Hôm nay,  

Quân Mũ Xanh Tại Iraq…

09/03/200500:00:00(Xem: 5245)
Nếu lực lượng Bảo an Liên hiệp quốc lại có nhiệm vụ tấn công chế độ Saddam Hussein, rồi ổn định Iraq từ năm 2003, thì tình hình sẽ ra sao"
Đấy là câu hỏi ta nên đặt ra khi tìm hiểu vì sao chính quyền Bush lại vừa bổ nhiệm nguyên Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách kiểm soát tài binh John Bolton vào chức Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc.
John Bolton là nhà ngoại giao thuộc xu hướng diều hâu, một lãnh tụ của phe "tân bảo thủ" trong chính quyền Bush, gần với bộ Quốc phòng hơn là bộ Ngoại giao và là người thân tín của Phó Tổng thống Dick Cheney. Là nhân vật thứ ba trong bộ Ngoại giao dưới quyền Ngoại trưởng Colin Powell, Bolton được coi là "tai mắt" của Cheney để chi phối bộ Ngoại giao và ngăn ngừa phản ứng hòa giải của Colin Powell và Thứ trưởng Richard Armitage. Giới ngoại giao quốc tế đánh giá Bolton là cứng rắn, đơn phương và không ưa thích giải pháp dung hòa lập trường của xu hướng ngoại giao cổ điển.
John Bolton được họ coi là "con chó dữ" trong nền ngoại giao táo bạo và ngang ngược của Bush.
Sau khi Bush tái đắc cử, Colin Powell từ chức và Condoleezza Rice lên thay. Lúc đó dư luận đã bàn là John Bolton muốn được bà Rice chọn làm Thứ trưởng, và như vậy, phe diều hâu bên phủ Phó Tổng thống và bộ Quốc phòng sẽ củng cố được tư thế của họ trong guồng máy đối ngoại. Nhưng, lời luận bàn ấy trật chìa vì đánh giá sai khả năng lãnh đạo của Condi Rice. Bà chọn người thân tín của mình từ bộ máy an ninh vào ban lãnh đạo và đề cử một nhà ngoại giao kỳ cựu, giàu kinh nghiệm về đàm phán và kinh tế làm Thứ trưởng, đó là Đại sứ Robert Zoellick, Đại diện Thương mại của Mỹ.
Sau khi Bush tái đắc cử, việc đầu tiên ông làm là qua thăm Âu châu, nói chuyện với các lãnh tụ chống Mỹ gay gắt nhất - Chirac của Pháp, Schroeder của Đức và Putin của Nga - và kêu gọi các nước hãy vượt qua những dị biệt của quá khứ đểø cùng hợp tác trong các giải pháp quốc tế. Lúc đó, dư luận đã bàn là sau khi chiến thắng, ông Bush dịu giọng và muốn hòa giải với các đồng minh. Lời luận bàn ấy lại trật chìa khi Condi Rice giới thiệu nhân vật sẽ đại diện Hoa Kỳ trong cơ chế quốc tế và đa phương nhất, là John Bolton, nổi tiếng ở những phát biểu đầy hoài nghi về Liên hiệp quốc.
Các nhà bình luận theo xu hướng ngoại giao cổ điển, hoặc thiên tả, lập tức phê phán quyết định này của chính quyền Bush là "khó hiểu", "nguy hiểm" và "dễ làm mất lòng đồng minh". Và luận bàn rằng Dick Cheney quả là có ảnh hưởng khi gài được người thân tín của mình vào một vị trí quan trọng như vậy.
Rồi họ kết luận, chọn một nhà ngoại giao chống Liên hiệp quốc làm Đại sứ tại Liên hiệp quốc thì còn hàn gắn hòa giải với ai"!
Nói như vậy là họ chưa hiểu gì về chủ trương ngoại giao của Bush và cách chỉ định nhân sự trong nội các của ông.
Tổng thống Bush luôn luôn chọn những người đồng ý với lập trường của ông và bảo vệ họ tới cùng, bất chấp sự chống đối của dư luận hay đối lập. Nhưng ngược lại, ông cũng đòi hỏi sự chung thủy tuyệt đối và không thích những người tìm lợi thế chính trị riêng tư từ chức vụ do ông bổ nhiệm. Ông coi trọng tinh thần liên đới và trung thành và bản thân thì có chủ trương rõ rệt, chứ không bị chi phối bởi ban tham mưu, nay ngả theo hướng này, mai chủ trương thế khác, theo những phản ứng nhất thời của dư luận. Bush có tầm nhìn chiến lược và biết là mình muốn gì.
