Hôm nay,  

Viễn Tượng Thỏa Hiệp Thay Thế Nghị Định Thư Kyoto

15/10/200800:00:00(Xem: 2570)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Mai Thanh Truyết

 

Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó kết luận rằng trái đất nóng dần do con người phóng thích các khí ô nhiễm vào không khí. Lý thuyết nầy là nguyên nhân khởi đầu cho bao cuộc thảo luận sau đó giữa các nhà khoa học. Họ đã võ đoán là từ năm 1896, thán khí (CO2) thải vào không khí do việc đốt than đá để tạo ra năng lượng là nguyên nhân chính gây ra “hiệu ứng nhà kính”. Theo ước tính, thán khí trong không khí đã tăng 30% từ1750 đến nay.

 

Mãi đến năm 1949, sau khi khảo sát hiện tượng tăng nhiệt độ trong không khí ở Âu Châu và Bắc Mỹ từ năm 1850 đến 1940 so với các nơi khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Anh đã đi đến kết luận là sự phát triển ở các quốc gia kỹ nghệ đã làm tăng lượng ô nhiễm thán khí trong không khí, do đó làm cho mặt đất ở hai vùng nầy nóng mau hơn so với các vùng chưa phát triển.

 

Đến năm 1958, các cuộc nghiên cứu ở phòng thí nghiệm Mauna Loa Observatory (Hawai) đặt ở độ cao 3. 345m đã chúng minh được khí CO2 là nguyên nhân chính yếu của sự gia tăng nhiệt độ nầy. Đến năm 1976, các chất khí methane, chlorofluorocarbon (CFC), nitrogen oxide (NOx) cũng được xác nhận là nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính.

 

Trong một diễn đàn do Harper’s Magazine tổ chức tại National Press Club vào tháng 9 vừa qua dưới đề tài: “Địa chính trị của sự bền vững năng lượng” (The Geopolitic of Energy Sustanability) đã được báo Washington Post diễn tả dưới tựa đề “ Carbon tồn giữ trong không khí mau hơn chúng ta nghĩ” rằng: Trong năm 2007, carbon phát thải từ các dạng năng lượng hoá thạch (dầu khí, than đá v. v…) vào không khí tăng 2,9% so với năm 2006, tương đương với 8,47 gigatons (tỷ tấn). Và nếu tiếp tục đà trên, theo tính tóan của Global Carbon Project, nhiệt độ không khí trên trái đất sẽ tăng lên 110F vào năm 2100.

 

Nghị định thư Kyoto

 

Nghị định thư Kyoto, một dự thảo hiệp ước do Liên Hiệp Quốc bảo trợ và đã được 166 nguyên thủ quốc gia trên thế giới đồng ý trên nguyên tắc, quy định rằng: Cho đến năm 2012, các quốc gia trện thế giới phải giảm thiểu các khí phóng thích kể trên 5,2% so với định mức của năm 1990. Dự thảo Nghị định thư (NĐT) nầy gồm 26 Điều khoảng và 2 Phụ lục sẽ trở thành một quyết định chung cho toàn cầu nếu có trên 55% tổng số các quốc gia tính theo tỷ lệ năng lượng cần thiết trong các quá trình sản xuất kỹ nghệ của từng quốc gia một.

 

Hoa Kỳ, vào năm 1990, đã sản xuất 36,1% sản phẩm của toàn thế giới, do đó có trách nhiệm trên 36,1% lượng khí phóng thích vào bầu khí quyển tạo ra sự hâm nóng toàn cầu. Trong lúc đó, Nga Sô chịu trách nhiệm 17,4%, và viện Duma (quốc hội) Nga đã phê chuẩn vào tháng 6, 2004. Quốc gia phê chuẩn sau cùng trước khi NĐT Kyoto trở thành luật vào tháng 2, 2005 vừa qua là Úc châu (2007). Cho đến nay Hoa Kỳ vẫn không chấp nhận NDT nầy.

