Hôm nay,  

Truyện Vui: Chạy Bão

29/09/200800:00:00(Xem: 2842)

 - Trần Ngân Tiêu<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Khoảng ba chục năm qua tôi cố không dùng hay nhắc tới hai chữ "di tản" vì mỗi lần nghĩ tới hai từ này thì tôi có cảm giác không thoải mái. Thế nhưng từ năm 2004 tôi lại phải dùng tới từ này thế mới lá oái oăm.

Chẳng là ở tiểu bang Florida này gần hai chục năm qua có bão hàng năm nhưng không có muà bão nào khiến người ta xất bất xang bang như năm 2004 phải hứng chịu bốn trận bão liên tiếp trong vòng ba tháng. Vì chưa được nếm mùi bão nên tôi lờ đi lời kêu gọi "di tản" đến trung tâm tạm trú mà ở lì lại nhà xem sao. Nghe TV, radio thông báo giờ bão đến vợ chồng con cái rút lui vào một phòng kín nhất chui xuống gầm một cái bàn gỗ chờ đợi. Đúng mười giờ đêm bão Charlie lướt qua ngay trung tâm thành phố đến ào một phát. Đèn đuốc tắt ngúm, TV cũng ngủm, cả nhà tối om. Chỉ trong vòng mười phút thì bão đi vợ chồng con cái đốt đèn cầy, dùng đèn "pin' mò ra nhìn qua cửa sổ thì thấy làm lạ vì bầu trời sáng chưng nhưng không dám ra ngoài sợ gặp chuyện nguy hiểm bất ngờ nhất là sợ dẵm vào vũng nước có dây điện đứt thì bị điện giựt một phát chết oan uổng lắm.

Vừa hừng đông vợ chồng con cái mới bước ra cửa thì thấy hàng xóm cũng đứng ở cửa nhà xì xà xì xồ với nhà bên cạnh hoặc nhà đối diện. Nhìn lên cao thì thấy tất cả cây cối gẫy hết, thân cây lớn nhỏ nằm ngổn ngang đầy đường nên bầu trời đêm qua thấy sáng chưng là phải. Tất cả các nóc nhà đều trốc gần hết mái tạo nên một quang cảnh tan hoang bừa bãi. Cũng may bão cấp hai, gió có 125 dặm một giờ nên nó không bứng luôn nhà cửa đi.

Bố con vội leo nên nóc nhà phủ "plastic" lên những chỗ bị tróc khện nẹp cho chắc để ngăn ngừa bị dột tạo thêm hư hỏng. Bây giờ điện không có mà vào trong nhà thì nóng nực chịu không nổi. Có điều may là việc nấu nướng đối với người Việt thì chả khó khăn. Con vợ mang ngay lò than ra trước cửa nhà xe để nồi cơm rồi mang mấy hộp cá "tuna" cho bố con có thể làm một bụng rồi tiếp tục dọn dẹp.

Sau năm ba ngày cắt cây dọn dẹp để có lối đi ra đường rồi mới kêu thợ lợp nhà. Nào ngờ mấy hãng lợp nhà cho biết có gần một triệu căn nhà trong thành phố cần lợp lại mái và ưu tiên cho nhà nào trong nhà mà nhìn thấy mặt trời hay bị dột. Còn những nhà nào chỉ hư mái thôi thì ghi danh đợi khoảng tám tháng sau họ mới gọi và ai ghi danh trước thì được gọi trước. Ối giời ơi! Nếu có bão nữa thì làm sao! Thành phố trông hoang tàn như sau một bãi chiến trường. Giờ chỉ còn mong từng giờ từng ngày có điện nước trở lại.

