageau. Lúc ấy là năm 1991, năm thứ nhì bà sống ở Ba Lê. Bà có vẻ bị lạc đường khi đi tìm tháp Eiffel, mặc dầu bà sống trong một căn phòng cách đó không xa. Bà có mang theo một tấm bản đồ thành phố Ba Lê. Một người đàn ông dừng lại để hỏi xem có phải bà đang muốn tìm một chỗ nào đặc biệt hay không. Bà nói là bà muốn tìm tháp Eiffel. Ông ta chỉ cái tháp cao 325 thước, cấu trúc cao nhất Ba Lê đứng sừng sững trên bầu trời của thành phố.
Đối với một người đàn ông Pháp thì không có gì hấp dẫn, khêu gợi bằng một thiếu phụ trẻ đẹp với một tấm bản đồ và giọng nói ngoại quốc là lạ, dễ thương. Bà Taylor, lúc ấy có mái tóc vàng óng ả, mắt nâu hạt dẻ và thân hình thon nhỏ thanh lịch – dáng vóc mà người Pháp gọi là petite - với chiều cao 1,64m và cân nặng 52 ký, nhanh chóng được ông ta đề nghị  chở giùm đến chân tháp và sau đó, mời đi uống một ly giải khát. Bà chấp thuận với cả hai lời đề nghị này.
Theo bà Taylor thì một tháng sau đó bà và ông Pavageau trở thành tình nhân của nhau. Vào tháng 4/1992, chỉ vỏn vẹn vài tháng sau khi quen nhau, bà dọn hẳn vào ngôi nhà của ông ở Versailles để chung sống với ông. Đấy chính là căn nhà mà, cho đến 12 tháng trước đó, ông đã từng sống trong hạnh phúc gia đình êm ấm với bà Roxanne. Và đấy cũng chính là nơi mà vợ chồng ông Pavageau đã nuôi nấng ba đứa con của họ đến tuổi trưởng thành. Ông Pavageau gặp bà Roxanne Foley trong thập niên 1960 khi ông đang theo học văn bằng cao học quản lý kinh doanh tại đại học Chicago, nơi bà cũng đang học cao học giáo dục. Hai người lấy nhau năm 1968 tại Hoa Thịnh Đốn, quê hương của bà.
Cuộc đời của bà Taylor được thoải mái hơn và địa vị của bà trong xã hội cũng tăng thêm nhiều kể từ khi bà dọn về ở tại căn nhà số 20 đường Boulevard de la République. Thành phố Versailles với dân số 89,000 là một thành phố của giới trung lưu, bourgeois. Ở đấy, vào những đêm đông buốt giá bà có thể xem truyền hình thoải mái trong phòng khách khang trang với lò sưởi ấm cúng, còn vào những đêm hè nóng bức thì bà có thể ăn một bữa ăn thật thơ mộng trữ tình dưới ánh đèn cầy lung linh ngoài vườn. Bà có thể nhảy lên chiếc xe điện tốc hành để lên thủ đô hoa lệ mua sắm những xách tay thuộc loại hàng hiệu đắt tiền ở cửa tiệm sang trọng Galaries Lafayette. Và bà sẽ không bao giờ phải lo ngại về việc không có tiền trả tiền thuê nhà cho tháng tới nữa.
Thế nhưng bà Roxanne Pavageau không thích sự xuất hiện của bà Taylor trong cuộc đời của ông chồng đã ly thân của mình. Bà đã gặp bà Taylor và nghĩ rằng người đồng hương này quả thật là một luật sư. Bà Roxanne cũng không chấp nhận được chuyện kẻ đến sau này lại thân thiện với con cái của mình. Và có thể bà cũng không chịu được cái ý tưởng rằng có một người đàn bà lạ mặt sống trong căn nhà của bà và sử dụng đồ đạc mà bà bỏ công chọn lựa mua sắm. Có một bộ dao nĩa bằng bạc mà bà thực sự không muốn cho bà Taylor sử dụng nên bà đã yêu cầu họ giao trả lại cho bà bằng không thì bà sẽ tự động đến lấy. Vào tháng 5/1993, bà Roxanne đã đến nhà và sau đó ông Pavageau đã làm đơn than phiền tại đồn cảnh sát địa phương rằng bà đã đột nhập gia cư bất hợp pháp.
Bà Taylor chẳng những đã không làm cho tình hình lắng dịu, không làm cho người vợ đã ly thân của tình nhân bớt giận dữ mà dường như còn cố khích động thêm hơn nữa. Vào tháng Chín, tháng mà bà Roxanne sẽ qua đời, hai người đàn bà này đã vô tình cùng ngừng xe song song với nhau tại một ngã tư khi đèn đỏ và bà Taylor đã quay kiếng xe của mình xuống rồi hét toáng lên: “Hai đứa tao vô cùng sung sướng khi sử dụng bộ dao nĩa bạc mày mua”. Chuyện này xảy ra trước khi bà Roxanne bị đập vỡ sọ vài ngày.

