Hôm nay,  

Dược Sỹ Trần Thu Hằng: Đôi Điều Về Nghề Dược Và Hệ Thống Phúc Lợi Y Tế Ở Mỹ

13/01/200900:00:00(Xem: 9116)

NGƯỜI VIỆT ĐẤT MỸ: DƯỢC SỸ TRẦN THU HẰNG: ĐÔI ĐIỀU VỀ NGHỀ DƯỢC VÀ HỆ THỐNG PHÚC LỢI Y TẾ Ở MỸ
Bước sang năm 2009, đề tài mà người ta quan tâm nhiều nhất vẫn là chuyện khủng hỏang kinh tế ảnh hưởng ra sao đến đời sống hàng ngày. Một người Mỹ bình thường có hai khỏan chi đáng quan tâm nhất, đó là tiền nhà và tiền bảo hiểm sức khỏe- y tế. Nhà cửa mất giá đã là câu chuyện khởi đầu của khủng hỏang. Bây giờ, khủng hỏang sẽ ảnh hưởng đến phúc lợi y tế ra sao đây" Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này qua buổi nói chuyện với dược sỹ Trần Thu Hằng, chủ nhân của Tran Pharmacy…
Dược sỹ Hằng vượt biên năm 85. Sang đến Mỹ năm 86. Học dược ở University of Southern California từ năm 91 đến năm 95. Khi được hỏi tại sao chọn nghề dược, chị Hằng nói rằng bởi vì nghề này có cái vui là được tiếp xúc với con người, được vui với niềm vui của bệnh nhân. Chứ hồi còn ở college chị đã định học computer, nhưng nghĩ lại phải làm việc với cái màn hình,bàn phím 8 tiếng một ngày, thấy ngán quá nên chị đổi ý. Ra trường, chị đi làm cho một hệ thống pharmacy của Mỹ chuyên cung cấp thuốc cho nursing home trong 3 năm. Đến tháng 4- 98, chị mở nhà thuốc tây Tran Pharmacy ở cùng một địa điểm cho đến ngày hôm nay ( góc đường Euclid & Business Center Pkwy).
Nói về nhà thuốc tây độc lập, chị Hằng cho rằng mô hình kinh doanh này hình như thích hợp với giới dược sỹ gốc Việt ở Mỹ. Nhớ lại hồi xưa ở Sài Gòn, hầu như góc phố nào cũng có một tiệm thuốc tây, dân Sài Gòn hầu hết chỉ cần đi bộ để mua thuốc uống khi nhức đầu, sổ mũi, đau bụng… Bây giờ ở Cali này cũng thế. Quanh quẩn trong khu vực Little Sài Gòn thôi đã có đến 50 tiệm thuốc tây của người Việt mình! Cái lợi cho người tiêu dùng là đi mua thuốc rất gần. Tuy nhiên, những tiệm thuốc độc lập này chỉ mở ban ngày. Nếu ban đêm mà cần thuốc, thì phải ra các pharmacy chains của Mỹ như CVS, Wallgreen,… Tại sao người Việt mình không hợp lại với nhau để mở thành một tổ hợp pharmacy lớn, đủ khả năng phục vụ 24/24 như các công ty Mỹ" Trả lời câu hỏi này cũng khó. Có lẽ là do người Việt không có kinh nghiệm trong việc vận hành các đại công ty, công ty cổ phần như người Mỹ, người Hoa, nên không thể hợp tác với nhau theo qui mô lớn. Không biết điều này có liên hệ gì đến truyền thống xa xưa của cha ông mình, khi người Việt bị người Tàu đô hộ, thì chính việc mỗi thôn làng người Việt là một đơn vị độc lập để giữ gìn văn hóa, truyền thống của dân Việt, chứ không phải nằm trong tay một chính quyền trung ương. Trong trường hợp này, có phải việc chia nhỏ lại là phương cách sinh tồn hữu hiệu nhất, khiến chúng ta không bị đồng hóa" Trở lại với các nhà thuốc tây độc lập, chị Hằng cho biết giữa những nhà thuốc này vẫn có sự hỗ trợ lẫn nhau, ít nhất là các nhà thuốc nằm trong Hội Dược Khoa Việt Mỹ do chị Hằng đồng sáng lập năm 2007. Ví dụ như khi bệnh nhân cần một lọai thuốc mà nhà thuốc này không có, thì sẽ gọi để mượn thuốc từ một nhà thuốc khác để giao cho khách. Như vậy không cần phải trữ nhiều lọai thuốc mà vẫn có nhiều chủng lọai để phục vụ khách hàng. Các thành viên trong Hội Dược Khoa Việt Mỹ còn thường xuyên cập nhật hóa cho nhau các thông tin pháp lý, chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực họat động của mình
Khi nhận xét về hệ thống dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe ở Mỹ, dược sỹ Hằng cho rằng đây là một hệ thống hiện đại, với kỹ thuật y khoa tiên tiến. Bệnh nhân ở Mỹ được phục vụ bằng những phát minh y tế mới nhất của nhân lọai. Tuy nhiên, xã hội tiêu thụ của Mỹ lại đẻ ra những mặt trái của hệ thống này. Người dân Mỹ luôn luôn được khuyến khích sử dụng những những phương pháp chuẩn đóan, điều trị mới. Bác sĩ phải cho thuốc mới để thu hút bệnh nhân. Đã có một nha sỹ kể rằng con em nhà giàu đến xin niềng răng vì… bạn mình đứa nào cũng được niềng, chứ không phải do thấy răng mình lệch! Chi phí thì đã hệ thống bảo hiểm, phúc lợi y tế trả, nên không ai nghĩ ngợi gì. Ít người để ý rằng tất cả những chi phí này phải do ngân sách nhà nước gánh, hoặc làm cho chi phí y tế bảo hiểm ở Mỹ trở nên đắt đỏ. Thời thịnh vượng thì không sao. Nhưng gặp thời khủng hỏang kinh tế như hiện nay, cả nước Mỹ bây giờ phải gánh chịu hậu quả. Ngân sách nhà nước thâm thủng, giới hữu trách bắt đầu than phiền là tiền đổ vào hệ thống phúc lợi y tế quá lớn, do mọi người sử dụng một cách phí phạm. Dân Mỹ mất việc làm mới nhận ra là thị trường lao động Mỹ không còn cạnh tranh, vì chi phí quá cao, nên các nhà đầu tư Mỹ chỉ nghĩ đến chuyện sản xuất ở nước ngòai để tăng lợi nhuận.


