Hôm nay,  

Xin Được Một Lời Ca Ngợi - Susan Hocking

18/01/200900:00:00(Xem: 2848)

Xin Được Một Lời Ca Ngợi - Susan Hocking (Courier-Mail 5/1/2009), HƯNG VIỆT phỏng dịch

Lời dẫn nhập: Dầu mang trên vai tư cách là những người tỵ nạn chính trị nhưng đối với người dân Úc bản xứ bình thường, chúng ta vẫn chỉ là những người di dân, từ một quốc gia nào đó đến định cư và sinh sống trên đất nước của họ. Và cũng như tất cả những di dân khác, chúng ta thường trở thành những lá bài để các chính trị gia tung hứng cho phù hợp với lập trường và quan điểm của họ theo từng giai đoạn.
Trong thời buổi thanh bình, thịnh vượng, người di dân còn có thể được để yên để sống cuộc đời của họ. Nhưng một khi có những điều bất trắc xảy ra trong nước, di dân là những người đầu tiên phải gánh chịu những thiệt thòi. Những tệ hại, khó khăn trong xã hội đều được qui trách cho người di dân.
Ở nước Úc, vào cuối thập niên 1990's, Pauline Hanson và những chính trị gia thời cơ, ăn theo, đã triệt để khai thác điều đó. Gần đây hơn, khi nạn khủng bố trở thành một mối đe dọa toàn cầu, chúng ta thấy ngay cả những người có bằng cấp, nghề nghiệp vững chắc trong xã hội như Bác sĩ Ấn Độ Mohamed Haneef cũng không tránh khỏi những cảnh đối xử bất công.
Tuy nhiên, dầu sao, ở quốc gia này, chúng ta cũng còn có những người bạn thỉnh thoảng vẫn lên tiếng bênh vực cho quyền lợi và danh dự cho chúng ta. Điển hình là ký giả Greg Sheridan, một bỉnh bút kỳ cựu của nhật báo toàn quốc The Australian.
Tương tự, trong số báo ngày thứ Hai vừa qua, 5/1/2009, nhật báo Courier- Mail có đăng tải một bài quan điểm của Susan Hocking, vốn trước đây là một cây viết bình luận của nhật báo này và vừa mới trở về Brisbane sau một thời gian sinh sống ở nước ngoài.
Trong bài báo tựa đề "Time for a healthy respect", bà Susan Hocking đã lên tiếng đả kích thái độ vội vã, thiếu cân nhắc của các cấp chính quyền nước Úc, chỉ vì tình trạng kinh tế suy thoái, muốn khóa cửa hoặc giảm thiểu một cách tối đa con số người di dân được nhập cảnh vào quốc gia này mà quên đi những đóng góp của họ cho xã hội Úc.
Kính mời quý vị theo dõi bài phỏng dịch sau đây của Hưng Việt.

*

Năm ngoái, tôi suýt mất cha tôi. Một cách vĩnh viễn. Năm trước đó, tôi suýt mất con gái của tôi. Một cách vĩnh viễn. Và trong các trận chiến đã diễn ra để giành mạng sống cho Bố và cho cháu Jen, điều mà tôi đã học được là chính sách di trú của chúng ta đã góp một phần lớn trong việc cứu mạng sống của hai người thân này. Phải, chính sách di trú! Bộ Y Tế đang gặp nhiều điều khó khăn nhưng Di Trú đã cứu giúp chúng tôi.
Tuần qua, tình cờ nghe được một cuộc đối thoại trong quán cà phê, tôi không thể nào không hồi tưởng lại những ngày khổ sở mà tôi và gia đình đã phải trải qua trong các phòng cấp cứu ở bệnh viện.
Hai người phụ nữ trung niên đang tiên đoán về tương lai mờ mịt của năm 2009. Nỗi lo ngại lớn nhất của họ là mất việc làm, việc làm của họ, của chồng họ của con cái họ. Và giải pháp của họ cho mối đe doạ thất nghiệp này là gì" Chấm dứt việc nhập cảnh di dân. Khóa cửa nước Úc lại, và như câu thành ngữ người Úc thường dùng, vứt cái chìa khoá đi.
Nghe họ nói, tôi muốn cười to lên. Nhưng thay vì thế, tôi đã chúc họ một năm mới hạnh phúc, và đặc biệt là được nhiều sức khỏe. Trong trường hợp họ đang đọc những giòng này và thắc mắc (a) tại sao tôi nhấn mạnh các chữ "nhiều sức khỏe" và (b) tại sao tôi xía vào chuyện của họ, câu trả lời là bởi vì tôi đã lĩnh hội được rằng, ngoài những điều tích cực khác mà chính sách di trú đã mang đến cho quốc gia chúng ta, toàn bộ hệ thống y tế của nước Úc sẽ sụp đổ nếu như không có những người từ những phương trời xa xăm đặt chân lên đất nước này.