Dư luận có khi đã đánh giá sai khả năng và đặc tính kiên quyết ấy của Bush, cho nên mới ngạc nhiên về quyết định bổ nhiệm John Bolton và cho rằng Bush muốn cài người vào phá hoại Liên hiệp quốc, hoặc nhượng bộ trước sức ép của phe bảo thủ trong nội các.
Trong cuộc chiến chống khủng bố, chính quyền Bush không chỉ muốn tiêu diệt al Qaeda tại A Phú Hãn, mà còn muốn làm một minh chứng long trời lở đất trong thế giới Hồi giáo khi mở ra chiến dịch tấn công Iraq. Ông Bush cần Liên hiệp quốc đồng ý với nghị quyết đòi hỏi chế độ Saddam Hussein phải thay đổi, nhưng biết Liên hiệp quốc không có khả năng tạo ra sự thay đổi ấy - như ta đang chứng kiến ngày nay tại Iraq, Lybia, Syria, Lebanon, Palestine, Egypt, Saudi Arabia.
Một lực lượng Bảo an Liên hiệp quốc không thể quy tụ nổi 150 ngàn quân đội mũ xanh vào lật đổ Hussein, chiếm đóng để ổn định Iraq, và gây sức ép quân sự, chính trị và tâm lý với các chính quyền lân bang của Iraq như Syria, Saudi Arabia hay Iran.

Liên hiệp quốc bị lão hoá, đang trở thành một tổ chức cán sự xã hội quốc tế, một con lươn hơn là một con rắn vì không có nọc. Và không làm các chế độ hung hăng bạo ngược lo sợ. Khi hữu sự thì các thành viên của Liên hiệp quốc lập tức nghĩ đến chuyện dung hòa và bỏ chạy. Việc Liên hiệp quốc rút nhân viên khỏi Iraq sau khi bị khủng bố tấn công cho thấy điều ấy.
Trong Liên hiệp quốc, ngoài một số đông đảo các nước Hồi giáo luôn luôn chống lại các giải pháp can thiệp vào thế giới Hồi giáo hay hồ sơ Palestine, còn có một thế lực ồn ào nhất về ngoại giao. Đó là Liên hiệp Âu châu.
Liên Âu vốn dĩ là một tập thể ô hợp, không thực lực và không nhất trí nên chẳng cung cấp nổi phương tiện quân sự cho Liên hiệp quốc làm nhiệm vụ bảo an đó. Liên Âu không có khả năng can thiệp quân sự bên ngoài Âu châu vì thực tế đã tự giải giới, với ngân sách quốc phòng rất thấp và không thể chuyển quân đến Phi châu hay Trung Đông nếu cần hỗ trợ cho một giải pháp quân sự đa phương. Một số quốc gia trong tập thể này chỉ có khả năng bán võ khí cho Trung Quốc để kiếm tiền, bất kể tới hậu quả quân sự và ngoại giao của việc ấy cho các nước khác tại Đông Á.
Trong hiện trạng, Liên hiệp quốc không thể đưa ra một nghị quyết quân sự như đã từng làm trong chiến tranh Cao Ly - và thoái thác nhiệm vụ tại Kosovo vì sự chống đối của Liên bang Nga. Các cơ quan chuyên môn của Liên hiệp quốc như Nguyên tử lực cuộc (IAEA) cũng chẳng có thẩm quyền hay khả năng cưỡng hành khi có vi phạm - trường hợp của Bắc Hàn hay Iran hiện nay. Trong Cao ủy Nhân quyền của Liên hiệp quốc, có sự hiện diện đầy mỉa mai của các nước vi phạm nhân quyền trắng trợn nhất nên tổ chức này không gây nổi sức ép để cải thiện nhân quyền trong các nước hung đồ.
Liên hiệp quốc cũng có một Hội đồng Bảo an được thiết lập từ khung cảnh đã lỗi thời của Thế chiến II, nên cho phép năm nước là hội viên thường trực, có quyền phủ quyết, là Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc. Cơ chế này loại bỏ Nhật Bản, Ấn Độ hay Đức, là những quốc gia có thực lực và trách nhiệm chẳng kém gì năm nước kia.
Liên hiệp quốc không thể làm trọn nhiệm vụ cảnh sát quốc tế và hậu quả gián tiếp là Hoa Kỳ đang phải đảm nhiệm vai trò ấy, nên bị đả kích rất nặng.
Ngay trong nhiệm kỳ đầu, ông Bush đã nói đến nhu cầu cải tổ Liên hiệp quốc, để tổ chức quốc tế nào có thực quyền và khả năng làm tròn nhiệm vụ quốc tế của mình. Nếu không, Liên hiệp quốc chỉ tiếp tục ra nghị quyết cho tốn giấy mực và tiệc tùng tiếp tân của các nhà ngoại giao với nhau làm ai cũng vui mà không ai sợ vì chẳng có khả năng cưỡng hành.