Sống gò bó như vậy đã nản rồi thế nhưng ba tuần sau thì đài khí tượng báo bão Earl hay France gì đó đang hướng về tiểu bang thế thì có lên ruột không! Mới đầu thì họ tiên đoán bão sẽ cắt ngang phía Nam tiểu bang mà phía Nam thì vừa bị bão Charlie tàn phá rồi nên chính quyền kêu gọi đi tản. Thế là dân cư xếp hàng đổ xăng cho xe để... di tản lên hướng Bắc. Nào ngờ đi được nửa đường gần tới miền trung tiểu bang thì đài khí tượng lại báo bão sẽ cắt ngang trung tâm tiểu bang xuyên qua vịnh Mễ Tây Cơ với cấp ba khiến dân "di tản" lục tục quay trở lại nên đường kẹt cứng. Nhà tôi ở vùng trung tâm tiểu bang nên cũng hơi run vì nếu bão cấp ba hay bốn thì phải di tản để chạy đến trung tâm tạm trú nếu cần. Tôi bảo vợ con cứ chuẩn bị sẵn sàng có bề gì thì phải chạy lấy người đừng tiếc của nữa.

Tôi có anh bạn tên là ông "Đường Xưa Lối Cũ", gọi như vậy vì mỗi khi có văn nghệ "hội hè" hay đám cưới thì anh ta cứ lên ca bản "tủ" đó. Có lẽ nghĩ rằng chết vì VC không chết mà chết vì mưa bão thì không cam lòng nên khi nghe bão sẽ đi qua nhà anh ta liền kêu vợ con lên xe để... di tản sớm vì lúc đó còn có thể mua được xăng và đường không bị kẹt.

Sau một ngày trời vượt gần ngàn dặm tới thành phố Bioxly gần New Orlean thì thấy đài khí tượng lại báo bão không cắt ngang miền Trung tiểu bang mà xê xuống khoảng giữa Nam và Trung thì ông "Đường Xưa Lối Cũ " dừng lại... và muốn quay về. Thế nhưng mua được xăng để bắt đầu quay về thì bão đã vượt vịnh Mễ Tây Cơ đến thành phố Mobile làm xập một cây cầu chặn mất đường về. Chưa biết bão sẽ ngả về Tây qua New Orlean hay ngả về Đông qua Georgia nên ông Đường Xưa Lối Cũ cuống lên tìm đường về nhà nhưng không biết đi lối nào. Nửa đêm ông ta gọi điện thoại cầm tay đánh thức tôi dậy bảo coi bản đồ chỉ cho ông ta đi vòng đường nào có thể về tiểu bang nhà.

Thiên địa ơi, nửa đêm đèn đuốc không có mà ông bắt tôi đi kiếm bản đồ thì biết kiếm nó ở đâu" Nhưng ông ta tả oán qúa nào là ở giữa đường giữa chợ mà trời mưa như trút nước không biết dừng lại đâu bây giờ nên tôi phải đốt đèn cầy ráng kiếm ra một cái bản đồ. Tôi cho ông biết rằng nếu ông ta ở bên kia bờ sông Mississipi thì phải đi dọc lên miền Bắc kiếm chỗ nào có cầu qua sông thì đi vòng xuống phía Nam mà về. Còn ông ở bên này sông thì cũng phải đi lên miền Bắc để tránh cây cầu xập ở xa lộ số 10, rồi tìm đường xuống miền Nam Georgia mà về. Thế nhưng nếu qua đêm mà bão ngả về phía Đông tức là Georgia thì ông sẽ có cơ hội tao ngộ với bão. Tôi khuyên ông ta nên kiếm chỗ dừng chân chờ tan bão hãy về vì đi lên hai ba tiểu bang miền Bắc thì cũng mất một vài ngày...

Bão France tuy không qua khu tôi ngụ nhưng cái bán kính của bão khoảng hai trăm dặm nên mưa gió cũng trùm cả tiểu bang và mưa liên tục hai ba ngày đến thối cả đất nên điện cũng mất mà nước thì nhiều nhưng không uống được. Xong với ông Đường Xưa Lối Cũ tôi vừa nằm xuống chừng gần một tiếng thì điện thoại lại reo và đó là ông chồng của mụ "bạn của bà xã tôi" tức là mụ Kim Jewerly nên tôi vội đánh thức bà xã dậy. Lão ta cho biết hiện giờ đã ... di tản tới Georgia nhưng có việc nhờ vợ chồng tôi giúp. Lão cho biết vì sực nhớ mưa bão thế nào cũng mất điện nên máy báo động ở tiệm hột xoàn của vợ lão sẽ không còn hiệu lực. Mà như vậy thì bọn băng đảng sẽ đến đập cửa kiếng khiêng cái két sắt đựng nữ trang đi mất thì hết nghiệp nên lão nhờ tôi đi xuống phố coi cái tiệm của hắn còn... y nguyên hay không.

