Hôm nay,  

Câu Chuyện Dân Biểu Joseph Cao

24/02/200900:00:00(Xem: 8064)

Kế Hoạch Kích Động Kinh Tế - Phần 3: Câu Chuyện Dân Biểu Joseph Cao

Vũ Linh
...biểu quyết của ông Ánh... có thể nói là tự sát chính trị...
Ngày Thứ Ba 17 Tháng 2 vừa qua, trong một buổi lễ long trọng được tổ chức tại Denver, thành phố đã tấn phong ông làm ứng viên Tổng Thống trong Đại Hội của đảng Dân Chủ, TT Obama đã chính thức ký sắc luật đầu tiên, có thể cũng là sắc luật quan trọng nhất của nhiệm kỳ. Đó là đạo luật kích động kinh tế với một ngân sách 787 tỷ đô.
Đây là bài thứ ba của người viết về đề tài này. Sở dĩ phải viết nhiều như vậy vì chẳng những đây là vấn đề có tính cách sinh tử liên quan trực tiếp đến chúng ta, mà quan trọng không kém, cũng là đề tài gây ra rất nhiều tranh cãi, trong đó đã có bài viết về lá phiếu biểu quyết của một dân biểu liên bang gốc Việt là ông Joseph Cao.
Bộ luật dày hơn 1.100 trang là một kế hoạch dung hòa giữa hai kế hoạch của hai viện của quốc hội Mỹ. Từ 819 tỷ của Hạ Viện, bộ luật được tăng lên 838 tỷ tại Thượng Viện sau khi Thượng Viện cắt xén mất hơn một trăm tỷ của Hạ Viện để thay thế bằng hơn một trăm tỷ khác. Cuối cùng, sau khi trả giá, xào nấu, thêm bớt muối tiêu hành tỏi, được biểu quyết ở mức 787 tỷ, và được TT Obama ký.
TT Obama và các vị dân cử Dân Chủ, cũng như giới truyền thông và giới trí thức cấp tiến ca ngợi đây không khác nào một loạt sắc luật TT Roosevelt ký năm 1933, trong vòng 100 ngày sau khi nhậm chức.
Năm đó, TT Roosevelt bước vào Tòa Bạch Ốc khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh lớn nhất lịch sử nhân loại đang hoành hành.
Tuy tầm mức cuộc khủng hoảng lớn gấp bội tình trạng hiện nay, nhưng đại để thì cũng tương tự, với thị trường chứng khoán lao xuống vực thẳm, hàng ngàn ngân hàng phá sản, hàng chục ngàn công ty lớn nhỏ đóng cửa, và hàng triệu người mất việc.
Để cứu nguy đất nước, Roosevelt tung ra chương trình New Deal (tạm dịch nôm na là "Tân Ước" - xin lỗi quý độc giả), khai trương một kỷ nguyên mới tại Mỹ, trong đó Nhà Nước ra luật trực tiếp can thiệp thẳng vào đời sống kinh tế tài chánh, cũng như khai sinh ra hàng loạt các chương trình lao động, an sinh xã hội vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Quan trọng nhất có lẽ là chương trình Social Security, là chương trình cấp tiền già mà mấy vị về hưu đang lãnh hiện nay.
Đó là thời vàng son của phong trào cấp tiến Mỹ.
TT Roosevelt thành công một cách vượt mức tưởng tượng. Một phần lớn nhờ Đệ Nhị Thế Chiến giúp kỹ nghệ Mỹ bộc phát vì Mỹ là nước duy nhất trên thế giới còn đầy đủ cơ sở sản xuất vẹn toàn để cung ứng nhu cầu quân sự cũng như dân sự của cả thế giới.
Tỷ lệ thất nghiệp từ 25% năm 1933 rớt xuống còn có 2% năm 1945, dĩ nhiên cũng nhờ một phần lớn thanh niên nam nữ bị động viên đi lính, trong khi hàng trăm ngàn nhân công được thu dụng tại các hãng xưởng cung ứng nhu cầu chiến tranh.
Giới truyền thông cấp tiến hiện đang tung hô TT Obama như là một Roosevelt thứ hai. Sắc luật TT Obama ký chỉ mới là bước đầu và trong tương lai, sẽ còn nhiều luật khác được ban hành. Đặc biệt liên quan đến các vấn đề cứu nguy ngân hàng, vấn đề gia cư, bảo hiểm sức khỏe, hay bải vệ môi sinh, v.v…
TT Obama có thành công hay không và có hy vọng trở thành một Roosevelt thứ hai hay không, thì chắc chúng ta còn phải chờ ít ra là 5 hay 10 năm nữa mới biết được.
