Hôm nay,  

Câu Chuyện Thể Thao: Điền Kinh – Tiền Đạo

07/12/200800:00:00(Xem: 4315)

Câu Chuyện Thể Thao: Điền Kinh – Tiền Đạo

Trong phần Câu Chuyện Thể Thao lần này, chúng tôi xin được cùng quý vị tìm hiểu chi tiết về môn “Điền Kinh” (Athletics). “Điền Kinh” là môn thể thao tổng hợp những bộ môn tranh tài trên mặt đất với đặc tính căn bản dựa vào thể lực tuyển thủ gồm các động tác chạy, nhảy, ném, đi bộ v.v…
Thông thường, những cuộc tranh tài của các bộ môn chuyên về động tác như chạy, nhảy, ném đều được tổ chức tại những sân vận động ngoài trời. Riêng các môn chạy thì được quy định tranh tài trên những đường đua kẻ vạch màu trắng bao bọc chung quanh khu vực chính giữa vận động trường, còn về những môn nhảy hoặc ném thì tùy theo trường hợp cũng có nơi tranh tài được thiết trí ở giữa sân hoặc góc sân v.v…Ngoài ra, môn chạy “việt dã”, tức Marathon thì được tranh tài trên những đường phố bên ngoài sân vân động.
“Giải Điền Kinh Thế Giới” (World Championships Athletics) được Liên Đoàn Điền Kinh Quốc Tế (IAAF: International Association Athletics Federation) tổ chức lần đầu tiên tại Phần Lan vào năm 1983. Đương thời, “Giải Điền Kinh Thế Giới” tổ chức theo quy định 4 năm 1 lần, nhưng từ “Giải Điền Kinh Thế Giới lần thứ 3 năm 1991 tại Tokyo, thời gian tổ chức định kỳ này đã rút ngắn xuống còn 2 năm 1 lần.
Trong những cuộc tranh tài điền kinh, các bộ môn khác nhau có thể được tổ chức cùng lúc tại nhiều vị trí trên sân vận động với quy định tối đa là 5 bộ môn. Hình thức thi đấu này có những ưu khuyết điểm như: khán giả được theo dõi cùng một lúc 5 bộ môn nhưng cũng chính vì vậy mà không thể tập trung theo dõi kỹ một bộ môn riêng biệt nào trừ phi họ di chuyển từ góc sân này đến phần sân khác để đến gần vị trí thi đấu của từng bộ môn. Các đài truyền hình chiếu trực tiếp những trận thi đấu cũng gặp khó khăn trong bố cục phân cảnh chuyển hình những pha hào hứng.
Về lịch sử, bộ môn điền kinh được xem như bắt nguồn từ “Thế Vận Hội Cổ Đại” lần thứ Nhất tại Hy Lạp vào năm 778 trước Công Nguyên. Lúc đó, môn điền kinh chỉ tổ chức hình thức hạy đua ở cự ly ngắn gọi là “Stade Race”. Hơn nữa, trong thời cổ đại, môn điền kinh còn được tranh tài qua các đại hội thể thao như:
- Đại Hội Pythian (Pythian Games, hoặc còn gọi là Pythian Festival): tổ chức từ năm 527 trước Công Nguyên theo chu kỳ 4 năm 1 lần tại địa danh Delphi của Hy Lạp.
- Đại Hội Nemea (Nemean Games): tổ chức từ năm 516 trước Công Nguyên tại địa danh Argos của Hy Lạp theo chu kỳ 2 năm 1 lần.
- Đại Hội Isthmia (Isthmia Festival): tổ chức từ năm 523 trước Công Nguyên tại địa danh Korinthos của Hy Lạp theo chu kỳ 2 năm 1 lần.
- Đại Hội Roma: là đại hội thể thao khởi nguồn từ vùng Etruria của Ý Đại Lợi nên các bộ môn điền kinh không được ưa chuộng bằng môn đua xe ngựa, đô vật và đánh kiếm.
Sau đó, các sắc tộc người Celts, người Goeth ở trung tâm khu vực Châu Âu cũng bắt đầu tổ chức những kỳ đại hội điền kinh hàng năm. Tuy nhiên, những kỳ đại hội điền kinh này đều ít nhiều liên quan đến những cuộc diễn tập quân sự nên không mang tính cách tranh tài chuyên biệt của lĩnh vực thể thao. Đến thời Trung Cổ, phong trào luyện tập các bộ môn cưỡi ngựa, đấu kiếm, cưỡi ngựa, đấu thương, bắn cung của giới quý tộc rất thịnh hành nên cũng kèm theo sự phổ biến rộng rãi của các động tác chạy, nhảy, đấu vật v.v…trong mục đích rèn luyện thể lực. Qua đó, giới quý tộc thường tổ chức những cuộc tranh tài các bộ môn điền kinh với đủ loại hình thức. Chẳng hạn như những cuộc so tài giữa các phe nhóm, dòng họ đối nghịch nhau do đối phương khiêu chiến, hoặc những kỳ đại hội thể thao giữa các nhóm thân hữu trong tính cách giải trí, rèn luyện thể lực, hay những cuộc thi tuyển để chọn nhân tài phục vụ cho triều đình v.v…


