Hôm nay,  

Tội Ác: Vụ Án Cô Bé Cưỡi Ngựa

28/04/200800:00:00(Xem: 3085)

Phần tư thế kỷ trước, tại vùng Leicester, Anh quốc, đã xảy ra một vụ án mạng rùng rợn mà nạn nhân là  bé Gillian Attkins, 14 tuổi, đã bị hiếp và bị giết một cách dã man. Chỉ hai ngày sau tuần nghỉ lễ Phục Sinh năm 1983, Gillian Attkins, 14 tuổi, đã viết những dòng chữ cuối cùng trong cuốn nhật ký Pony club của bé, một cuốn nhật ký mà bé chuyên viết những chuyện riêng tư và thần kính nhất của mình. Đây sẽ là những dòng tâm sự cuối cùng của bé Gillian. Chỉ hai mươi bốn giờ sau, bé đã mất mạng, đầu bé bị đập nát, trong một vụ giết người tàn bạo, dã man, và thi thể bé bị quẳng đi như một tấm giẻ rách, cách ngôi nhà êm ấm không đầy một cây số, nơi cha mẹ đang lo lắng chờ bé trở về.
Dòng nhật ký cuối cùng vào ngày thứ Tư 12 tháng Tư năm 1983 có lẽ là những dòng nhật ký điển hình của một cô bé ở vào tuổi dậy thì, bắt đầu biết mơ mộng đến chuyện tình ái, và bắt đầu có những mối tình vụng dại: "Đến trung tâm giải trí gặp John... John mời mình chơi polo... Tabs. Mình nghĩ rằng John thích mình..." Hai ngày trước đó, ngay sau khi tuần nghỉ lễ chấm dứt, bé viết: "Ngày tựu trường lại đến, rõ thật chán! Mình không muốn đến trường chút xíu nào... Viết tên John trên cánh tay. Bây giờ Gill không thể cùng John đi chơi được nữa rồi, buồn quá."
Một bạn học đã nhìn thấy Gillian dùng mũi nhọn của một cây compas, thường xài trong giờ hình học, vạch tên John vào cánh tay bé. Không có ai trong nhóm bạn học của Gillian biết John là ai.

BÉ GILLIAN ĐẾN THĂM MẤY CON NGỰA NHỎ

Thứ Năm 14/4/1983 là một ngày bình thường như mọi ngày đối với bé Gillian. Môn học cuối cùng mà bé học vào buổi chiều đầu xuân đầy nắng ấm hôm đó là môn toán. Lớp học kết thúc vào lúc 4 giờ 30 chiều, và Gillian rời lớp cùng chúng bạn.
Gillian quyết định đến thăm hai con ngựa con của mình và cưỡi chúng khoảng một hai tiếng đồng hồ gì đó. Một cô bé bạn cùng lớp với Gillian cho biết, cô trông thấy Gillian cưỡi một con ngựa của bé, có tên là Mr Rupert, lúc 5 giờ chiều. Việc khác lạ duy nhất xảy ra là thay vì dắt ngựa đi vòng một lúc cho ấm, Gillian nhảy vội lên lưng ngựa chạy nước kiệu băng đồng rồi quay trở về tháo yên cương ngay. Các bạn của Gillian đều khen là Gillian khéo chăm sóc ngựa mình, nên chúng lúc nào trông cũng sạch sẽ và khỏe mạnh. Sau đó Gillian leo lên xe đạp chạy đến một chuồng ngựa ở gần đấy để cưỡi chú ngựa Kendory.
Cuối cùng, bé Gillian trở về nhà ở đường Brownhow Drive, ăn một tô xà lách, ngồi xem chương trình ti vi rất được giới trẻ ưa chuộng là Top Of The Pops (Những Bản Nhạc Trẻ Hay Nhất) sau đó rời nhà đi mua đồ lặt vặt. Em đi không đầy một cây số đến một tiệm tạp hóa địa phương. Lúc ấy vào khoảng 7 giờ 45 chiều. Và đó cũng là lần cuối cùng cha mẹ bé là ông Arnold và bà Elaine Atkins, nhìn thấy con gái mình còn sống sót. Khi đó trời vẫn còn sáng rõ. Trong ngôi làng êm đềm và an toàn như Market Deeping ở phía nam Lincolnshire, không ai nghĩ đến việc đi ra ngoài đường vào lúc trời còn sáng rõ như thế mà có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Khi trời bắt đầu tối chưa thấy đứa con gái về nhà, cha mẹ bé mỗi lúc một cảm thấy lo lắng. Đến 9 giờ 45 tối, hai vợ chồng hoảng sợ, bắt đầu chạy đi tìm con. Tìm mãi không thấy, đến 10 giờ 45 tối, tin rằng có chuyện chẳng lành xảy ra, ông Arnold Atkins đến báo cảnh sát. Đến 11 giờ 20 tối, tất cả các nhân viên công lực đang làm việc đều nhận được điện báo mô tả hình dạng cô bé bị mất tích.
Khi có một vụ em bé bị mất tích xảy ra, cảnh sát luôn luôn rất quan tâm, chú ý. Nhưng trước hết họ thường phán đoán sơ khởi xem vụ mất tích ấy có thật sự nghiêm trọng không, bằng cách hỏi thăm để biết trước kia người bị mất tích có từng bỏ nhà đi không, hoặc khi đi có cãi vã gì với người trong nhà không" Trong trường hợp bé Gillian, những việc trên không hề xảy ra, trái lại, trước khi đi, bé còn dặn lại: "Mua đồ xong con sẽ về ngay...". Vì thế cảnh sát lập tức báo động khẩn cấp.