Thiên địa qủy thần ơi! Vợ chồng thằng cha này qúy của hơn người. Trời mưa to gió lớn giữa đêm khuya khoắt mà bắt tôi xuống phố thì ngoài sức tưởng tượng. Bà xã tôi giằng lấy điện thoại nói:

- Ông bà có điên không" Dù bà có giận thì giận tôi cũng không thể để chồng tôi đi như thế được.

Mụ Kim cứ tha thiết năn nỉ nhưng bà xã tôi một mực thối thác với lý do là giới nghiêm đi đến tiệm nữ trang cảnh sát bắt được thì khó giải thích. Sau cùng mụ Kim dặn đi dặn lại là sáng sớm đi xuống coi tiệm của mụ coi có sao không rồi báo cho mụ ấy biết.

Sáng ra coi các nóc nhà thấy mấy tấm "plastic" phủ bị gió thổi đâu hết thế là bố con lại lóp ngóp leo lên phủ lại đóng nẹp thật kỹ. Việc này tôi không thể làm một mình, mà nhờ mấy thằng con thì chúng chưa làm việc này bao giờ nên chúng đi trên nóc nhà như con khỉ bò chứ không dám đứng thẳng lưng. Đã vậy chúng run lẩy bẩy khiến mẹ nó đứng bên dưới cứ luôn miệng "cẩn thận nghe con", nghe sốt cả ruột.

Năm này cha con tôi còn phải leo lên nóc nhà hai lần nữa vì tháng sau đó có hai cơn bão Jean và Iven băng ngang tiểu bang. Tuy nhà tôi không bị trung tâm bão đi qua nhưng với bán kính của bão khoảng một trăm dặm nên cũng bị trùm kín. Ác ôn là hai bão này không đi đến vèo một phát như Charlie mà nó quần chầm chậm hai ngày chỉ xê dịch khoảng mười lăm dặm.

Ác ôn hơn nữa là bão đi rồi thì nước mới dâng lên khiến nhiều xóm bị lụt và mức nước trong nhà lên đến đầu gối. Quận hạt vội vàng phát bao cát cho ai muốn dùng để ngăn nước nhưng nước đã vào rồi thì ngăn con mẹ gì bây giờ. Thế nhưng hai vợ chồng cũng cứ đi xin bao cát hết địa điểm này đến địa điểm khác mang về cất đó phòng khi dùng tới. Năm sau gặp bão Katrina cũng bị hồi hộp như vậy vì mới đầu thì được báo nó sẽ đi qua trung tâm tiểu bang, nhưng dần dần nó tạt xuống miền Nam rồi tạt tới Cuba trực chỉ New Orlean gây một thiên tai lớn.

Mấy năm sau không bị hành hạ bởi bão nhưng cứ tới tháng sáu thì hồi hộp coi tin tức khí tượng hàng ngày. Nhà đã lợp lại được và cây cối bắt đầu xanh tươi trở lại nên dấu hiệu điêu tàn của bão táp đã không còn nữa. Tháng bẩy 2008 thì cơn bão Arthur đi qua bờ biển phía Nam tiểu bang tới vịnh Mễ Tây Cơ và tuy bão cấp hai cũng chưa khiến mọi người ở đây quan tâm. Trung tuần tháng 8-2008 thì bão Fay có hướng từ Nam dọc trung tâm tiểu bang lên phía Bắc. Giống như bão Charlie năm 2004. Trận bão này không tàn bạo nhưng làm cho dân cư tiểu bang điên đầu ngay cả nhân viên khí tượng cũng kêu là "crazy hurricane". Ngày đầu thì Fay hướng ngay trung tâm tiểu bang gia đình tôi bắt đầu lo lắng thì nó ngả về Tây tức là bão không đi qua ngay nhà nên cũng bớt hồi hộp. Ngày kế tiếp nó ngả về Tây một chút nữa nhưng ngày hôm sau thì nó đi xuyên dọc trung tâm tiểu bang, ngay nhà tôi, nên vợ chồng lại mất ăn mất ngủ. Tuy nhiên được biết bão chỉ là cấp một nên cũng tự an ủi được chút ít nhưng vòng đai mưa thì lớn lắm có thể bị lụt. Tôi bắt mấy đứa con ra sân sau đào đất bỏ bao cát để sẵn còn bà xã thì làm vài hũ duốc và muối vừng cùng nấu nồi cơm nếp để có di tản thì gói mang theo.