 

Hoa Kỳ ngay từ đầu, không đồng ý hoàn toàn về sự phân chia tỷ lệ trách nhiệm về lượng khí thải của các quốc gia phát triển và “miễn” cho những quốc gia đang mở mang, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Theo quan điểm của Mỹ thì hiện tại Trung Quốc và Ấn Độ phải góp phần trách nhiệm hiệu ứng nhà kính toàn cầu nầy. Và cũng theo ước tính căn cứ theo sự phát triển kỹ nghệ của Trung Quốc thì nước nầy phải chịu trách nhiệm của 5,1% lượng khí thải vào không khí. Và điều nầy đã được trung tâm Mauna Loa vừa xác nhận trong báo cáo khoa học trên.

 

Hàng năm nếu tính diện tích của rừng được tái tạo ở Hoa Kỳ thì lượng CO2 do rừng hấp thụ lại có thể được khấu trừ lượng khí thải hồi từ kỹ nghệ. Hay nói khác đi tỷ lệ khí mà Hoa Kỳ cần phải giảm theo quy định sẽ ít hơn như đã được ghi trong NĐT.  

 

Nếu phải giảm như theo quy định của Nghị định thư, Hoa Kỳ e ngại sự suy trầm kinh tế sẽ xảy ra sau đó cho quốc gia nầy.

 

Cho đến hôm nay, có thể nói chỉ có Anh Quốc và Đức Quốc và một số quốc gia nhỏ trong Liên hiệp Âu châu có hy vọng đạt được tiêu đề ra qua NĐT Kyoto. Ngoài ra hầu hết các quốc gia khác như Trung Quốc cùng Ần Độ không thể thực hiện những ký kết đã hứa. Hiện tại, TQ là quốc gia thứ hai đứng sau Hoa Kỳ về lượng khí phát thải vào không khí qua sự phát triển ồ ạt công kỹ nghệ của quốc gia nầy.

 

Do nhiều bất đồng giữa Hoa Kỳ và các quốc gia ký kết NĐT Kyoto cũng như kết quả của việc thi hành Hiệp ước Kyoto (2005) không mấy sáng sủa vì đa số quốc gia không chấp hành các điều luật ghi trong Hiệp ước. Do đó, vào ngày 15 tháng 12 năm 2007, dưới sự chủ toạ của Liên Hiệp Quốc, 187 quốc gia thành viên trên thế giới đã ký một thỏa hiệp gọi là Thỏa hiệp Bali (vì đã nhóm họp ở Bali, Indonesia) trong Hội nghị Thay đổi Khí hậu (Climate Change Conference).  Thỏa hiệp thể hiện niềm hy vọng của Liên hiệp Âu châu, nhưng thái độ của Hoa Kỳ vẫn còn dè dặt.

 

Trước khi ra về, các thành viên đại diện của các quốc gia trên đều hứa là sẽ hội họp thường xuyên trong vòng hai năm sắp đến nhằm mục đích thảo luận và đồng thuận những điều luật mới Bali để thay thế luật Kyoto sẽ hêt hạn vào năm 2012. Chương trình nghị sự cho những lần họp tới là các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ phải giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ 25 đến 40% vào năm 2020 so với lượng khí phát thải của các quốc gia nầy trong năm 1990.

 

Theo nhận định của nhiều quốc gia thành viên trong hội nghị Bali, Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày hôm nay vẫn là hai quốc gia có nguy cơ làm tăng thêm sự hâm nóng toàn cầu nhiều nhất và cũng là hai quốc gia “chưa” thể hiện cố gắng để làm giảm thiểu sự phát thải nầy.

 

Đối với Hoa Kỳ, theo ước tính của McKinsey&Co, nếu phải cắt giảm 40% khí CO2 phát thải, tương đương với 9,7 tỷ tấn của quốc gia nầy theo dự kiến trong năm 2030, Hoa Kỳ cần phải giảm thiểu trong nhiều lãnh vực trong kỹ nghệ, xây dựng, và dụng cụ dùng trong gia đình cùng xe cộ di chuyển. Chi phí cho mọi tiết giảm trên bao gồm luôn chi phí nghiên cứu công nghệ mới và sạch sẽ chiếm 1,5% của 77 ức Mỹ kim (77 ngàn tỷ) của ước tính mức đầu tư vào kinh tế HK ở thời điểm nầy.

