Hôm nay,  

Câu Chuyện Thể Thao – Tiền Đạo

08/02/200900:00:00(Xem: 2471)

Câu Chuyện Thể Thao – Tiền Đạo

Trong phần Câu Chuyện Thể Thao lần này, xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu chi tiết về môn “Ném Tạ Trên Băng”, có tên gọi bằng Anh ngữ là “Curling”.
Ném tạ trên băng là một trong những bộ môn thể thao mùa Đông rất thịnh hành tại khu vực Âu Mỹ, được tranh tài giữa 2 đội tuyển qua hình thức mỗi đội thay phiên nhau ném quả tạ bằng đá hoa cương lướt trên mặt băng hướng về tâm điểm của một vòng tròn gọi là “house”, đội nào ném tạ đến gần tâm điểm hơn sẽ được tính điểm. Mỗi đội có 4 người và được ném 8 lần trong một hiệp. Sau khi trải qua 10 hiệp đấu quy định, đội nào đạt số điểm tổng cộng cao hơn sẽ là đội thắng.
Tuy trông qua hình thức thi đấu của môn ném tạ trên băng có phần khá đơn giản, nhưng trên thực tế bộ môn này đòi hỏi mức độ chính xác rất cao mỗi khi các tuyển thủ tính toán tọa độ và phương hướng để phối hợp cùng sức ném cánh tay đưa quả tạ đến vị trí đích nhắm của mình. Do đó, môn ném tạ trên băng cũng cần có những chiến thuật thi đấu tinh vi và còn được gọi là “môn cờ vua trên băng”.
Môn ném tạ trên băng được bắt nguồn từ trò chơi dùng những phiến đá mài bằng phẳng để ném trên mặt băng vào thế kỷ 15 tại quốc gia Scotland. Đương thời, đây là môn giải trí rất được ưa thích vào mùa Đông và sau đó trở thành môn thi đấu mang tính cách thể thao. Các tài liệu lịch sử vẫn còn ghi lại kết quả những trận đấu ném đá trên băng cổ xưa nhất được diễn ra tại vùng ngoại ô thành phố Glasgow vào tháng 2 năm 1541. Tuy không có những chứng cớ về nguồn gốc của danh xưng “Curling” nhưng trong các văn bản in ấn tại Scotland vào năm 1630 đã từng sử dụng tên gọi này khi đề cập đến môn thể thao ném tạ trên băng. Ngoài ra, tuy ném tạ trên băng là môn thể thao ngoài trời được phổ biến rộng rãi tại Scotland từ khoảng thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, nhưng những quy định chính về luật lệ của môn ném tạ trên băng hiện nay lại được thành lập tại Canada.