Ngày kế tiếp nữa thì hướng đi của bão Fay ngả về phía đông, nghĩa là cái "mắt" của bão không đi qua nhà tôi nên áp xuất máu của tôi cũng xuống được một chút. Ngày hôm sau là ngày dự trù Fay đến thành phố tôi ở thì nó ngả hẳn về Đông đâm ra biển Atlantic. Nhưng bão Fay có điểm kỳ lạ là ở trung tâm mắt bão chỉ có gió chứ không có mưa mà những vòng xoáy ngoài của bão thì lại mưa nhiều. Cái vành mưa ngoài cùng của bão nó cứ xoay tròn liên tiếp nên mưa gió trút xuống thành phố từng chập từng chập. Vừa ngơi được chừng nửa tiếng thì mưa lại tới cứ thế ba ngày trời cùng lúc coi đài TV cho biết đã có nhiêu nơi trong thành phố đã bị lụt và mực nước của các hồ thiên nhiên đã cao hơn mặt đất một thước Anh. Tôi nghĩ như vậy thì sau khi bão dứt nước sẽ dâng lên năm mười ngày nên chiều đó bố con bê bao cắt đắp bờ kín cửa trước, cửa sau và cửa nhà xe để ngăn nước ngập. Tôi an ủi vợ con rằng cực một chút còn hơn hư hại nhà cửa nhất là mấy bộ bàn ghế nhập cảng từ Việt Nam sẽ đi đoong luôn.

Sáng hôm sau ngủ dậy ngó ra ngoài thì con đường trước cửa nhà nước ngập lênh láng gần ngập hết mấy xe đậu ngoài đường. Vài người hàng xóm lội bì bõm để coi nông sâu; có người lấy thuyền nhỏ ra chèo để quan sát xa gần. Người này than "my TV is gone" người kia kêu "my bed, my sofa soak with water". Họ tụ tập trước cửa nhà tôi chỉ chỏ rồi hỏi:

- How do you know" Why don't you tell me"

Nghĩa là làm sao tôi biết có lụt mà dùng bao cát ngăn nước. Tôi chỉ nhe răng cười nhưng thầm nghĩ "theo, theo" cái con mẹ tôi ấy. Chúng ông ở nước nhược tiểu tự mưu sinh đã quen rồi còn mấy cha cứ chờ nhà nước nói thì chịu khó một tí đi. Nước ngập tất nhiên là điện mất và nước uống bị nhiễm độc. May mà tôi đã để sẵn năm bẩy thùng nhựa ở giữa trời hứng nước mưa nên có nước rửa ráy và nấu nướng... nhưng điện mất thì chả làm ăn được con mẹ gì cả. Thằng con liền tháo bình điện của xe tám máy mang vào câu cái TV cầm tay để nghe tin tức và một cái quạt máy nhỏ bằng bàn tay để giảm cơn nóng bức. Bố con kê một bàn "pinic" ở nhà xe, mẹ đĩ mang xôi, duốc và muối vừng ra cả nhà ngồi xúm xít vừa ăn vừa theo dõi tin tức qua cái TV nhỏ xíu đó.

 Mấy người hàng xóm Mỹ thấy vợ chồng con cái tôi nhàn hạ qúa liền bì bõm đến xúm lại coi. Người nọ bảo người kia:

- How the hell can he do that"

Khi đến gần họ trèo lên lớp bao cát ngồi gợi chuyện. Chắc ngửi thấy mùi muối vừng thơm nức khiến có anh cảm thấy đói bụng nên hỏi:

- What do you eat" Smell good ha!

