Hôm nay,  

Chuyển Hướng Đối Ngoại?

02/09/200800:00:00(Xem: 10106)

Có phải Việt Nam đang chuyển hướng đối ngoại, bởi vì lo ngại tình hình hậu Thế Vận sẽ có nhiều sóng gió Biển Đông và tình hình phản ứng quốc tế trong cuộc chiến Nga và Georgia có thể khích lệ Trung Quốc lấn bước đối với đất và biển Việt Nam" Có phải sau khi đạo diễn Trương Nghệ Mưu hạ màn bế mạc Thế Vận Bắc Kinh, là tới màn phù thủy Hồ Cẩm Đào khai mạc vở Sóng Gió Thái Bình Dương" Và như thế, Việt Nam cần tiếp cận thân hơn về phía Mỹ" Những câu hỏi tương tự như thế đang được thảo luận bởi những người quan tâm và bởi các nhà dân chủ Việt Nam.

Tình hình lại càng nóng bỏng hơn, khi hiện tượng có vẻ như khiêu khích đang diễn ra ở Biển Đông: Bản tin đài RFA ngày 26-8-2008 kể rằng "nhiều tàu đánh cá của Trung Quốc lảng vảng quanh khu vực mà trước đây công ty BP của Anh thăm dò dầu khí theo hợp đồng với Việt Nam. Nguồn tin được đánh giá là đáng tin cậy nói thêm những tàu này là tàu quân sự vũ trang giả dạng tầu đánh cá, xuất hiện ở vùng Vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tin cũng nói trong số những chiếc đang hoạt động giám sát ở khu vực Vịnh Bắc Bộ, có cả những chiếc trang bị tên lửa tầm ngắn, có thể là loại để chống chiến hạm…"

Tham vọng của Trung Quốc muốn bành trướng ở Biển Đông lúc nào cũng hiển lộ, không cần giấu kín, nhất là trong thời khủng hoảng dầu toàn cầu hiện nay. Nhưng để tới mức độ đưa tàu vũ trang "có cả những chiếc trang bị tên lửa tầm ngắn, có thể là loại để chống chiến hạm…" thì đây là yếu tố mới. Có phải đây là một kiểu hội chứng Georgia, khi Trung Quốc nhìn thấy thế giới hòa dịu với tình hình quân lực Nga không chỉ đẩy lùi quân Georgia ra khỏi vùng ly khai Nam Ossetia mà tràn cả vào các thành phố lớn Georgia, phá hủy nhiều hạ tầng cơ sở"

Chuyện các tàu tình báo hải quân ngụy trang làm tàu đánh cá để vào các vùng biển tranh chấp thăm dò là thường - người ta đã thấy tương tự như ở các vùng biển Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn và Bắc Hàn. Thậm chí, trong thời kỳ chiến tranh, người nhái xâm nhập vùng biển địch để bắt cóc, phá hoại là chuyện đã xảy ra trong Cuộc Chiến VN và Triều Tiên. Nhưng yếu tố tàu cá mang theo "tên lửa tầm ngắn" mới là đáng ngại. Vì như thế, có vẻ như chấp nhận sẵn sàng nổ lớn"