NHỮNG CUỘC ĐIỀU TRA KHẨN CẤP

Ngày hôm sau, khi trời vừa hừng sáng, cảnh sát đã tổ chức săn lùng, tìm kiếm trong vùng chung quanh làng Market Deeping. Vì cuộc tìm kiếm và gõ cửa thăm hỏi suốt đêm không đem lại kết quả, nên cảnh sát dùng đến chó săn để đánh hơi tìm kiếm.
Hoạt động tìm kiếm trong đêm ấy bao gồm cả việc thẩm vấn một đoàn xiếc rong vừa sắp rời khỏi làng. Nhưng những cuộc điều tra tức thời ấy không đem lại kết quả gì, và cảnh sát cùng cha mẹ bé ngày một trở nên lo lắng hơn.
Cảnh sát buộc lòng thông báo với giới truyền thông, vì vậy đến sáng ngày thứ Sáu, họ đã tiết lộ tên tuổi cùng hình ảnh bé Gillian Atkins cho mọi người được rõ, và nhờ công chúng cung cấp thêm tin tức. Suốt ngày hôm đó, bầu không khí trở nên căng thẳng khi cảnh sát không nhận được một tin tức gì và việc lùng sục vẫn không có kết quả. Mỗi lúc mỗi có nhiều cảnh sát được đưa đến giúp sức và các người nhái của đội cứu hỏa được phái đến lặn tìm xác bé dưới lòng sông Welland chạy ngang làng. Vì báo chí rất chú ý đến vụ án này và công bố chi tiết  rất rộng rãi, có nhiều người báo là có nhìn thấy bé Gillian. Mỗi lần như vậy, cảnh sát lại phải đến điều tra hư thực.
Các cuộc điều tra lúc ban đầu cho thấy, có hai người bạn của Gillian nhìn thấy em đi gần quán Bell Inn trên đường Bridge Street lúc 9 giờ chiều, chỉ một giờ sau khi em mua mấy bịch khoai tây chiên dòn ở tiệm tạp hóa. Lúc ấy Gillian đi một mình. Nhưng nỗi lo sợ của mọi người đã trở thành sự thật chỉ hai tiếng đồng hồ sau khi bé Gillian mất tích.
Vào lúc bốn giờ chiều ngày thứ Sáu, ông Eric Butterworth, một giám đốc công ty điện toán, trở về nhà sau giờ làm việc. Nhà của ông tọa lạc trên đường Church Street, làng Market Deeping. Ngày thứ Sáu là một ngày đầu xuân thật tốt trời, bầu không khí thật trong lành và vầng thái dương tỏa ánh nắng thật êm dịu, ấm áp. Vì vậy, ông không hề ngạc nhiên khi nhìn ra sau vườn thấy cảnh một cô gái nằm tắm nắng giữa những tàng cây ăn trái trong khu vườn của ông. Ông nghĩ đó là cô con gái của ông bạn hàng xóm mò qua nằm sưởi nắng.
Khi gọi mãi mà không nghe cô bé trả lời, ông bước đến gần thì mới phát hiện đây là xác của một cô gái trẻ, còn mặc đầy đủ quần áo. Ông vội vã gọi điện thoại đến báo cảnh sát. Kết quả, cuộc săn lùng một cô bé bị mất tích đã biến thành cuộc điều tra án mạng.