Trong hiện tại, chúng ta chỉ có thể nhận định vấn đề phần lớn dưới khía cạnh suy luận tùy theo quan điểm chính trị của chúng ta thôi.
Đại cương thì thành phần cấp tiến chủ trương Nhà Nước phải can thiệp mạnh mẽ vào guồng máy kinh tế, tài chánh chứ không thể tin tưởng vào khả năng tự điều chỉnh của guồng máy đó. Công cụ can thiệp gồm có ba yếu tố chính là sắc luật, chương trình công chi, và tăng thuế.
Nói cách khác, Nhà Nước sẽ liên tục ban hành hàng loạt luật lệ để điều động, kiểm soát bộ máy kinh tế tài chánh. Nhà Nước cũng trực tiếp tác động đến sự phát triển kinh tế bằng cách tung ra các chương trình chi tiêu với tiền Nhà Nước, đặc biệt là các chương trình lớn lao xây dựng hạ tầng cơ sở như xa lộ, bến tàu, phi trường, hệ thống hỏa xa, trường ho"c, nhà máy biến điện, đập nước, kinh đào, v.v… , và các chương trình tài trợ an sinh xã hội như tiền thất nghiệp, medicaid, medicare, bao cấp đủ loại. Và thuế đủ loại sẽ được gia tăng để tài trợ những khoản chi vĩ đại đó.
Trái lại, thành phần bảo thủ thì chủ trương rằng sáng kiến tư nhân là bộ máy phát huy kinh tế hiệu nghiệm nhất, và những nhu cầu và quyền lợi cá nhân đối chọi sẽ có tác động cân bằng những chênh lệch quá đáng. Nhà Nước đóng vai cảnh sát điều hành lưu thông, cho nên ch ỉ  có nhu cầu tối thiểu, và do đó cũng chi tối thiểu, và thu thuế tối thiểu.
Nhìn vào hai khuynh hướng đối nghịch thì người ta có thể mường tượng ngay được cuộc tranh cãi hiện nay về chương trình kích động kinh tế của TT Obama và quốc hội Dân Chủ. Bộ luật mới là một hình ảnh rõ rệt nhất, phản ánh quan điểm cấp tiến hay thiên tả, bao cấp, của TT Obama và đảng Dân Chủ.
Chương trình dự chi một số tiền vô tiền khoáng hậu là gần tám trăm tỷ đô la, trong đó bao gồm tất cả những khoản chi tiêu biểu vừa nêu ở phần trên. Từ việc tu bổ hệ thống xa lộ liên bang đến tăng tiền thất nghiệp.
Chúng ta không có con số rõ ràng, nhưng hàng trăm tỷ đã được dành cho các chương trình gọi là "chuyển nhượng lợi tức", hoàn toàn có tích cách tái phân phối lợi tức an sinh xã hội chứ không có tính cách sản xuất, tạo công ăn việc làm, hay cứu nguy kinh tế gì hết.
Một điểm khác biệt quan trọng với chương trình của TT Roosevelt là vấn đề thuế.
Trong khi TT Roosevelt khai sinh ra tiền thuế an sinh (Social Security payroll taxes) để tài trợ quỹ tiền già ông mới phát minh ra, TT Obama cho đến nay vẫn khẳng định ông sẽ cắt thuế cho giới trung lưu và nhà nghèo.
Và đây có lẽ là câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc tranh cãi. Nếu tăng thuế thì sẽ là thất hứa. Nếu nhất định không tăng thuế thì lấy tiền đâu ra tài trợ cho chương trình kích động vĩ đại này" Mà, như ông Obama vừa đề nghị sau khi ký đạo luật kích động là sẽ tìm cách tiết giảm bội chi ngân sách qua việc tăng thuế của "nhà giàu" - có 1ợi tức đồng niên từ 250 ngàn trở lên - kể từ năm tới thì kinh tế nếu có phục hồi chút đỉnh sẽ lại suy sụp, là một rủi ro rất lớn cho những người đang kiếm việc làm: không ai muốn đầu tư thêm vì càng làm ăn là càng trả thuế nặng hơn và đầu tư giảm thì sản xuất không tăng mà chỉ gây thêm thất nghiệp.