Bởi vì các xô xát nhỏ thường thì phía VN chịu nhịn một chút, nhưng khi liên hệ tới quyền lợi lớn của dân tộc, chắc chắn tin được là phải có xô xát. Như trường hợp tàu Trung Quốc bắn vào ngư dân Việt ở Thanh Hóa, rồi Hà Nội cũng bỏ qua, bất kể dư luận quốc nội phẫn nộ. Nhưng cũng xảy ra trường hợp có vẻ như kiểu cảnh cáo từ phía VN. Thí dụ, như báo Lao Động ngày 18-1-2008 ghi về trường hợp mà Bắc Kinh từng gọi là "tàu vũ trang Việt Nam tấn công tàu cá Trung Quốc" ở khu vực cách đảo Bạch Long Vỹ về phía tây nam 32 hải lý, lúc đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói "ngày 7.1, tàu cá tỉnh Hải Nam đang tác nghiệp bình thường tại vùng đánh cá chung trên vịnh Bắc Bộ thì bị tàu có vũ trang của Việt Nam cướp, gây tổn thất về kinh tế." Tất nhiên là phát ngôn nhân Lê Dũng bên phía VN giải thích rằng, đó chỉ là "Theo kết quả điều tra ban đầu, chúng tôi được biết ngày 7.1.2008, tại khu vực cách đảo Bạch Long Vỹ về phía tây nam 32 hải lý (phía tây đường phân định 3 hải lý) đã xảy ra va chạm giữa 4 tàu cá Trung Quốc và 3 tàu cá của Việt Nam do càng kéo lưới mắc vào nhau. Sau khi ngư dân tự gỡ và thu lưới, các tàu cá này đã trở lại đánh cá bình thường. Hoàn toàn không có tàu vũ trang của Việt Nam tấn công tàu cá Trung Quốc. Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục điều tra vụ việc này và đã đề nghị phía Trung Quốc cung cấp thêm thông tin để có cơ sở xác minh." (hết trích)

Như thế, thấy rõ trước sau gì căng thẳng cũng tăng cường độ. Và bây giờ, sau khi CSTQ kết thúc Thế Vận Bắc Kinh 2008, có phải là sắp tới màn pháo bông Biển Đông" Nhiều nhà phân tích thực sự lo ngại như thế.

Nhà bình luận Trần Bình Nam trong khi trả lời cuộc phỏng vấn của Việt Hùng, phóng viên đài RFA, về câu hỏi "Việt Nam đang chuyển hướng chính sách đối ngoại"" tuần qua, đối với tình hình "Mới đây trong một tuyên bố phát đi từ Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng cho rằng khu vực lãnh hải mà Việt Nam đang hợp tác với BP và Exxon Mobil là thuộc chủ quyền Việt Nam, trong khi Bắc Kinh cho rằng, đó là vùng biển đang có tranh chấp về chủ quyền," đã nhận định rằng:

"…Ghi nhận việc này tôi thấy có một sự chuyển hướng trong chính sách của chính quyền Việt Nam hay nói cách khác là của đảng Cộng sản Việt Nam.

Nếu theo dõi các sự kiện có thể thấy sự thay đổi này bắt đầu từ Đại hội 10 đảng CSVN vào năm 2006, rồi cuối năm đó có sự thăm viếng của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush sang Hà Nội, rồi gần đây ông Nông Đức Mạnh đi thăm Bắc Kinh. Có lẽ có sự căng thẳng nào đó cho nên hai bên Việt Nam - Trung Quốc đã đồng ý lập đường dây nóng Bắc Kinh - Hà Nội.

Rồi gần đây nhất là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Tấn Dũng và qua chuyến đi này như chúng ta thấy Việt Nam - Hoa Kỳ đã có một bản thông cáo chung với lời lẽ rất rõ ràng, xác định quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là một quan hệ chính trị liên quan đến chiến lược an ninh, quốc phòng và để khẳng định sự ủng hộ của chính quyền Hoa Kỳ đối với chủ quyền quốc gia và an toàn lãnh thổ của Việt Nam.

Trở lại câu hỏi của ông, tôi thấy lời tuyên bố của ông Vũ Dũng là một dấu hiệu rất rõ ràng, có một sự thay đổi hướng chiến lược của chính quyền Việt Nam trong việc bảo vệ lãnh thổ.

Việt Hùng: Câu hỏi được đặt ra, nguyên do nào mà Hà Nội lại chọn thời điểm này để tuyên bố"

Ông Trần Bình Nam: Trong thời gian diễn ra Olympic Bắc Kinh 2008 thì Trung Quốc sẽ im lặng và không có hành động gì cả, nhưng sau Olympic thì thế nào Trung Quốc cũng sẽ bắt đầu thi hành những đường hướng của mình. Đường hướng này là làm thế nào giành được quyền lợi trên biển đông, bởi vì trên biển đông hiện đang hứa hẹn có nhiều dầu khí.