Tôi bảo: "Sesame seed and fried tuna", qủa thực tôi không biết dịch chữ "duốc" qua tiếng Anh bằng chữ gì. Mấy cha ấy hỉnh hỉnh mũi rồi nói: "Not bad ha!" nên bà xã tôi mang một dĩa cơm nếp và một bát muối vừng ra bảo mấy cha ấy ăn thử và chả biết có cảm thấy ngon thật hay không mà họ hít hà nói "good, good" loạn cả lên. Tôi hỏi có ngon hơn "chả giò" không thì họ bảo "A lot better".

Thế rồi mọi người chờ nước rút từng giờ từng ngày nên tạm thời sống với rác rến ễnh ương và muỗi. Hơn một tuần thì nước đã rút bớt. Đang trên đà tái lập cuộc sống bình thường thì TV báo bão Gustav đang tiến vào tiểu bang xuyên từ Đông qua Tây trung tâm tiểu bang nghiã là cũng qua nhà tôi. Vì bão cấp ba hay bốn nên chính quyền quận hạt kêu gọi chuẩn bị "di tản" nếu cần.

Bữa sau thì biểu đồ của bão Gustav ngả xuống phía Nam khiến dân vùng đó xếp hàng ở Home Depot từ hai giờ sáng để chờ chạy vào tiệm vét sạch gỗ, nước uống và máy điện trong vòng một buổi sáng. Thế nhưng bão Gustav cứ ngả xuống dần từng ngày, từng ngày khỏi tiểu bang đi xuyên Cuba qua vịnh Mễ Tây Cơ (Mexico) hướng về New Orlean khiến tôi thở ra nhẹ nhõm nhưng thành phố New Orlean với Katrina như chim đã bị tên nên chuẩn bị di tản lẹ làng.

Bão Gustav còn đang trên đường tới mục tiêu của nó thì từ miền Đông bão Hanna xuất hiện nhưng nó cứ chờn vờn sát dọc theo bờ biển phía Đông khi lên khi xuống, khi vào đất liền khi vọt ra biển khiến người ta lộn ruột. Chưa xong với cái bão tử tiệt Hanna thì bão Ike xuất hiện cũng xuyên qua trung tâm tiểu bang từ phía Đông và có triển vọng cấp ba cấp bốn, tức là gío có thể lên tới gần 150 dặm một giờ. Chưa hết, cuối ngày hôm sau thì các đài TV thông báo theo sau bão Ike còn có bão Josephine bắt đầu với cấp một. Trong cùng một tuần lễ ba trận bão đe doạ tiểu bang với Gustav ở biển phía Tây, Hanna với Ike và Josephine từ biển phía Đông và với truyền thống "crazy hurricane" như Fay không biết nó sẽ quẹo hướng nào trong những ngày sắp tới nên mọi người lại sống trong giây phút phập phồng. Những nhà còn trong cảnh lụt lội thì lắc đầu buông xuôi tay chứ dọn dẹp làm gì để rồi lụt lại đến nữa. Câu hỏi trong đầu tôi là "di tản hay không""

Trong giấy phút bối rối ấy thì vợ chồng lão Kim Jewery và ông bạn "Đường Xưa Lối Cũ" gọi nói như mếu: "Ông ơi có tính di tản không chứ coi bộ kỳ này thê thảm lắm". Tôi nghĩ chạy đi đâu bây giờ vì cái đường kính của bão dài hơn bề ngang tiểu bang thì chạy đâu cho thoát. Nên tôi bảo họ: "Cùng đường rồi chạy đi đâu" Chỉ nhờ trời Phật thôi, tôi không đi đâu cả".

Hết bão thì trở lại lo vụ nước lụt rút chậm. Lo cái gì được nên mọi người xúm lại chửi chính quyền không lo cho dân khiến cho một bà "manager" của một thành phố bật khóc nói: "Qúy vị bỏ phiếu chống tăng thuế nên tôi không có thiền mua máy bơm nước, bây giờ chỉ còn mấy cái bơm cũ thì phải chịu vậy chứ sao""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.