Nước Mỹ đang điều chỉnh lại. Hai hệ thống phúc lợi y tế cho người già & người có thu nhập thấp là Medicare & Medical sẽ có thay đổi nhiều trong năm 2009. Chính phủ sẽ cắt giảm dần các lọai thuốc chính hiệu trong danh mục được chi trả. Sữa cũng bị cắt giảm. Việc xin các thiết bị y tế cá nhân cũng sẽ phải qua xét duyệt khó khăn hơn trước khi cung cấp. Medical sẽ cắt 5% chi phí dành cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế. Khủng hỏang kinh tế năm ngóai chỉ ảnh hưởng nhiều đến giới trung lưu, bây giờ bắt đầu “hit” tới người nghèo rồi đây!
Để giảm áp lực lên ngân sách, chính phủ Mỹ sẽ tìm cách áp dụng nhiều hơn hình thức y tế điều khoản (HMO, Medicare Advantage Plan) thay cho hình thức y tế tự do (PPO, Medicare Fee For Service). Dược sỹ Hằng chỉ ra rất rõ sự khác biệt giữa hai hình thức này. HMO là một hình thức chính quyền khoán chi phí y tế cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế tự lo liệu. Thí dụ như đối với Medical, Tiểu Bang Cali giao một ngân sách cố định cho CalOptima. CalOptima phân bổ ngân sách này xuống cho các tổ hợp y tế, rồi từ đó cố định luôn chi phí cho bác sĩ gia đình. Bệnh nhân không đi khám hoặc đi khám bệnh mấy lần thì bác sĩ gia đình cũng chỉ nhận được ngần đó tiền thôi. Trong hình thức PPO thì bệnh nhân sử dụng dịch vụ nào mới tính tiền dịch vụ đó. Mới nhìn thì hình thức HMO có rất nhiều tiện lợi. Nhà nước kiểm sóat được ngân sách dành cho phúc lợi y tế. Bệnh nhân đi mua thuốc không thấy phải trả nhiều tiền “co-pay”. Tuy nhiên nó cũng có những cái dở mà bệnh nhân không thấy. Thuốc men thì hạn chế trong các lọai thông thường generic thôi. Muốn đi khám bác sĩ chuyên khoa, hay sử dụng các lọai thuốc đặc trị phải qua nhiều thủ tục giấy tờ. Các bác sĩ, lẫn dược sĩ trong hệ thống này sẽ bận rộn hơn, phải mất rất nhiều thì giờ cho công việc hành chánh hơn là chuyên môn nếu muốn giúp đỡ bệnh nhân. Đây là lúc bệnh nhân phải cẩn thận để lựa chọn cho mình một  bác sĩ gia đình có tinh thần trách nhiệm cao, chứ nếu không sẽ bị mất nhiều quyền lợi mà mình không biết. Nghĩ lại cũng buồn cười. Cách đây 20 năm, ở Việt Nam cái gì nhà nước cũng “khóan” để tăng sản lượng. Nhưng sau một thời gian rồi lại bỏ, vì sản lượng cao mà chất lượng tồi thì cũng vô ích. Có người cho rằng vì quản lý tồi mới phải khóan. Vậy mà nhà nước Mỹ bây giờ đang phải “khóan” trong dịch vụ y tế! Không biết có phải là một bước thụt lùi của nền y tế hiện đại nhất thế giới không"
Trong thời điểm khó khăn hiện nay, dược sỹ Hằng cho rằng bà con mình nên tránh việc lạm dụng dịch vụ y tế một cách không cần thiết, vì không những dễ đưa đến tình trạng thâm thủng ngân sách, mà nó sẽ ảnh hưởng ngược lại đến mình và người khác một cách gián tiếp. Những ai còn có cơ hội được sử dụng hình thức y tế tự do (PPO, Medicare Fee For Service) thì nên giữ, vì với hình thức này bệnh nhân được hưởng nhiều quyền lợi y tế mà không phải đợi xin phép như trong HMO. Thực ra, dù ở hình thức nào, nếu người sử dụng dịch vụ có y thức thì đều có thể tiết kiệm được ngân sách của nhà nước. Lời giải cho bài tóan phúc lợi y tế của xã hội Mỹ ngày hôm nay hóa ra cũng qui về yếu tố con người. Suy ra cho cùng, xã hội nào muốn phát triển vẫn phải dựa vào tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân. Hy vọng nước Mỹ sẽ sớm vượt qua khủng hỏang với ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, trong đó có cả những người Việt đất Mỹ…
 Đòan Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.