Đấy cũng là quan điểm của John Bolton.
Là người phụ trách về việc kiểm soát tài binh, Bolton chứng kiến và than phiền khi Bắc Hàn đơn phương rút khỏi Thỏa ước cấm Phổ biến Võ khí Nguyên tử NPT và trò ú tim của Iran với Nguyên tự lực cuộc IAEA mà quốc tế không làm gì được.
Nếu muốn thực sự phá cho tan Liên hiệp quốc, chính quyền Bush chỉ cần bổ nhiệm một Đại sứ mờ nhạt trong nhiệm vụ gật gù trước những bất lực, rối loạn và tham nhũng của Liên hiệp quốc, trong khi Hoa Kỳ sẽ đơn phương giải quyết các vấn đề quốc tế theo kiểu của mình.
George W. Bush có tham vọng lớn lao hơn nhiều.
Ông muốn Liên hiệp quốc thoát xác, trở thành một định chế khả tín vì có khả năng và thực quyền, khiến các chế độ hung hăng bạo ngược phải nể nang. Vì vậy ông mới chỉ định John Bolton vào chức vụ Đại sứ tại cơ chế này. Hôm Thứ Hai, khi giới thiệu việc bổ nhiệm, Ngoại trưởng Condi Rice khẳng định, rằng "bản thân Bolton rất thiết tha đến sự thành công của Liên hiệp quốc"… và "ông sẽ là tiếng nói có trọng lượng trong việc cải tổ Liên hiệp quốc, khi cơ chế này đang bắt đầu tự cải tổ". Trong lời đáp từ, John Bolton nói ra còn rõ hơn: "từ lâu rồi, tôi vẫn tin rằng thế lãnh đạo của Hoa Kỳ sẽ đảm bảo sự thành công của Liên hiệp quốc, một Liên hiệp quốc có hiệu năng, đúng với dự tính nguyên thủy của những người thành lập ra cơ chế này".
Kết luận ở đây là chính quyền Bush sẽ còn tích cực và triệt để hơn trong đường lối ngoại giao cứng rắn của mình và trong bốn năm tới, Liên hiệp quốc sẽ khó tiếp tục ngủ yên với một Đại sứ nặng ký như Bolton. Ông Bush đang hoàn tất cuộc cách mạng "hậu Chiến tranh lạnh" và mở ra một trật tự mới trong quan hệ quốc tế, với sự thoái lui của Liên bang Nga, những thay đổi trong các nước Cộng sản tại Đông Á (Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam) và sự lớn mạnh của phong trào dân chủ trong thế giới Hồi giáo, từ Trung Đông đến Trung Á, từ Phi châu đến Đông Nam Á.
Trong những ngày tới, người ta có thể kiểm nghiệm điều này khi được biết chính quyền Bush sẽ bổ nhiệm ai vào chức vụ Chủ tịch Ngân hàng Thế giới…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Trong khi nhiều người Trung Quốc nhờ công dân Việt Nam đứng tên lập công ty, bơm tiền mua nhà đất ào ạt tại các thành phố du lịch ven biển, xem như đầu tư bất động sản và xây khu nghỉ dưỡng… một số công ty khác lặng lẽ thâu tóm, mua lại nhiều công ty Việt Nam để nắm chặt cổ họng nền kinh tế Việt…
Tội phạm Trung Quốc đóng giả cảnh sát, công tố viên để lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang Đông Nam Á khi bị trấn áp tại quê nhà.
COPENHAGEN - Đan Mạch nhận trọng trách dẫn đầu kế hoạch huấn luyện không tác chiến tại Iraq từ cuối năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các hãng sản xuất xe hơi Mỹ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc trong năm 2018.
Tăng sĩ Phật Giáo Thiền Tông Gregory Filson đang đạp xe xuyên qua nước Mỹ trong một nỗ lực nối kết với đất mẹ và nâng cao ý thức về bệnh Alzheimer’s.
Cảnh Sát Tiểu Bang Massachussetts trở thành đơn vị đầu tiên thử nghiệm Spot, một loại robot chó, được chế tạo bởi Boston Dynamics, để tham gia các đơn vị tháo dỡ bom.
Giá nhà tại 20 thành phố Hoa Kỳ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, cho thấy tín hiệu rằng giá trị nhà đang ổn định ở mức cao, và nhu cầu nhà ở vẫn cao. Đây là đợt tăng giá đầu tiên kể từ năm 2018.
Ronna McDaniel – Chủ Tịch Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC)- đã tuyên bố hôm 26/11 rằng: hành động đầu tiên của tỉ phú Michael Bloomberg khi chính thức tuyên bố tranh cử ửng viên tổng thống đảng Dân Chủ không khác nào cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.