 

Trong suốt hai tuần lễ thảo luận, bàn bạc, nhiều lúc tưởng như là đã đổ vỡ hoàn tòan; sau cùng Hội nghị cũng đồng ý một thỏa hiệp. Đó là Lộ trình Bali (Bali Road map) trong đó, đòi hỏi 180 quốc gia thành viên phải đạt được sự đồng thuận vào năm 2009 trong việc cắt giảm sự phát thải khí nhà kính.

 

Lần đầu tiên, hội nghị đã nêu lên chương trình giúp đỡ việc hạn chế sự phá hủy vùng rừng nhiệt đới trên thế giới vì đây là nơi hấp thụ 20% mỗi năm. Hội nghị cũng khuyến cáo các quốc gia đã phát triển cần giúp đở những xứ nghèo chuẩn bị chấp nhận và hạn chế ảnh hưởng của sự phát triển quốc gia qua việc thay đổi khí hậu toàn cầu bằng cách “viện trợ” công nghệ mới ít hay không phát thải khí CO2 .

 

Một thành quả đáng được nêu ra đây của hội nghị là một tiêu đề hầu như được chấp thuận của tất cả thành viên; đó là, “đo lường được, báo cáo được, và kiểm chứng được” (measurable, reportable, and verifiable).

 

Về cụ thể, một số đề nghị về những điều luật sẽ được mang ra thảo luận trong vòng hai năm tới là:

 

- Quyết định về việc phá rừng;

 

- Quyết định về công nghệ chuyển giao;

 

- Quyết định về tài trợ cho những quốc gia cần thiết;

 

- Quyết định Bali đối với nhữg quốc gia đã ký kết NĐT Kyoto.

 

Nhận định về Lộ trình Bali

 

Qua những văn bản của thỏa hiệp Bali, có thể nói đây cũng chỉ là một thỏa hiệp “chung chung”, không nói lên một điều gì cụ thể. Văn bản và ngôn từ rất mơ hồ như nhận định của Bộ trưởng Môi trường Canada, John Baird như: “cắt nhiều hơn nữa sự phát thải (khí) toàn cầu” (deep cuts in global emissions), “chỉ tiêu toàn cầu dài hạn cho sự giảm thiểu (khí) phát thải” (long-term global goal for emissions reductions). Và định mức giảm thiểu do Liên hiệp Âu châu đưa ra từ 25% đến 40% là con số không thể thực hiện được trên thực tế.

 

Hội nghị tuy đã kết thúc, nhưng cho đến nay, nhiều quan điểm dị biệt về vấn đề hạn chế khí phát thải và định mức áp dụng cho mỗi quốc gia thành viên vẫn còn là một đề tài tranh cãi triền miên giữa ba khối kinh tế trên thế giới. Đó là Hoa kỳ đứng độc lập về một phía, còn lại là Liên hiệp Âu châu và các quốc gia đang phát triển. Viễn tượng có một Bộ luật thay thế luật Kyoto vào năm 2013 rất khó thực hiện được vì những dị biệt quan điểm của Hoa Kỳ (xem phần trên) xem như không thể hoà giải hay đi đến sự đồng thuận được. Và Lộ trình Bali có thể được xem như một “khung làm việc” nhưng sẽ không đưa đến một “điểm đến” nào cả. Vẫn chưa có một sự đồng thuận nào cả ngoài nhận định của hầu hết các quốc gia là thừa nhận sự hâm nóng toàn cầu là một thực tế hiển nhiên, không chối cãi, và việc giảm thiểu khí carbonic phát thải vào không khí là nhiệm vụ của toàn cầu. Và đây chỉ là một đồng thuận duy nhất.

 

Dự kiến tương lai

 

Cho đến nay, LHQ vẫn chưa có một quyết định rõ ràng về việc áp dụng NĐT Kyoto mặc dù đã thành luật từ năm 2005 vì không có biện pháp trừng phạt nếu có một quốc gia vi phạm. Câu hỏi được đặt ra là chuyện gì có thể xảy ra trong tương lai nếu hiện tượng hâm nóng toàn cầu tiếp tục tăng nhanh hơn dự đoán" Hoặc các quốc gia trên thế giới sẽ đạt được sự đồng thuận như thế nào trước khi Hiệp ước Kyoto chấm dứt vào năm 2012.