Theo dòng thời gian trôi chảy trong bối cảnh hình thành các phong trào hoặc những cuộc thi tài thể thao này, môn điền kinh cũng được phát triển rộng lớn trên toàn cõi Châu Âu. Thế nhưng, từ khoảng thế kỷ thứ 13 đến thế kỷ thứ 16, triều đình Anh Quốc đã áp dụng chính sách giới hạn những cuộc tranh tài thể thao của các môn điền kinh để tránh làm ảnh hưởng đến mục đích luyện tập môn xạ tiễn (Archery) của quân đội. Và sau khi lệnh nghiêm cấm tổ chức những kỳ đại hội thể thao được bãi bỏ vào đầu thế kỷ thứ 17 thì tại xứ sở sương mù mới trở lại phong trào thịnh hành các môn điền kinh như xưa. Bước sang thế kỷ thứ 19, do ảnh hưởng của việc đưa thể thao vào chương trình giảng dạy trong học đường, môn điền kinh được chính thức hệ thống hóa tại Anh Quốc dưới sự điều động và vận hành của các tổ chức chuyên nghiệp. Về điểm này, có một số giả thuyết cho rằng các bộ môn điền kinh được đưa vào chương trình giáo dục lần đầu tiên tại Trường Sĩ Quan Lục Quân Hoàng Gia Sandhurst (The Royal Military Academy Sandhurst) vào khoảng năm 1812, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào xác thực sự kiện này.
Sau thời kỳ Phục Hưng, điền kinh đã phát triển thành môn thể thao cận đại tại Châu Âu và từ sau kỳ Thế Vận Athenes năm 1896, tức Thế Vận Hội Cận Đại lần thứ Nhất, điền kinh được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Riêng tại Nhật Bản, môn điền kinh được các giáo sư người Anh truyền bá tại Học Viện Hải Quân Hoàng Gia từ thời sơ kỳ triều đại vua Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji Tenno). Trong lần đầu tiên tham gia Olympic ở kỳ Thế Vận Hội lần thứ 5 vào năm 1912 tại Stockholm-Thụy Điển, Nhật Bản cũng đưa ra 2 tuyển thủ tranh tài môn điền kinh là Mishima Yahiko (môn chạy đua cự ly ngắn, trung bình) và Kanaguri Shiso (môn chạy đua cự ly dài).
So với các môn khác, điền kinh có nhiều hình thức tranh tài nhất vì ngay từ thời cổ đại Hy Lạp các động tác chạy, nhảy, ném v.v…đã trở thành những môn cơ bản trong các kỳ đại hội thể thao. Đồng thời, ngay từ kỳ Thế Vận Hội Cận Đại lần thứ Nhất tại Athens, điền kinh đã nhanh chóng được xem là bộ môn tranh tài chính thức và luôn được khán giả ái mộ cuồng nhiệt. Đến năm 1928, các nữ vận động viên điền kinh được chính thức tranh tài tại vũ đài Olympic.
Để thống nhất các đoàn thể, cơ quan điều hành môn điền kinh trên toàn thế giới, “Liên Đoàn Điền Kinh Quốc Tế IAAF” được sáng lập vào năm 1912, và IAAF đã tổ chức “Giải Điền Kinh Thế Giới” từ năm 1983 cũng như “Giải Điền Kinh Thế Giới Thi Đấu Trong Nhà” (World Indoor Championships In Athletics) từ năm 1985 cho đến nay. Ngoài vũ đài Thế Vận Hội và 2 giải điền kinh lớn này còn có “Giải Điền Kinh Châu Âu” (European Championships In Athletics) và “Giải Golden Laegue” cũng là những đại hội điền kinh chuyên biệt thu hút đông đảo khán giả theo dõi.
Về hình thức, điền kinh gồm có những bộ môn sau đây:
- Chạy đua cự ly ngắn: 100m, 200m, 400m (ngoài ra còn có những cự ly 50m, 60m, 300m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Chạy đua cự ly trung bình: 800m, 1500m, 3000m (ngoài ra còn có những cự ly 1000m, 1 mile, 2000m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Chạy đường trường: 5000m, 10.000m, chạy Marathon (42,195km) (ngoài ra còn những cự ly 21,0975km và trên 42,195km tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Chạy tiếp sức: 400m, 1600m (ngoài ra còn có những cự ly 800m, 3200m, 6000m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Chạy vượt chướng ngại vật: 100m, 110m, 400m, 3000m (ngoài ra còn có những cự ly 60m, 200m, 300m, 2000m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Đi bộ: 500m, 20.000m, 50.000m (ngoài ra còn có những cự ly 3000m, 10.000m, 30.000m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Nhảy cao - Nhảy xa - Nhảy xa tam đoạn (tung người lên 3 lần) - Ném búa - Ném dĩa - Ném tạ - Ném lao - Các môn hỗn hợp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.