Như đã có dịp bàn qua, nếu  không tăng thuế và giết con gà đẻ trứng vàng thì chỉ còn hai cách. Tài trợ các khoản tăng chi này bằng cách in tiền để đáp ứng nhu cầu: kết quả là lạm phát gây thiệt hại nhất cho dân nghèo và người già. Hay tài trợ bằng cách vay mượn tiền của các Chú Ba Hồ Cẩm Đào và các ông Ả Rập, và kinh tế Mỹ sẽ càng lún sâu vào vòng kềm tỏa của “ngoại bang”.
Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nghĩ thế nên vừa khoả lấp chuyện Bắc Kinh vi phạm nhân quyền vừa kêu gọi Trung Quốc tiếp tục mua công khố phiếu của Mỹ: nhờ Trung Quốc tài trợ cho các khoản tăng chi của mình và trả giá là phe lờ chuyện nhân quyền!
Một điểm khác biệt quan trọng đáng lưu ý nữa là những chi tiêu vô bổ và tàng hình yểm sâu trong chương trình kích động của TT Obama.
Để được sự chấp thuận của các vị dân cử Dân Chủ, gói ghém trong kế hoạch này là hàng trăm kế hoạch nhỏ, cục bộ khác trị giá hàng trăm tỷ, mà chẳng liên hệ xa gần gì đến kích động kinh tế quốc gia. Chỉ có lợi cho các vị dân cử Dân Chủ tại địa phương của mấy ông bà ấy, giúp cho họ dễ kiếm phiếu hơn trong các kỳ bầu cử tới. Đây có lẽ là lý do quan trọng nhất khiến khối dân cử Cộng Hòa đồng loạt chống vì sẽ chỉ gây khó khăn cho họ trong các cuộc bỏ phiếu năm 2010 và 2012.
Có lẽ từ trước đến nay, chưa bộ luật nào được thông qua với lằn ranh cấp tiến/bảo thủ rõ rệt như luật này. Rõ ràng là bộ luật đã mang tính cách cấp tiến cực đoan khiến  tất cả các dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa đều chống, ngoại trừ ba thượng nghị sĩ cấp tiến nhất của Cộng Hòa tại Maine và Pennsylvania. 


Thông điệp đoàn kết lưỡng đảng của ứng viên Obama đã tan thành mây khói trong vòng 30 ngày sau khi ông nhậm chức.
Sự đồng loạt chống đối của các vị dân cử Cộng Hòa đã bị giới truyền thông cấp tiến chỉ trích mạnh mẽ. Một số báo chí Việt ngữ cũng phổ biến lại những chỉ trích này, tuy có vài bài viết không thể hiện đúng đắn vấn đề.
Có người cho rằng các vị dân cử Cộng Hòa đã đồng loạt bỏ phiếu chống chỉ vì tuân theo mệnh lệnh của cấp lãnh đạo đảng để phá đảng Dân Chủ.
Nói như vậy có lẽ chưa mô tả đúng mức lề lối sinh hoạt đảng phái chính trị Mỹ.
Đảng chính trị Mỹ khác xa đảng Cộng Sản VN. Không có Chủ Tịch hay Tổng Bí Thư nắm quyền sinh sát trong tay. Không có Bộ Chính Trị hay Ban Bí Thư gì hết. Cũng chẳng có kỷ luật đảng gì cả.
Cả hai đảng dĩ nhiên đều có một Ủy Ban Quốc Gia (National Committee), với Chủ Tịch đàng hoàng. Nhưng ủy ban chỉ có trách nhiệm phối hợp các công tác gây quỹ, vận động tranh cử và điều hợp các buổi họp và đại hội đảng. Còn các vị đảng viên dân cử thường biểu quyết theo ý mình, hay theo nhu cầu của cử tri mình. Có khi trùng hợp với lập trường chung của đảng, có khi khác biệt.
Điển hình nhất là thượng nghị sĩ Joe Lieberman. Năm 2000, ông là ứng viên phó TT trong liên danh Dân Chủ của PTT Al Gore. Năm 2008, vì mối lo về an ninh quốc gia và không chấp nhận tinh thần phản chiến trong đảng Dân Chủ, ông lại công khai đứng ra vận động cho ứng viên Cộng Hòa John McCain chống lại đồng chí Dân Chủ Barack Obama.