Sau khi câu lạc bộ Curling Hoàng Gia được thành lập vào năm 1807 tại Canada thì môn ném tạ trên băng cũng bắt đầu xuất hiện tại Hoa Kỳ với sự ra đời của những câu lạc bộ Curling từ năm 1832. Đến khoảng cuối thế kỷ 19, môn ném tạ trên băng được truyền bá tại các quốc gia Thụy Sĩ, Đan Mạch, Thụy Điển. Kể từ sau kỳ Thế Vận Hội Mùa Đông Nagano 1998, môn ném tạ trên băng đã trở thành môn tranh tài chính thức tại Olympic Mùa Đông. Hiện nay, ngoài Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada là những khu vực ái mộ cuồng nhiệt môn ném tạ trên băng, ở các quốc gia như Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Quốc cũng có đội tuyển quốc gia và thường xuyên tổ chức những giải đấu mang tính cách quốc tế, thu hút đông đảo khán giả theo dõi không kém gì những môn thể thao phổ biến khác.
Môn Curling được tranh tài trong phạm vi của một sân băng hình chữ nhật chiều dài 42.06m, rộng 4.75m tương tự như đường sàn ném bóng của môn Bowling. Tại hai đầu sân băng có kẻ hai vòng tròn viền ngoài màu xanh, viền kế màu trắng, viền trong màu đỏ và tâm điểm màu trắng với bán kính lần lượt của các vòng là 1.83m, 1.22m, 0,61m và 0.15m. Các tuyển thủ của hai đội sẽ đứng tại vị trí 2 đầu sân gọi là “Hack” để ném tạ về hướng tâm điểm của vòng tròn “house” ở đầu sân bên kia. “Hack” là hai điểm nối liền đường trung tuyến dọc theo chiều dài và chia sân băng làm hai phần bằng nhau theo đồ hình sau đây:
Quả tạ dùng trong môn Curling được gọi là “Stone” là một phiến đá hình tròn nặng khoảng 20kg, có gắn tay cầm ở mặt trên để các tuyển thủ nhấc tạ lên và ném trên băng. Các quả tạ stone được chế tạo bằng loại đá hoa cương đặc sản của đảo Ailsa Craig ở Scotland nên có giá thành rất đắt (khoảng 1500 mỹ kim 1 quả), nhưng có độ trơn trợt rất tốt với độ bền vững lầu dài có thể sử dụng cả trăm năm. Ngoài ra, các tuyển thủ môn Curling còn có những dụng cụ cần thiết khác như giày trượt băng chuyên dụng và chổi (brush hoặc broom) dùng để chà mặt băng nhằm điều chỉnh phương hướng, tốc độ của quả tạ.
Thông thường, một đội tuyển Curling có từ 4 đến 5 người nhưng theo luật quy định chỉ có 4 tuyển thủ được ra sân ném tạ với vai trò của từng tuyển thủ được phân chia như sau:
- Lead: tuyển thủ phụ trách lần ném tạ thứ 1 và thứ 2, sau đó có nhiệm vụ cầm chổi để chà trên mặt băng phía trước vị trí của quả tạ đang trượt nhằm điều chỉnh phương hướng và tốc độ quả tạ ở những lần ném kế tiếp của đồng đội.
- Second: tuyển thủ phụ trách lần ném tạ thứ 3 và thứ 4, sau đó cũng có nhiệm vụ cầm chổi để mặt băng phía trước vị trí của quả tạ đang trượt nhằm điều chỉnh phương hướng và độ tốc của quả tạ ở những lần ném kế tiếp của đồng đội.