Sự tranh chấp này đã ngấm ngầm từ lâu và Việt Nam cũng bắt đầu thay đổi thái độ vì vậy cho nên mọi người đều chờ đợi sau Thế vận hội Bắc Kinh thế nào cũng có diễn biến mới. Vấn đề ở chỗ không bên này nêu ra thì bên kia cũng sẽ nêu ra. Và thời gian tới thế nào cũng có những chuyển biến chính trị quan trọng ở biển đông.

Chính sách của Mỹ và Trung Quốc"

Việt Hùng: Theo những dấu hiệu cho thấy, một số tàu đánh cá của Trung Quốc có trang bị võ trang vãng lai quanh khu vực mà trước đây hãng BP của Anh quốc vì áp lực của Trung Quốc mà phải rút lui khỏi những hợp tác với Việt Nam. Rồi mới đây với lời tuyên bố của ông Michael Michalak vào hôm 20-08 tại Hà Nội là "Washington không muốn một ai can thiệp vào những doanh vụ của các công ty Mỹ đang thực hiện các hợp đồng thương mại", ông nhìn vấn đề ra sao"

Ông Trần Bình Nam: Tôi nghĩ lời tuyên bố của ông Đại  sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam là để hỗ trợ cho lời tuyên bố tháng trước của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã nói sự làm ăn của hãng Exxon Mobil tại Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp.

Trong lần này ông Michael Michalak tuyên bố rõ ràng hơn và có tính cách gọi là dằn mặt hơn là Hoa Kỳ không muốn thấy ai can thiệp vào công việc làm ăn của các công ty Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tôi thấy đây là thái độ yểm trợ Exxon Mobil, những cũng có thể nói đây là một sự gián tiếp ủng hộ những động thái của chính quyền Việt Nam và đồng thời cũng là hành động nhắn nhủ Trung Quốc cần phải thận trọng trong những hành động của họ…" (hết trích)

Tất nhiên là Việt Nam cần dựa vào Hoa Kỳ để kình chống các thủ đoạn hung hiểm của đàn anh Phương Bắc. Chỗ này không cần thắc mắc gì nhiều, cứ thử làm một cuộc thăm dò ý kiến tự do, hay trưng cầu ý kiến tự do, hỏi ý toàn dân về mức khả tín đối với Mỹ và đối với Trung Quốc, sẽ thấy rằng dân Việt mình tin vào Mỹ hơn là tin vào Trung Quốc. Hay cứ thử điện thoại cho vài thân hữu mà bạn có ở VN cũng thấy. Chúng ta không có con số chính thức nào nơi đây, vì nhà nước CSVN cấm ngặt mọi cuộc trưng cầu ý kiến từ khi lên cầm quyền. Nhưng đọc các bài viết trên các blogs từ tuổi trẻ VN, từ cả các báo chính thức nhà nước Hà Nội, về nỗi nhục khi ngư dân bị ức hiếp ở Biển Đông, về nỗi lo bị sáp nhập như Tây Tạng và Tân Cương… chúng ta đều tin rằng hảo cảm đang đặt ở Hoa Kỳ. Dù thực tế, lửa xa không cứu nổi lửa gần, nhưng các quan tâm về tìm bạn phương xa để kình chống hiểm họa kề bên vẫn luôn được nêu lên.

Do vậy, câu hỏi "Việt Nam có nên dựa vào Mỹ để đối phó với Trung Quốc"" đã được Trường Văn, phóng viên đài RFA, nêu lên trong chương trình ngày 23-8-2008, và Giáo sư Tiến sĩ Tạ Văn Tài hiện là Luật sư tại bang Massachusetts trả lời như sau:

"…Cái sự tiên liệu là Việt Nam chỉ phản đối suôn hay là dám dùng quân sự chống đối lại sự xâm lấn của hải quân Trung Quốc hay không, đó là sự tiên liệu ý định quyết chiến của các nhà chiến lược quân sự Việt Nam và của cả nhân dân Việt Nam.