KHÁM XÉT QUANH PHẠM TRƯỜNG

Tức khắc ngay sau khi nghe tin, ông Ray Moyses, chánh thanh tra cảnh sát cầm đầu đội điều tra án mạng vùng Lincolnshire đã ra lệnh tăng cường thêm thám tử vào đội điều tra. Ông cũng ra lệnh các cảnh sát viên mặc đồng phục phải túc trực sẵn sàng để tiến hành một cuộc khám xét thật chi tiết sau khi các chuyên viên tội phạm hình sự đã làm việc xong vào tối hôm đó. Khu vực quanh nơi tìm thấy xác bé Gillian được rào lại và canh gác kỹ lưỡng để cảnh sát có thời giờ khám xét thật tỉ mỉ.
Chỉ trong vòng vài giờ, có đến 200 cảnh sát hiện diện và bác sĩ Peter Andrew được trung ương phái tới khám xác ngay tại phạm trường. Sau cuộc khám nghiệm sơ khởi, xác của bé Gillian được đưa về bệnh viện Peterborough Hospital để bác sĩ Andrew giải phẫu truy tìm nguyên nhân cái chết.
Mặc dầu bác sĩ Andrew có thể xác định ngay trong cuộc khám nghiệm sơ khởi là bé Gillian bị chết vì xương sọ bị dập nát, máu chảy quá nhiều và bị chết ngay tức thời bởi chấn động sọ não, nhưng ông vẫn tiến hành cuộc giải phẫu khám nghiệm tử thi thật kỹ lưỡng, không bỏ sót một chi tiết nào. Ông cắt để dành một số mẫu để khám xét chi tiết hơn sau này và báo cho cảnh sát biết kết quả sơ khởi, một kết quả mà ai cũng có thể tự đoán ra: bé Gillian đã bị giết thật dã man, và đã chết gần như tức thời vì vậy không phải chịu đựng sự đau đớn nhiều lắm.
Trước khi cuộc giảo nghiệm tử thi hoàn tất, chánh thanh tra thám tử Moyses đã phân phối công việc điều tra thật minh bạch cho đội của ông. Mặc dầu đến sáng mới có kết quả chính thức, nhưng ông muốn biết dân làng địa phương nói gì, nghĩ gì về vụ án mạng này. Vì ông biết, bất cứ tin đồn đại gì, bất cứ tin tức nhỏ nhặt gì đều có thể cung cấp cho ông một đầu mối để phăng lần ra thủ phạm. Vấn đề chuyển hóa tin đồn đãi thành bằng chứng có thể đứng vững được trước tòa án sẽ tiến hành sau.
Ông ra lệnh cho một đội cảnh sát làm việc suốt đêm soạn thảo và in một bảng điều tra chứa đầy những câu hỏi thật chi tiết, để đến sáng ngày thứ Bẩy hôm sau, sẽ đi gõ cửa từng nhà phỏng vấn.
Riêng Moyses cùng một đội khác, bao gồm các cảnh sát viên và thám tử có kinh nghiệm, họp bàn suốt đêm, để soạn thảo kế hoạch điều tra một vụ án mà họ tin chắc sẽ giải quyết xong trong một thời gian ngắn. Nhưng họ còn có quá ít bằng chứng. Cả làng Market Deepping đang chìm đắm trong niềm kinh hãi vì dân làng biết có một tên giết trẻ em tàn bạo đang hoạt động trong vùng. Mọi người dân làng, nhất là các bậc phụ mẫu đều thành tâm khấn nguyện làm sao cho cảnh sát sớm thành công trong việc điều tra ra thủ phạm.