- Thrird: tuyển thủ phụ trách lần ném tạ thứ 5 và thứ 6, sau đó thay thế vai trò chỉ huy của thủ quân (Skip) khi thủ quân ném tạ ở lần kế tiếp. Ngoài ra, tuyển thủ “Thrird” còn đóng vai người tham mưu cho thủ quân.
- Skip: thủ quân của đội tuyển, chuyên phụ trách lần ném thứ 7 và thứ 8, có nhiệm vụ điều động đồng đội thi đấu theo chiến thuật phù hợp với từng cục diện trận đấu.
-Fourth: là vai trò của tuyển thủ phụ trách ném tạ lần thứ 7 và thứ 8 nhưng không phải là thủ quân.
Trong môn Curling, mỗi hiệp đấu được gọi là “end” và hai đội sẽ thay phiên nhau một bên tấn công và một bên phòng thủ. Tùy theo đẳng cấp và quy định của giải đấu, một trận đấu Curling thông thường có 8 hiệp hoặc 10 hiệp. Tại Thế Vận Hội Mùa Đông và một số giải đấu lớn của Châu Âu quy định một trận đấu có 10 hiệp, mỗi đội được xin tạm dừng trận đấu 2 lần mỗi lần 2 phút và sau khi chấm dứt hiệp 5, hai đội sẽ được nghỉ giải lao trong vòng 7 phút.
Trước khi bắt đầu hiệp 1, tuyển thủ “Third” của đôi bên sẽ đánh tù tì hoặc chọn mặt đồng tiền để quyết định quyền tấn công trước hoặc sau cho đội nhà. Do đó, tùy theo chiến thuật của các đội tuyển cũng có nhiều trường hợp bên đánh tù tì thắng hoặc chọn trúng mặt đồng tiền vẫn quyết định tấn công sau ở hiệp đầu tiên. Tuy nhiên, từ hiệp 2 trở đi thì đội nào lấy được điểm nhiều hơn ở hiệp trước đó, sẽ tấn công trước. Trường hợp từ hiệp 2 trở đi cả hai đội đều không có điểm hoặc lấy được số điểm bằng nhau thì thứ tự tấn công của hai đội sẽ áp dụng giống như hiệp trước đó.
Trong mỗi hiệp, các tuyển thủ của hai đội sẽ ném tạ đến vị trí tâm điểm vòng “house” theo thứ tự lần lượt từ tuyển thủ “Lead” đến tuyển thủ “Skip. Mỗi tuyển thủ của hai đội sẽ ném 2 lần trong một hiệp. Thủ quân của hai đội là người chỉ định các vị trí ở vòng “house” để đồng đội ném tạ đến (trong khi thi đấu, chỉ có tuyển thủ “skip” mới có quyền bước chân vào phạm vị vòng “house”). Ngoài những khu vực quy định trên sân băng, nếu quả tạ ném vào các vị trí khác sẽ bị coi như phạm lỗi. Chẳng hạn như ném tạ không vượt qua đường “Hog Line” hoặc ném ra ngoài phạm vi sân băng v.v…
Nhằm gia giảm cự ly hoặc điều chỉnh phương hướng của quả tạ, tuyển thủ của hai đội dùng chổi để chà trên mặt băng trước vị trí của quả tạ đang trượt gọi là động tác “Sweeping”. Hơn nữa, tuyển thủ “Skip” cũng có thể dùng động tác sweeping để làm lệch hướng hoặc giảm cự ly của quả tạ đối phương nhưng không được vượt qua đường “Tee Line”. Khi thi đấu, các tuyển thủ có thể ném trúng tạ của đối phương để làm xê dịch vị trí hoặc đẩy ra khỏi diện tích vòng tròn “house”, gọi là hình thức “Take Out”. Tuy nhiên, ở đợt ném đầu tiên của tuyển thủ “Lead” thì không được đẩy quả tạ của đối phương đang ở vị trí trong khu vực “Free Guard Zone” văng ra ngoài. Theo luật quy định, trong trường hợp này nếu tạ bị đẩy ra ngoài sẽ được đặt lại vị trí cũ và bên ném sẽ bị phạt lỗi.
Sau khi chấm dứt một hiệp, số điểm đạt được của mỗi đội sẽ căn cứ vào số quả tạ nằm trong vòng tròn “house” gần tâm điểm nhất. Vi mỗi đội có 8 quả tạ nên tỷ số cao nhất trong một hiệp là 8-0 và trường hợp đội nào đạt được tỷ số thắng 8-0 trong một hiệp được gọi là “8-ender”. Thông thường, một trận đấu Curling kéo dài khoảng 2 tiếng 30 phút và tuyển thủ của đôi bên sẽ xác nhận cự ly từ quả tạ đến tâm vòng tròn “house” để quyết định thắng bại sau mỗi hiệp đấu bằng cách dùng loại thước do chuyên dụng của môn Curling. Vì mang tích cách đặc biệt của môn thể thao “lịch sự và tao nhã” nên các tuyển thủ Curling rất thận trọng trong hành vi, cách ứng xử và lời nói mỗi khi giao đấu, dựa trên tinh thần thượng võ “fair play”. Do đó, trong một trận đấu Curling, các tuyển thủ không bao giờ tỏ thái độ châm chọc hoặc khiêu khích mỗi khi đối phương phạm lỗi hoặc bại trận. Hơn nữa, khi phạm lỗi các tuyển thủ đều tự giác nhìn nhận và ra hiệu cho đối phương biết, hoặc đang thi đấu mà một bên cảm thấy đội mình không có khả năng tranh thắng thì có thể xin bỏ cuộc và ngưng trận đấu giữa chừng. Lúc đó, thủ quân của đội chịu thua sẽ đến bắt tay các tuyển thủ của đối phương để ra dấu chấp nhận đầu hàng.
Trên nguyên tắc cơ bản, môn Curling không cần trọng tài quan sát để quyết định thắng bại tương tự như môn đánh Golf, nên hầu như ở tất cả các tình huống của trận đấu đều được quyết định qua sự đồng ý của các tuyển thủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.