Của cả nhân dân Việt Nam thì tôi thấy có lẽ là quyết chiến đấy, nhưng mà của Bộ Tổng Tham Mưu và của Chính Trị Bộ thì cái đó cũng còn khó vì thế này, khó ngay cả đối với người đối lập tức là Trung Quốc.(…)

…Tiếp theo đó là các cuộc đối thoại về quốc phòng, chiến lược và an ninh mà Mỹ mới đây yêu cầu Việt Nam thực hiện cũng với Việt Nam thì tôi thấy rằng có lẽ Việt Nam sẽ cứng rắn nếu có sự tiếp tay của Hạm Đội 7 của Mỹ trong vấn đề bảo vệ, bởi vì phản công nếu có phải thực hiện trong vòng 3 tiếng đồng hồ mới được, và nếu mà có sự cương quyết về lời nói và những sắp xếp quân sự như vậy, tôi nghĩ có lẽ Trung Quốc cũng không dám nổ súng đâu." (hết trích)

Nhưng, Hạm Đội 7 Hoa Kỳ có sẵn sàng tiếp tay VN trong vòng 3 tiếng đồng hồ hay không" Hay là cần thỏa ước và điều kiện nào" Và các nhà hoạt động dân chủ quốc nội đang suy nghĩ ra sao"

 Tạp chí Tổ Quốc (http://to-quoc.net), phát hành trên mạng, với chủ nhiệm là Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng đang cư ngụ ở Hà Nội, nêu vấn đề ngay trong "Thư Tòa Soạn" của Ban Biên Tập trên số báo thứ 48, ấn bản ngày 1-9-2008, trích:

  "…Một thí dụ cụ thể là ngay trong lúc này nước cộng hòa nhỏ bé Georgia đang rất cần sự can thiệp của các cường quốc dân chủ trước hành vi xâm lược của Nga. Chính Việt Nam cũng đang cần một quan tâm tích cực của các cường quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ, trong cố gắng tìm kiếm một giải pháp thỏa đáng với Trung Quốc về những tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải." (hết trích)

Nêu vấn đề như thế từ giữa Hà Nội có nghĩa là nỗi lo về áp lực Trung Quốc đã quá lớn. Quan điểm như thế cũng đã thấy hiển lộ từ các bài viết trước kia, đặc biệt là các bài của Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang. Như bài nhan đề "Nguy Cơ Lê Chiêu Thống Hiện Đại," đề ngày 16-6-2008, Tiến Sĩ đã viết:

"…Bây giờ, vận mệnh dân tộc sẽ ra sao nếu phe phản động chế ngự được phe cấp tiến"  Không, nhất định không thể để như vậy. Hãy sáng suốt kíp thời nhìn nhận cho rõ và quyết tâm ngăn chặn bọn này.

Đã thấp thoáng bóng Lê Chiêu Thống hiện đại. Đất nước có nguy cơ lại rơi vào vòng đô hộ của một ngoại bang tồi tệ hơn tất cả các ngoại bang trong thế kỷ qua.

Tôi xin khẩn thiết cảnh báo và tha thiết kêu gọi." (hết trích)

Lời khẩn thiết cảnh báo của Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang đã gửi lên mạng, và hai tháng sau đã thấy lấp ló tàu chiến Trung Quốc ngụy trang tàu cá lảng vảng ở Biển Đông. Có phải Bộ Chính Trị CSVN đang chia làm hai khuynh hướng, và trong đó có một phe muốn bật đèn xanh cho tàu chiến TQ vào trấn đóng Biển Đông hay không"

Như thế, chuyển hướng đối ngoại có thực hiện nổi hay không" Hay là lại phải lùi thêm một bước, để chờ mất thêm một ngọn núi Lão Sơn và bị gặm thêm nửa thác Bản Giốc rồi mới tỉnh ngộ" Đúng như lời Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang đã nói, nguy cơ này đang thấy hiển lộ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.