 

Các câu hỏi trên có thể có được một số giải đáp tích cực trong kỳ họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 12, 2009 sắp đến.

 

Các quốc gia hy vọng đạt được đồng thuận cho một giải pháp kiểm soát nạn phát thải khí nhà kính toàn cầu. Và thoả hiệp nầy nếu có và nếu thực hiện được thì đây sẽ là một bước ngoặc mới cho ting trạng kinh tế và môi sinh của cả thế giới trong tương lai.

 

Ngay từ bây giờ, qua quan điểm của những nhà lãnh đạo quốc gia và các nhà môi trường trước tiến trình toàn cầu hoá và nguy cơ của sự hâm nóng toàn cầu phân tích ở phần dưới đây, chúng ta có thể hình dung và dự phóng những thoả hiệp có thể xảy ra cho kỳ họp tới.

 

Về phía Hoa Kỳ: Như chúng ta đều biết Hoa Kỳ vẫn không ký kết Hiệp ước Kyoto, nhưng dù muốn dù không, Hoa Kỳ vẫn phải chịu áp lực quốc tế rất lớn để giữ một vai trò lãnh đạo trong mọi cuộc thương lượng về sự giảm thiểu sự phát thải khí CO2 của các quốc gia trên thế giới. Và mọi ký kết hay quyết định sẽ ảnh hưởng đến nến kinh tế và môi sinh của toàn cầu.

 

Tổng thống tương lai của Hoa Kỳ vào tháng 11 tơi đây phải chấp nhận một chương trình nghị sự về vấn đề nầy với Hội đồng chính phủ, với lưỡng viện. Sau đó, hành pháp sẽ tập trung chi tiết về chính sách giảm thiểu nguồn phát thải trước khi đệt trình lên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc tháng 12, 2009 diễn ra tại Copenhagen, quốc gia có bức tượng nổi tiếng Little Mermaid. Chính sách nầy qua các cuộc vận động tranh cử, cả Obama và McCain đềm có nhận định khác với TT Bush hiện tại. Đó là, Hoa Kỳ sẽ chấp nhận chính sách “nhốt” và “bán” (cap and trade) giữa các công ty với nahu để làm giảm sự phát thải khí nhà kính. (Chính sách nầy cho phép một hảng xưởng có thể mua hay bán định mức (quota) cho phép phát thải. Thí dụ, một Cty có định mức phát thải hàng năm là 100 tấn CO2; nếu trong năm họ ước tính tổng lượng khí phát thải là 80 tấn, do đó họ có thể bán 20 tấn cho Cty có dự tính phát thải nhiều hơn định mức cho phép).

 

Mặc dù trong năm 2007 và 2008, TT Bush có vận động trong các kỳ họp An toàn Năng lượng và Sự Thay đổi khí hậu với nhóm G7+1 và một số quốc gia có khả năng làm tăng lượng khi phát thải qua việc phát triển quốc gia như: Úc, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Dương, Mexico, Nam Phi, và Nam Hàn. Nhưng hầu như cho đến nay, chưa có một sự đồng thuận trên nguyên tắc về chính sách phát thải phân lập cho từng quốc gia sau năm 2012. Dư luận quốc tế bên lề các hội nghị trên hầu như không tin tưởng về các quyết định trong tương lai.

 

Tính đến năm 2008, Hoa Kỳ luôn luôn vượt qua định mức phái thải do Hiệp ước Kyoto hàng năm là 5% dù Hoa Kỳ không chấp nhận Hiệp ước. Trong khối G7+I chỉ có Anh Quốc chấp hành quy định và sẽ giảm được 5,2% định mức phát thải vào năm 2012 so với mức phát thải ở Anh vào năm 1990.