Tôi muốn nói tới những người như cô y tá người Jamaica trong phòng cấp cứu. Tôi đã không bao giờ biết được tên của cô ta vì đang quá lo lắng cho bệnh tình của thân nhân nhưng cô là người đầu tiên đã săn sóc cho con gái tôi khi cháu được xe cứu thương đưa đến bệnh viện. Cô là người đã khuyên cháu phải can đảm lên. Trong khi con tôi đang vật lộn với đủ thứ máy móc, dụng cụ y khoa, cơ thể được gắn hàng chục ống thuốc đủ loại, cô y tá này đã mang đến sự an lòng với tài chuyên nghiệp của cô.
Những tuần lễ sau đó, con gái tôi đã được các bác sĩ Ấn Độ, các bác sĩ thực tập Mã Lai, Trung Hoa, El Salvador chửa trị. Cháu đã được các y tá người Ái Nhĩ Lan, Phi luật Tân và Zimbawee chăm sóc. Thức ăn được những tay bếp gốc Ethiopie, Sudan và Bosnia lo lắng và phòng bệnh của cháu được những y công nói tiếng Tagalog, Dinka và Tây ban Nha giữ gìn sạch sẽ.
Và chính họ, những người tuyệt vời, thông minh và yêu nghề này đã tìm ra nguyên do căn bệnh của con gái tôi và giúp cháu thoát tay Tử Thần. Trong suốt thời gian đó, họ đã giúp cho tôi và gia đình luôn luôn được biết rõ bệnh tình và được hỗ trợ về tinh thần để giữ vững niềm hy vọng.
Về phần Bố tôi, thoạt tiên, ông được đưa vào bệnh viện chỉ vì cảm thấy bị nhức lưng. Thế rồi, sau 5 tháng, 4 nhà thương và 6 cuộc giải phẫu, ông mới được cho về nhà. Ngày trước đó, ông nói với tôi ít nhất đã có 2 điều tốt xảy đến với ông. Thứ nhứt là ông đã được gặp hàng chục nhân viên y tế các cấp từ những quốc gia mà trước đây ông không hề biết là hiện hữu. Thứ hai là ông đã học nói được câu "Thank you very much" bằng 11 thứ tiếng. Đối với một người 80 tuổi, như vậy cũng không đến nổi tệ nếu nhớ rằng trước đây, sự giao lưu văn hóa duy nhứt mà ông có được chỉ là việc học cách sử dụng đôi đũa trong các tiệm ăn của người Trung Hoa.
Dỉ nhiên, Bố và con gái tôi cũng đã được những người sinh ra và lớn lên ở nước Úc chăm sóc, nhưng rõ ràng họ thuộc nhóm thiểu số. Tôi không ngần ngại nói rằng những người mà chúng tôi trông cậy vào, những cặp mắt trao đổi với chúng tôi, những bàn tay siết chặt tay chúng tôi, và những đôi vai chúng tôi đã khóc trên đó, đa số không phải của những người sanh ở Úc. Họ là những di dân, những người mới tới. Những người Úc mới, như mẹ tôi vẫn thường hay gọi.
Thành thử, trong khi chúng ta lại sắp sửa có một danh sách của những người được cấp Huân Chương của Nữ Hoàng, trong khi các câu chuyện trong quán cà phê đang bắt đầu nói về nạn thất nghiệp và khóa cửa nước Úc lại và vứt chìa khóa đi, tôi muốn nhân cơ hội này để được vinh danh một số người. Và để nói với họ một lời cảm ơn.
Xin cám ơn những người - đặc biệt là những người di dân - đã giúp cho hệ thống y tế - một hệ thống mà cách diễn tả tốt đẹp nhứt cũng chỉ có thể gọi là đang gặp nhiều khó khăn - tiếp tục hoạt động. Có thể quý vị đã mang đến tài năng và kiến thức về y tế. Có thể quý vị chỉ là những người lo về vấn đề vệ sinh trong bệnh viện. Nhưng tôi biết một điều là nếu không có sự giúp đỡ của quý vị, cuộc đời tôi bây giờ đã thay đổi một cách bất hạnh hơn nhiều. Quý vị đã mang trả lại cho tôi phụ thân và thứ nữ của tôi, khi mà tình trạng của họ đã trở nên gần như tuyệt vọng.
Do đó, chúng ta hãy khóa cửa lại ư" Vứt chìa khóa đi ư" Theo kinh nghiệm của tôi, đó không phải là một ý kiến "lành mạnh" tí nào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.