Đảng Cộng Hoà cũng như đảng Dân Chủ Mỹ hoạt động rất lỏng lẻo. Trong thập niên 50-60, có thể nói trung bình chỉ có 60% các vị dân cử cả hai đảng bỏ phiếu theo đường lối của tổng thống của chính phe mình. Và nhiều người còn bỏ đảng bước qua bên kia và... thắng lớn như Ronald Reagan. Qua thời Clinton và Bush, tình trạng chia rẽ giữa hai đảng nặng nề hơn nên các vị dân cử bỏ phiếu theo tổng thống phe mình tăng lên cỡ 80%. Bây giờ, với TT Obama, 100% các thượng nghị sĩ Dân Chủ và hơn 90% dân biểu Dân Chủ đã hậu thuẫn ông, trong khi 100% các dân biểu Cộng Hòa và gần 90% các nghị sĩ Cộng Hòa đã chống ông.
Tính thuần nhất này chỉ phản ánh một cách biệt ngày càng sâu đậm giữa hai khuynh hướng cấp tiến và bảo thủ, bao cấp và tự do, chứ không phải là quyền lực ngày càng lớn mạnh của một “trung ương đảng”. Chưa bao giờ Mỹ có chuyện “trung ương đảng” ra lệnh và các dân biểu, nghị sĩ phải răm rắp tuân thủ, bất kể quyền lợi cử tri hay quyền lợi cá nhân.
Và đó chính là trường hợp Dân biểu Joseph Cao Quang Ánh.
Ông Ánh là một hiện tượng đặc biệt: dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên. Trường hợp đắc cử của ông thật hy hữu và đầy may mắn. Ông là dân biểu Cộng Hòa bất ngờ thắng cử trong một đơn vị hầu như hoàn toàn của dân da màu Dân Chủ, nhờ cuộc bầu cử tổ chức riêng biệt, không cùng ngày với cuộc bầu cử tổng thống. Hôm đó rất ít người đi bầu. Và ông lại tranh cử chống một dân biểu Dân Chủ đang bị ra tòa vì bị bắt quả tang giấu 90 ngàn tiền mặt, kết quả tham ô, trong ngăn đá của tủ lạnh tại văn phòng quốc hội của ông.
Chiến thắng của ông Ánh rất mong manh, và ai cũng nghĩ rằng ông khó tái đắc cử khi bầu lại vào năm 2010, trừ khi ông lấy điểm được với khối cử tri da đen tại địa phương.
Vậy mà trong cả hai lần Hạ Viện bỏ phiếu về kế hoạch kích động kinh tế, ông bỏ phiếu chống cả hai, cùng với toàn thể khối dân biểu Cộng Hòa, mặc dù trước đó ông đã tuyên bố có thể ủng hộ dự luật này.
Báo chí cấp tiến địa phương lập tức đả kích, rằng ông chao đảo lập trường, “tiền hậu bất nhất”, và nhất là đã bị quyền lực của đảng Cộng Hòa chi phối, bỏ phiếu đi ngược lại quyền lợi cử tri của ông. Một vài cây bút làng báo Việt ngữ vội vã luộc lại lý luận này, rằng đối với ông Ánh, “quyền lợi của dân bé hơn quyền lợi đảng”.
Kẻ viết bài này không quen biết gì ông Ánh. Chỉ nghe tên ông khi báo chí đăng tin ông đắc cử dân biểu liên bang. Dù vậy, cũng vẫn nghĩ rằng kết án ông Ánh đã coi “quyền lợi dân bé hơn quyền lợi đảng” có phần quá đáng và không phản ánh sự thật.
Hơn hai trăm dân biểu và nghị sĩ Cộng Hòa đã bỏ phiếu chống đạo luật, điều ấy không có nghĩa là mấy trăm nhân vật này đều coi quyền lợi dân là bé. Hầu hết các dân biểu nghị sĩ Dân Chủ bỏ phiếu ủng hộ dự luật cũng không có nghĩa là mấy trăm ông bà này coi quyền lợi dân là lớn.
Vấn đề không giản dị và một chiều như vậy. Ủng hộ hay chống đều là những quyết định có lý do chính đáng nghiêm chỉnh, đáng tôn trọng.
Đặc biệt, việc biểu quyết của ông Ánh là hành động cực kỳ can đảm, thậm chí có thể nói là tự sát chính trị khi mà cử tri của ông hầu hết đều là Dân Chủ da đen, tôn thờ TT Obama và hoan hô dự luật kích động kinh tế vì có rất nhiều “quà bánh” cho họ. Báo chí cũng nhìn nhận hành động của ông bảo đảm ông sẽ là một dân biểu một nhiệm kỳ.