 

Liên bang Nga cũng sẽ tuân thủ được Hiệp ước. Nhưng việc thi hành nầy không phải do việc chuyển đổi thành các công nghệ sạch trong sản xuất mà là do sự tan rã của hệ thồng cộng sản Nga Sô; và chính điều nầy làm cho nền kỹ nghệ chiến tranh và sản xuất của Nga giảm, do đó kéo theo sự giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính.

 

Pháp và Đức, có nhiều cố gắng trong việc giảm thiều bằng cách áp dụng nhiều công nghệ sạch, công nghệ nano, và nhất là cho phép xây dựng nhà máy phát điện hạch nhân thay thế cho các nhà máy phát điện dùng nhiên liệu hoá thạch như dầu khí hay than đá. Còn lại, Canada, Italy và Nhật Bổn vẫn không có khả năng kiểm soát và hạn chế mức phát thải dưới 5,2% vào năm 2012 so với mức phát thải năm 1990 của các quốc gia nầy.

 

Đối với các quốc gia đang trên đà phát triển nhanh kể trên cho đến nay, vẫn chưa thấy có chỉ dấu nào báo hiệu sự hạn chế quy định trên, nhưng ngược lại tình hình ngày càng tệ hơn của các quốc gia nầy, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Brezil.

 

Thay lời kết

 

Ngay cả Hội nghị Thượng đỉnh G7+1 ở Tokyo vào tháng 7 vừa qua, có thể nói đây là tiền hội nghị chuẩn bị khung hành động cho kỳ họp tháng 12 năm tới, nhưng các vị nguyên thủ quốc gia cũng chỉ đồng thuận một cách mơ hồ là: 8 guốc gia kỹ nghệ trên sẽ giảm 50% lượng khí nhà kính trong năm 2050, nhưng họ vẫn chưa đạt được điểm đồng thuận là sự giảm thiểu nầy so với định mức 1990 hay 2008.

 

Song hành với Hội nghị thương đỉnh trên, các quốc gia như Brazil, Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ, và Nam Phi cũng nhóm họp tai Tokyo trong cùng một thời điểm. Họ kêu gọi các quốc gia đã phát triển cần phải giảm thiểu từ 25 đến 40% vào năm 2020, và 80 đến 90% vào năm 2050 so với định mức ở thời điểm 1990.

 

Như vậy, chúng ta thấy quan điểm của hai nhóm quốc gia hoàn toàn khác biệt, và đề nghị những chính sách hầu như không thể nào chấp nhận được.

 

Đối với Hoa Kỳ, năm 2009 là năm đầu tiên của tổng thống mới, vi vậy, cho dù hành pháp có dự kiến một chính sách toàn cầu nào đó cũng không thể thông qua lưỡng viện được trước khi trình bày trước Đại hội đồng LHQ vào tháng 12 được.

 

Đối với Liên hiệp Âu châu (EU), một phái đoàn của các quốc gia nầy đã nhóm họp với lập pháp Hoa Kỳ vào tháng 4, 2008 nhằm mục đích thúc đẩy cơ quan nầy phải khai triển chương trình phát thải – thương mãi (emission-trade) cho năm 2009. Họ cũng đã mời lập pháp Hoa Kỳ sang bên kia bờ Đại Tây Dương để qua sát chương trình hành động của EU trong vấn đề trên.

 

Trong lúc đó, thay vì đáp ứng việc thương thảo với EU, Hoa Kỳ lại đề nghị EU cần phải nói chuyện với Trung Quốc và Ấn Độ, vì hai quốc gia nầy là hai nguồn phát thải rất quan trọng trong những ngày sắp tới.

 

Từ những quan điểm dị biệt, dường trái ngược nhau, từ những yêu cầu của các nhóm quốc gia hầu như không thể thực hiện được, chúng ta có thể hình dung rằng Thượng đỉnh về chính sách phát thải khí nhà kính của Liên Hiệp Quốc sẽ không thể nào đi đến một sự đồng thuận cụ thể vào tháng 12 năm 2009 được.

 

Và, thế giới vẫn tiếp tục đối mặt với nguy cơ tăng dần nhiệt độ, kết quả của của hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

 

 Mai Thanh Truyết

 

West Covina, 10/2008

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.