TRUY TÌM TANG CHỨNG

Cuộc khám nghiệm phạm trường chỉ tìm thấy một vết giầy có đế hình gợn sóng đứng gần thi thể bé Gillian và một dấu giầy tương tự trên đường Church Lane chạy dọc cuối vườn cây ăn trái, ngoài những vết giầy ra, cảnh sát không tìm thấy bằng chứng gì khác nữa. Họ không hề tìm thấy vũ khí giết người, và các chuyên gia pháp y chỉ có thể đoán là vật này phải rất nặng và thô. Cuộc khám xét chi tiết chung quanh phạm trường, cũng như cuộc lặn lội mò tìm dưới dòng sông Welland cũng không phát hiện ra một tang chứng cỏn con nào. Lúc ấy cảnh sát giấu không báo cho công chúng biết, nhưng bác sĩ pháp y khám nghiệm thi thể của bé Gillian đã xác minh rõ, bé bị hiếp trước hoặc sau khi bị đập vỡ đầu.
Vào ngày 18/4/1983, cha của Gillian tuy vẫn còn rất đau khổ vì cái chết của đứa con gái thân yêu và phải uống thuốc an thần để trấn tĩnh, đã lên tiếng kêu gọi mọi người giúp đỡ: "Tôi không muốn bất cứ bậc phụ huynh nào phải trải qua những sự đau đớn như hai vợ chồng tôi, vì vậy tôi khẩn thiết yêu cầu bất cứ ai có tin tức gì về cái chết của con gái tôi hãy ra báo cáo với cảnh sát".
Chỉ một tuần sau khi vụ án xảy ra, cảnh sát đã thẩm vấn hơn 12,000 người, gõ cửa hỏi thăm 3,000 căn nhà trong vùng, nhưng vẫn chưa bắt được một ai có liên quan đến vụ án.
Tuy nhiên, một số nhân viên điều tra có nghi ngờ một người, và họ tìm cách chứng minh tội lỗi của người này.
Có một thiếu niên 16 tuổi được nhà chức trách giấu tên, đã "tận tình cộng tác" với cảnh sát trong cuộc điều tra và được thẩm vấn rất nhiều lần, lần nào cảnh sát cũng yêu cầu cậu thanh niên này hãy nhận tội đã giết cô bé Gillian. Lý do cảnh sát nghi ngờ cậu thanh niên này là vì: cậu đã đạp xe đạp đi khỏi nhà sau khi người ta nhìn thấy bé Gillian lần cuối cùng; cậu quen biết Gillian; không ai có thể làm chứng đã thấy cậu ở một nơi khác lúc vụ án xảy ra; cậu tỏ ra rất kiêu hãnh, ngạo mạn; một phần của những lời khai của cậu bị chứng minh là giả dối; và có lẽ đáng nghi ngờ nhất là, tiểu sử của cậu cho thấy cậu từng có hành vi cử chỉ bạo hành đối với súc vật cũng như con người.
Nhưng cậu nhất định bảo mình là người vô tội, và sẵn sàng cung cấp tinh dịch của mình để cảnh sát thử nghiệm, so sánh. Kết quả, những tinh trùng lấy được trong người bé Gillian khác hẳn tinh trùng của cậu thiếu niên, và tên của cậu được gạch bỏ trong bảng danh sách những kẻ bị tình nghi.
Sau đó, cảnh sát quyết định tập trung vụ điều tra vào một người dân địa phương khác, mà họ biết khá rõ. Người này là một công nhân xây dựng. Khi vụ án xảy ra, người công nhân đang làm thợ xây tường tại một ngôi nhà đang xây dở dang phía bên kia sông Welland, đối diện với ngôi nhà trên đường Church street, nơi người chủ nhà đã khám phá ra xác bé Gillan. Tên của người công nhân này là Robert John France.