Bắt Đầu Nhớ Lại Sự Việc

Thoạt đầu, bà Taylor khăng khăng giữ vững lời khai rằng bà bị mất đi một phần ký ức (partial amnesia) và không nhớ gì cả về vụ án. Giới phân tâm học cũng như thần kinh học của Pháp chấp nhận rằng việc mất ký ức (amnesia) hoàn toàn hoặc một phần là một chứng bệnh có thật được tạo thành từ một kinh nghiệm quá mức chấn động. Họ cũng chấp nhận rằng việc tự lừa dối và cố tìm biện minh dẫn giải cho phù hợp với kết luận đã có sẵn – một triệu chứng mệnh danh là “len giầy” – như những triệu chứng thực thụ trong các vụ sát nhân. Bà Taylor có vẻ như bị đủ cả ba chứng này – hoặc lẩn tránh đằng sau chúng. Bà không phải là luật sư nhưng bà lại tự xưng là luật sư: ấy là sự tự lừa dối. Lời giải thích mà bà đưa ra để biện minh cho việc bà tấn công bà Roxanne: ấy là chứng “len giầy” vì bà cố làm cho lời khai phù hợp với kết luận của cảnh sát. Còn về phần mất đi một phần ký ức thì giới chuyên khoa của Pháp cho rằng trước sau gì thì ký ức cũng sẽ trở về, có thể sau vài giờ đồng hồ, có thể vài tháng, hoặc có thể nhiều năm sau đó. Nhưng chắc chắn nó sẽ được khôi phục.
Quả thật, ký ức của bà Taylor cũng dần dần đượckhôi phục. Bà bảo với cảnh sát rằng bà nhớ mình đã phải chạy ra khỏi nhà đến một cái điện thoại công cộng gần đó và gọi số 17 – con số điện thoại cấp cứu toàn quốc của Pháp, tương tự như 911 của Hoa Kỳ hoặc 000 của Úc. Thế nhưng, trước khi nhân viên trực kịp bắt điện thoại trả lời thì bà đã cúp máy vì quá hoảng sợ. Sau đó, bà đã chạy trở về nhà để lấy xe hơi chạy đến nhà một người đàn ông bạn của bà. Ông này sau đó đã cùng với bà quay trở về căn nhà số 20 đường Rue de la République. Bà từ chối không nêu danh ông ta. Bà cho biết bà đứng đợi ở ngoài đường trong lúc ông này đi vào nhà. Bà cho ông biết rằng bà Roxanne đang ẩn nấp đâu đó trong nhà chực chờ để giết bà. Khi thấy ông ta vào nhà khá lâu mà không trở ra thì bà cũng đi vào nhà luôn. Bà kể lại với nhật báo Los Angeles Time rằng:  “Cuối cùng thì tôi đi vào nhà và khi bước lên mấy bậc thềm thì tôi thấy bà ta nằm sõng soài trên mặt đất. Tôi bật khóc nức nở ngay lập tức”. Sau đó, bà cho biết bà đã dùng một cái khăn quấn cổ bằng lụa để phủ lên mặt bà Roxanne.
Người bạn của bà Taylor dường như đã cao bay xa chạy khỏi hiện trường rồi. Tuy ở Pháp việc không báo cáo về một tội ác mà mình mục kích được cũng như việc không giúp đỡ một người đang gặp nguy hiểm đều là tội hình sự khả dĩ bị truy tố và xét xử, thế nhưng cảnh sát Pháp lại không truy đuổi tìm bắt người bạn này của bà Taylor.
Chẳng bao lâu sau khi nhớ lại được chuyện này thì bà Taylor lại nhớ thêm nhiều chi tiết khác về hoạt động của bà trong khoảng thời gian 48 giờ từ sau cái chết của bà Roxanne cho đến khi cảnh sát và cậu Marc Pavageau đến nhà bà.
Bà nhớ rằng bà đã có thai, nhưng sự chấn động về việc thấy cái xác của bà Roxanne trong nhà đã khiến cho bà bị xẩy thai. Bà cũng nhớ lại rằng bà đã đi chợ mua đồ. Thậm chí, bà còn nhớ được cả việc bà đã lên Ba Lê để rửa hình nữa.