Do đó, hành động đầy đởm lược của ông Ánh hoàn toàn dựa trên lý tưởng và lập trường, bất chấp những thiệt hại cá nhân trước mắt. Từ một người đi vào sinh hoạt chính trị, đây là một quyết định đáng khâm phục.
Cộng đồng tỵ nạn chúng ta chỉ có một tiếng nói duy nhất trong quốc hội liên bang Mỹ. Thiết tưởng ta nên cẩn thận, tìm cách giữ tiếng nói này trước khi lập lại những chỉ trích của vài tờ báo thân Dân Chủ đang muốn giật lại ghế dân biểu của ông Ánh.
Mà ông Cao Quang Ánh không là người duy nhất chống lại dự luật.
Ngay tại tiểu bang Louisiana của ông, Thống Đốc Bobby Jindal đã lên tiếng muốn nghiên cứu kỹ luật kích động kinh tế, và ông từ chối không nhận khoảng bốn tỷ đô dành cho Louisiana vì số tiền này sẽ chỉ là gánh nợ vĩ đại cho con cháu mà không kích động được kinh tế tiểu bang gì hết.
Dân biểu Cao Quang Ánh và Thống Đốc Bobby Jindal cũng không là những người duy nhất chống lại đạo luật kích động kinh tế.
Điều đáng lưu ý là dù có sự cổ võ rầm rộ của TT Obama và giới truyền thông, cũng như sự ủng hộ của hầu hết các dân biểu nghị sĩ Dân Chủ, theo các thăm dò dư luận mới nhất, chỉ có 51% dân Mỹ chấp nhận luật mới. Tức là một nửa dân Mỹ không chấp nhận.
Giới kinh tế tài chánh Mỹ cũng không hồ hởi tý nào. Kể từ cuối tháng Chạp vừa qua, khi ý kiến chương trình kích động kinh tế vĩ đại được các cố vấn của Tổng Thống đắc cử Obama thả ra theo kiểu bong bóng thăm dò dư luận, thị trường chứng khoán đã tuột dốc thê thảm, sau khi ngoi đầu lên được một chút trong tháng 12.
Từ ngày đầu năm đến giờ, chỉ số Kỹ nghệ Dow Jones DJIA của New York đã rớt từ khoảng 9.000 điểm xuống còn 7.200 điểm, 20%! Mà những ngày rớt mạnh nhất chính là ngày TT Obama tuyên thệ nhậm chức, ngày dự luật kích động kinh tế được Hạ Viện, Thượng Viện chấp nhận, và ngày TT Obama ký sắc luật. Thứ ba 17 Tháng 2, ngày TT Obama ký sắc luật, thị trường rớt ngay 400 điểm.
Tất cả chỉ chứng minh các chuyên gia tài chánh, các nhà đầu tư, đều không tin tưởng ở kế hoạch vĩ đại đầy tính phiêu lưu của TT Obama.
Ngoài nước Mỹ, báo International Herald Tribune - chi nhánh của liên doanh New York Times với Washington Post trên diễn đàn quốc tế - đã đi tin là các chuyên gia kinh tế tài chánh quốc tế đang họp tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (World Economic Forum) tại Davos bên Thụy Sỹ cũng lo âu không biết Nhà Nước Mỹ sẽ lấy tiền đâu chi trả các chương trình khổng lồ của TT Obama. Giới chuyên gia đều lo ngại chương trình sẽ thất bại nặng và tạo ra hậu quả nguy hại không lường được cho kinh tế cả thế giới.
Khó có thể nói các chuyên gia kinh tế tài chánh của nước Mỹ và cả thế giới mà không hoan nghênh luật kích động kinh tế của TT Obama đều là những kẻ coi quyền lợi của đảng Cộng Hòa Mỹ là lớn trong khi quyền lợi dân là bé.
Giờ phút này, chúng ta có thể hoan hô hay chỉ trích bộ luật kích động kinh tế này. Nhưng gạo đã nấu thành cơm, bộ luật đã được ký, chống hay ủng hộ không còn tác dụng gì nữa. Bây giờ là tất cả đều cầu mong cho kế hoạch của TT Obama được thành công, phục hồi lại kinh tế sớm!
Nếu không, không ai dám nghĩ đến hậu quả và việc ông Obama có thất cử năm 2012 thì cũng không là một an ủi! (22-2-09).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.