LỜI KHAI CỦA ROBERT JOHN FRANCE

Vào này 25/4/1983, cảnh sát lấy khẩu cung của Robert John France. France khai vào ngày 25 tháng Tư, y đã làm việc tại ngôi nhà ấy từ sáng sớm đến giờ ăn trưa. Buổi trưa em rể của France đem xe chở France đến trạm cảnh sát, vì France đang tại ngoại hầu tra một vụ án, cần trình diện cảnh sát mỗi ngày. France đang chờ ngày ra tòa để trả lời về một vụ trộm cắp. Quan tòa còn ra lệnh giới nghiêm đối với France trong thời gian này, là không được ra đường sau 7 giờ 30 chiều.
France khai là sau khi trình diện cảnh sát, y đã trở về ngôi nhà đang xây dang giở để tiếp tục làm việc, cho đến chiều thì gọi điện thoại nhờ thằng em rể chở về, vài phút trước 7 giờ 30 chiều cùng ngày. Ngoài cái quần Jean và áo sơ mi, France còn đội một cái nón len màu xanh lá cây, xanh dương và trắng.
Theo các thám tử, một người đàn ông đội mũ len màu xanh và trắng đã liên tiếp xuất hiện nhiều lần trong quá trình điều tra vụ án. Lời mô tả cách ăn mặc của France thì giống hệt như hình dạng của người đàn ông mà người ta nhìn thấy đã nói chuyện với các em nữ sinh của trường Deepings Conprehensive School vào ngày hôm ấy. Người ta còn nhìn thấy một người đàn ông ăn mặc giống y như vậy lảng vảng trên đường Church Land, là con đường chạy bọc phía sau khu vườn nơi người ta khám phá ra xác bé Gillian, cả vào ngày xảy ra vụ án lẫn nhiều lần trước đó.
Đầu óc của Moyses bắt đầu bị ám ảnh bởi khẩu cung của France. Người ta còn tìm thấy sự mâu thuẫn trong lời khai của France về thời gian hắn về đến nhà nơi hắn ở cùng với chị và thằng em rể vào đêm xảy ra vụ án. Bằng chứng mà France đưa ra cho thấy lúc xảy ra án mạng hắn đang có mặt ở nơi khác thì lại không vững chắc chút nào.
Rõ ràng trường hợp của France đáng được điều tra  tường tận hơn. Chỉ ba tuần sau cái chết của Gillian, cảnh sát bắt giữ hai người đàn ông, với tội danh là nghi can trong vụ án bé Gillian. Một người là Robert John France, người kia chính là em rể của France, người đã chở France về nhà từ Market Deeping vào đêm bé Gillian bị mất tích.

THIẾU BẰNG CHỨNG  ĐỂ BUỘC TỘI

Vào thời ấy, vì kỹ thuật nhận dạng qua phương pháp so sánh sự tương đồng của chất di truyền DNA còn chưa được phát triển toàn hảo, để có thể chứng minh chắc chắn là vào ngày xảy ra vụ án, John France và bé Gillian có ở gần nhau. Vì vậy, trong khi còn chưa tìm ra vũ khí giết người, các chuyên gia pháp y chỉ có thể đưa ra lời nhận xét sơ khởi là dựa vào máu và tinh dịch lấy được trong người bé Gillian và của France, có thể cả hai mẫu tinh dịch đều có cùng một nguồn.
Nhưng trong một cuộc thẩm vấn vào ngày thứ Hai 2/5/1983 với thượng sĩ Barry Kirk và thanh tra thám tử John Walkley, người sau này đã viết một cuốn sách nổi tiếng dạy cách thẩm vấn sao cho có hiệu quả, thì Robert John France đã thú nhận là có gặp và dùng một khúc gỗ đập đầu bé Gilian. Hắn tiết lộ: "Tôi không hề có ý định làm hại hoặc giết cô bé. Tôi ước gì Gillian vẫn còn sống".
John France bị bắt và bị buộc tội cố sát. Nhưng sau dó, mặc dù hắn đã thú tội trong khẩu cung trước mặt cảnh sát, luật sự biện hộ của France rất ngạc nhiên khi ông nhận được một bức thư nặc danh trong khi thân chủ của ông đang nằm trong tù chờ ngày ra tòa xét xử. Nội dung bức thư như sau: "Ông France không phải là thủ phạm giết cô bé ấy vào ngày 14/4/83. Khi ấy tôi nhìn thấy ông ta và một người đàn bà khác đang làm tình trong khu vườn. Tôi muốn mọi người biết rằng ông France không có trách nghiệm gì trong cái chết của cô bé. Còn tôi bị vụ án này ám ảnh mãi, và lương tâm tôi rất cắn rứt khi biết một người vô tội bị hàm oan vì hành động điên rồ trong lúc nhất thời của tôi. Tôi xin ông France hãy thứ lỗi cho tôi vì những gì tôi đã làm. Bây giờ tôi muốn chỉ rõ cho các ông biết tôi đã giấu viên gạch ở đâu cho xong việc. Tôi giấu nó trong một ngôi nhà cũ nằm ở cuối con đường gần nơi người ta tìm thấy xác cô bé. Tôi giấu nó dưới vài cục gạch. Tôi có vẽ một sơ đồ kèm theo đây. Tôi nghĩ rằng tòa nhà cũ này trước kia là một ngôi nhà thờ".