Thế nhưng, bà không nhớ thêm gì được nữa về khoảng thời gian 48 giờ ấy. Bà hoàn toàn không nhớ được đã lột trần truồng tử thi của bà Roxanne và dùng bao rác quấn chặt lấy cái xác không hồn ấy và lôi nó ra vườn và đào huyệt để vùi nó. Bà cũng không nhớ được đã lau chùi nhà cửa sạch sẽ để rửa hết những vết máu. Và bà cũng không nhớ được mình đã làm gì với cái búa cả.
Tuy vậy, trong cuộc phỏng vấn với Los Angeles Time về chuyện bà bị câu lưu thì bà có nhớ được rằng bà “có vẻ” đang cầm cái xẻng trên tay khi cảnh sát đến nhà bà.
Thủ tục luật pháp ở Pháp khá chậm chạp và vì thế, một bị can có thể bị tạm giam trong ba bốn năm trời trong lúc chờ đợi được xét xử. Và trường hợp của bà Taylor cũng không ngoại lệ. Bà lặng nhìn ngày tháng vụt bay qua cánh cửa sổ phòng giam của mình, thoạt tiên ở nhà giam Versailles, rồi sau đó là nhà tù Fresnes, cách Ba Lê hơn 12 cây số về phía Nam.
Thấm thoát mà bà đã vướng vòng lao lý được một năm, rồi hai năm. Năm thứ ba cũng trôi qua và năm thứ tư cũng vụt bay. Vào ngày thứ Tư 20/5/1998, 4 năm, 8 tháng sau khi bị câu lưu và chờ đợi được xét xử - thì luật sư của bà, ông Francis Triboulet thành công trong việc xin cho bà được tại ngoại hầu tra có điều kiện (on control order) vì lý do sức khỏe. Lúc ấy, bà chỉ còn 39 ký và đã cố tự vẫn nhiều lần.
Tòa ra lệnh tịch thu sổ thông hành của bà và buộc bà phải trình diện cảnh sát mỗi ngày. Bà tuân thủ trong vài tuần rồi sau đó đến lãnh sự quán Hoa Kỳ ở đường Place de la Concorde tại Ba Lê và xin một sổ thông hành mới. Bà thuật lại cho tờ Los Angeles Time như sau: “Khi tòa đại sứ hỏi “Còn cái sổ thông hành của của bà đâu" Bị mất hay bị đánh cắp"” thì tôi trả lời “Bị cảnh sát lấy rồi”. Thế thôi”.
Cũng theo bà thì khi cô thơ ký ở tòa đại sứ hỏi bà dự định sẽ làm gì về chuyện ấy thì bà trả lời, bà dự định sẽ khởi đơn kiện chính phủ Pháp.
Sau đó thì bà Taylor không bao giờ trình diện cảnh sát nữa: khi tòa đại sứ cấp cho bà cuốn sổ thông hành mới thì bà lập tức nhảy ngay lên chuyến bay đầu tiên đi Hoa Kỳ trong ngày. Khi cảnh sát Versailles nhận thức rằng bà đã đào tẩu thì bà đã yên ổn về đến California. Tuy vậy, trong một lá thư được gởi đến cho tòa án Versailles để giải thích cho sự trốn chạy của mình thì bà viết như sau: “Bà Pavageau bị thiệt mạng sau khi đột nhập vào nhà tôi trong trạng thái giận dữ tột độ đến điên khùng và cố giết hại tôi. Hoàn toàn không có chuyện sát nhân ở đây. Tôi tự vệ để bảo vệ mạng sống của chính tôi”.
Chính phủ Pháp lập tức yêu cầu Mỹ phải giải giao (extradite) bà Taylor bởi vì trước đó hai năm, vào ngày 23/4/1996 thì một thỏa ước giải giao phạm nhân đã được ký kết giữa Pháp với Hoa Kỳ. Chính quyền Pháp biết rằng Hoa Kỳ hiếm khi nào chịu giải giao công dân của họ cho một quốc gia khác bởi vì chính nước Pháp cũng có lối suy nghĩ tương tự như thế. Thế nhưng, họ quyết định không để cho bà Taylor giết người rồi lại được ung dung tự tại như thế. Một cảnh sát viên trong đội điều tra tuyên bố: “Bà ta bị bắt quả tang trong căn nhà ấy. Thi thể vẫn còn trong căn nhà và bà ta thì đang đào một cái huyệt ngoài vườn để chôn xác nạn nhân”.
Cảnh sát đã có được cái mà luật pháp Tây Phương gọi là “corpora delicti”, nghĩa là có nhiều bằng chứng rõ rệt cho thấy tội ác đã xảy ra, điều đó đủ để kết tội một nghi phạm.    (Còn tiếp một kỳ...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.