MỘT VIÊN GẠCH ĐẪM MÁU

Quả thực người ta tìm thấy trong phong bì tấm sơ đồ chỉ nơi giấu viên gạch. Vị trạng sư biện hộ tức thời gọi đến báo cảnh sát, và nhà chức trách tìm thấy một viên gạch thấm đầy máu như đã mô tả trong thư.
Bức thư được đưa đi giảo nghiệm, và nét chữ trong thư được đem so sánh với nét chữ của France. Một lần nữa, các chuyên gia không thể khẳng định một cách chắc chắn là có phải hai nét chữ đều do cùng một người viết hay không. Nhưng may mắn là vị cảnh sát chuyên ngành dấu tay của sở cảnh sát Lincolnshire là ông John Jay khám phá ra phần nhỏ của một dấu tay nằm trên bức thư. Ông tìm thấy tám điểm trùng hợp cho thấy dấu tay này trùng lập với dấu tay của France.
Mặc dầu đối với đa số chuyên gia dấu tay, 8 điểm trùng lập là đủ để kết luận hai dấu tay là của cùng một người, nhưng đối với tòa án Anh Quốc, họ chỉ chấp nhận bằng chứng dấu tay là đáng tin cậy nếu có ít nhất 16 điểm giống nhau trong hai dấu tay. Vì vậy John Jay liền đưa bức thư đến phòng thí nghiệm pháp y Huntingdon ở Cambridgeshire nhờ giúp đỡ.
Tại đây, các nhà khoa học chuyên ngành pháp y đã sáng chế ra một kỹ thuật mới có thể làm rõ nét dấu tay bị mờ một cách dễ dàng, bằng cách dùng tia laser và máy điện toán. Chỉ vài ngày sau khi nhận được bức thơ, dùng kỹ thuật tân kỳ ấy, họ khám phá thêm tám điểm trùng hợp nữa, vừa đủ để đáp ứng yêu cầu của luật bằng chứng dấu tay trước tòa.
Nhờ vậy, bức thư đã cung cấp một bằng chứng quan trọng nhất trong việc buộc tội France, vì nó giúp cảnh sát tìm ra vũ khí giết người là viên gạch, và nó mặc nhiên xác nhận tinh dịch tìm thấy trong người của bé Gillian chính là của France (vì nó mô tả hai người làm tình).
Còn việc làm cách nào France có thể gửi thư trong khi còn đang nằm trong tù chờ lãnh án cũng bị cảnh sát khám phá ra dễ dàng: chính mẹ France trong khi thăm nuôi đã lén nhận thư và đem ra ngoài gửi đi giúp con.
Vào ngày 23 tháng 12 tại tòa Leicester Crown Court, mọi người được biết France đã bị ra tù vào khám nhiều lần kể từ năm 1960, lúc mới lên mười. Hắn đã bị buộc tội trộm cắp và đào tường khoét vách vào nhà lấy đồ một cách bất hợp pháp không biết bao nhiêu lần mà kể.
Cho đến ngày 14/4/1983, chỉ năm ngày trước ngày sinh nhật 27 tuổi của hắn, hắn đã ra tay giết chết một cô bé ngây thơ, vô tội một cách thật tàn bạo.
Khi chánh án Peter Pain tuyên án tù chung thân, hắn chỉ ngồi mỉm cười, và như tường thuật trên nhật báo Daily Mail: "Không hề có lời hối lỗi, hoặc tỏ ra bị lương tâm cắn rứt một chút nào".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.